Nếu hiểu được bản chất và nguyên nhân tồn tại của nó, chúng ta sẽ không còn lo lắng vì thị trường thường xuyên đi ngang nữa. Ngược lại, trạng thái Sideway của thị trường còn cho chúng ta thời gian thích hợp để giao dịch.

Chúng ta hay nhầm giữa thị trường Sideway và thị trường Choppy. Để tìm hiểu chúng ta cần làm rõ hai khái niệm này là gì từ đó mới rút ra được kết luận có nên đầu tư hay không?

Thị trường Sideway là gì?

Thị trường Sideway hay còn gọi là Thị trường đi ngang là thị trường mà trong đó giá không thể phá vỡ một đỉnh hay một đáy nào đó. Đỉnh đóng vai trò là một mức kháng cự chính và giá dường như không thể vượt qua. Tương tự, đáy đóng vai trò là mức hỗ trợ chính và giá cũng không thể phá vỡ. Thị trường lúc này được xem là đang đi ngang hay còn gọi là sideway market.

Thị trường Choppy là gì?

Thị trường Choppy hay còn gọi là Thị trường chao đảo có nghĩa là mức giá thay đổi lên và xuống không đáng kể cũng như không mang lại kết quả gì đối với toàn bộ tình hình biến động giá cả. Đây cũng là thị trường khó chịu nhất đối với những người đầu tư Bitcoin nói riêng hay tiền điện tử nói chung.

Thị trường Sideway (thị trường đi ngang) là gì?

Xem thêm: Thuật ngữ Hỗ trợ và Kháng cự cơ bản trong Trading

Ba phương pháp giao dịch trong thị trường đi ngang

Xác định xem thị trường có thích hợp để giao dịch hay không?

Thị trường Sideway thường cho chúng ta những cơ hội giao dịch tốt khi chúng bị giới hạn phạm vi hay nói cách khác khoảng giao động giữa các mức hỗ trợ và kháng cự được xác định rõ ràng. Thêm vào đó, một thị trường đi ngang tốt để giao dịch là khi biên độ giao dịch của nó đủ lớn để có một tỷ lệ Risk:Reward tiềm năng.

Để xác định những điều trên, trước tiên, hãy thu nhỏ biểu đồ giao dịch và quan sát bức tranh tổng thể trên khung thời gian biểu đồ ngày. Thị trường đang có xu hướng tăng hay giảm, nếu không có một xu hướng rõ ràng thì nó đang đi ngang. Nếu thị trường đi ngang, bạn cần xác định xem biên độ biến động giao dịch có thích hợp để giao dịch hay không?

Dưới đây là một ví dụ điển hình về một thị trường Sideway tốt để thực hiện giao dịch:

Lưu ý: Trong biểu đồ trên, có một khoảng cách hợp lý giữa hai mức hỗ trợ và kháng cự; ranh giới của phạm vi được xác định khá rõ. Điều này cung cấp cho các bạn tín hiệu tốt để có thể vào lệnh với tỷ lệ Risk:Reward.

Không giao dịch nếu biên độ biến động giá của thị trường quá hẹp (Choppy market)

Thị trường Choppy là một thị trường đang thu lại trong một biên độ hẹp. Như đã nói ở trên thị trường này không phù hợp để giao dịch bởi các lần chênh lệch, biến động về giá đều không đáng kể.

Cách tốt nhất để xác định xem đây có phải là thị trường Choppy hay không chúng ta cần thu nhỏ biểu đồ ngày và quan sát bức tranh tổng thể của thị trường. Sau thời gian sàng lọc và tích lũy kinh nghiệm, bạn sẽ dễ dàng phân biệt được một thị trường sideway đáng để giao dịch và một thị trường choppy chỉ cần dựa trên biên độ dao động của nó.

Dưới đây là một ví dụ điển hình về biểu đồ choppy không phù hợp để giao dịch:

Một ví dụ khác về thị trường Choppy.

Sideway hay Choppy đều là hai loại thị trường có tính chất tương đối tương đồng nhau (hoặc có thể nói thị trường choppy là một nhánh nhỏ của thị trường sideway) nhưng ở thị trường choppy đây là một dấu hiệu thị trường rất xấu. Ngay cả các trader chuyên nghiệp họ cũng sợ thị trường này và tránh xa nó. Khi phát hiện ra thị trường choppy chúng ta hãy tạm thời rút khỏi thị trường để bảo toàn vốn.

Thị trường choppy khác với thị trường sideway ở chỗ chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy một vùng hỗ trợ và kháng cự, đó chính là cơ sở tốt để trade.  Tuy nhiên trong bất kì thị trường nào thì việc quản lý rủi ro luôn là điều quan trọng, chúng ta cần phải tính toán tỉ lệ Risk : Reward.

Làm gì khi thị trường sideway?

Thị trường sideway luôn là một thị trường tốt để tìm kiếm cơ hội (lưu ý là tìm kiếm cơ hội chứ không phải là trade trong thị trường sideway). Nó là giai đoạn tốt bởi hầu hết các giai đoạn sideway của thị trường thì nếu giá break out (vượt khỏi kháng cự) cũng là thời điểm thị trường tích lũy để tạo một xu hướng tăng mạnh trong dài hạn (Cái này rất nhiều người nhầm rằng cứ sideway thì họ xác định ngay là giai đoạn tích lũy là hoàn toàn không đúng).

Lưu ý: Đối với những người giao dịch theo phương pháp break out (tức là giá bứt lên khỏi kháng cự) lúc mua vào nên lưu ý thêm yếu tố là volume giao dịch, nếu như break out kèm theo tín hiệu là lượng giao dịch nhiều (chỉ số volume tăng ít nhất là gấp 2 – 3 lần mức trung bình 20 phiên) thì đó mới là một tín hiệu break out đáng tin cậy.

Nếu cặp giao dịch mà bạn yêu thích đang nằm trong giai đoạn không có phạm vi giao dịch rõ ràng hay biên độ dao động giá quá hẹp, hãy ngừng giao dịch và chờ thời cơ nếu bạn muốn bảo toàn vốn của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm kiếm cơ hội ở những biểu đồ giao dịch khác và xem liệu có một xu hướng tốt hơn hoặc phạm vi giao dịch tốt hơn ở một trong những thị trường đó hay không. Bạn cũng không nên quan sát quá nhiều cặp giao dịch cùng một lúc vì nó chỉ làm bạn thêm rối hơn mà thôi.

Lời kết

Hy vọng rằng bài này có thể giúp ích cho các bạn, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu tham gia vào thị trường tiền điện tử. Nếu các bạn thấy bài viết này hữu ích thì đừng quên chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé. Thân chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

Tham gia ngay cộng đồng của BitcoinVN để trở thành người nắm thông tin thị trường nhanh nhất: https://t.me/bitcoinvn_community