Khi VBTC – sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên của Việt Nam được ra mắt cách đây gần 5 năm, Bitcoin là một thế giới rất khác với những gì chúng ta biết ngày nay.
Lúc đó, Mt. Gox – với hơn 90% khối lượng giao dịch toàn cầu – vẫn là sàn giao dịch thống trị thị trường trên toàn cầu, mặc dù các sàn giao dịch Trung Quốc đã bắt đầu gây chú ý từ cuối năm 2013 trở đi, dẫn đầu bởi BTTChina bằng việc cung cấp “wide margin”.
Số lượng giao dịch tăng lên từ các sàn giao dịch ở châu Á đã dẫn đến việc số liệu thống kê bị bóp méo khi nói đến hoạt động giao dịch toàn cầu — — Nguồn: Coindesk “State of Bitcoin and Blockchain 2016”
Bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của Mt. Gox, cấu trúc và cuộc chơi của sàn giao dịch cần phải được hệ thống lại, nhờ đó nhiều sàn giao dịch chưa nổi bật trước đó, những sàn giao dịch mới bắt đầu có được một chỗ đứng trong thị trường ngày nay. Trong khi các sàn giao dịch phương Tây như Bitstamp, Kraken hoặc sau này là GDAX (ngày nay là Coinbase Pro) tất cả dù ít hay nhiều cũng đều tuân theo tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh nhất định liên quan đến dịch vụ của họ, thì nhiều sàn giao dịch ở châu Á- dù ít hay nhiều – cũng rõ ràng liên quan đến những hoạt động thao túng thị trường để đạt được những lợi ích cao hơn so với đối thủ trong thị trường khốc liệt này.
Không thể phủ nhận rằng nhiều sàn giao dịch phương Tây – hoặc là do áp lực pháp lý hoặc là do một sự hiểu biết khác về đạo đức kinh doanh mà họ thường bị nhìn nhận là “nhàm chán” hơn so với các đối thủ Châu Á. Nhưng sự “nhàm chán” này cũng có nghĩa là dễ dự đoán hơn, phù hợp hơn với những kỳ vọng của các nhà đầu tư phương Tây so với sự “Wild West” của thị trường các sàn giao dịch ở phương Đông- Châu Á.
Trong khi một số thủ thuật được sử dụng bởi nhiều sàn giao dịch châu Á chỉ đơn giản là đang lừa dối – thì những sàn khác cũng đang bị khách hàng gắn mác “ăn cắp”.
Một số thủ thuật mà các sàn giao dịch thưởng làm giả volume phổ biến nhất mà các trader và nhà đầu tư cần lưu ý như sau:
Thủ thuật làm giả volume bằng Rửa giao dịch (Wash trading)
Một trong những thủ thuật phổ biến nhất trong số các sàn trao đổi tiền mã hóa ở châu Á. Điều lệ này xuất hiện lần đầu tiên trên quy mô lớn hơn với sự gia tăng của các nền tảng giao dịch mã hóa khác nhau ở Trung Quốc vào cuối năm 2013 nhằm thu hút khách hàng đã được báo cáo là thổi phồng khối lượng giao dịch lên.
“Wash trading” đề cập đến thực tế là các sàn giao dịch hoặc/và các bên liên quan cố tình làm tăng khối lượng giao dịch báo cáo bằng cách liên tục tự tạo lệnh của mình trên sàn giao dịch – và không có bên thứ ba nào có cơ hội đóng các đơn đó. Khi các lệnh vừa được xuất hiện trên sổ lệnh (orderbook) chúng được “Take” ngay, xuất hiện và biến mất chớp nhoáng bạn không bao giờ chạy kịp tốc độ của các lệnh đó.
Đây không phải là cách thống kê khối lượng giao dịch thực tế thường thấy” — Nguồn: Sylvain Ribes — Chasing fake volume — A Crypto Plague
Một số sàn giao dịch còn tiến xa hơn và thậm chí báo cáo sai khối lượng giao dịch của họ mà không cần phải làm gì để tăng khối lượng giao dịch thông qua sổ lệnh.
Thủ thuật này được sử dụng để “làm giả” nhằm cho thấy sàn giao dịch hoạt động một cách tích cực và thanh khoản thị trường cao để thu hút các trader vào sàn của họ.
Đặc biệt là Altcoins / Token ICO không có tính thanh khoản, bằng cách này nhằm che đậy thực tế rõ ràng rằng rất ít người mua/ bán sẵn sàng giao dịch những altcoins/token không có tính thanh khoản này.
Mặc dù không có thiệt hại tài chính trực tiếp nào xảy ra đối với các trader trên nền tảng liên quan đến “rửa giao dịch” – việc thiếu đi dữ liệu chính xác từ thị trường có thể khiến các trader lâm vào tình trạng đầu tư quá nhiều vào các Altcoins/token thiếu tính thanh khoản mà không nhận ra rằng không có hoạt động mua bán nào đáng kể từ nó.
Thủ thuật làm giả volume bằng Thanh khoản giả (Fake liquidity)
Trong khi thủ thuật được mô tả trước đó không trực tiếp gây tổn hại về tài chính đối với khách hàng giao dịch – thì thủ thuật “làm giả tính thanh khoản” trong sổ lệnh cũng tương tự như vậy.
Về cơ bản, thanh khoản giả được hiển thị các lệnh đặt trong sổ lệnh mà bạn không thể đóng và/hoặc biến mất vào đúng thời điểm bạn đang cố gắng đóng chúng.
Điều này dẫn đến trường hợp khi người dùng đặt một lệnh thị trường sẽ bị thua lỗ do sự chênh lệch giá bất ngờ. Ví dụ: nếu khách hàng đang để ý bên phía Giá chào mua của sổ lệnh của một sàn giao dịch làm giả lệnh đặt ở mức 50 USD/ LTC và do đó quyết định bán một số Litecoin với giá 50 USD/ LTC… – lệnh đặt của anh ta có thể trượt dài cho đến khi nó khớp vào lệnh đầu tiên “Các lệnh thực” trong sổ lệnh có thể thấp hơn vài phần trăm so với mức giá dự kiến là 50 USD / LTC.
Điều này dẫn đến việc mất mát tài chính của khách hàng do bị lừa bằng cách đặt các lệnh giả trong sổ lệnh – vì lợi ích của nhà điều hành sàn và / hoặc các bên liên quan mà họ làm điều này.
Mặc dù không phổ biến như việc rửa giao dịch – nhiều sàn giao dịch “tên tuổi lớn” ở châu Á đã được báo cáo trong vài năm qua thường xuyên tham gia thực hiện lượng thanh khoản giả trong sổ lệnh của họ để che giấu thực tế là a) giao dịch không ổn định như được tuyên bố bởi chủ sàn và b) trực tiếp hưởng lợi từ những khách hàng rơi vào “bẫy” “thanh khoản giả” và thực hiện lệnh mà nó chênh lệch xa với giá thị trường dự kiến ban đầu khi họ quan sát sổ lệnh.
Thủ thuật làm giả volume Chạy trước (Front Running)
Hành động chạy trước liên quan tới những tình huống theo đó chủ sàn khi thấy một lệnh mua hay bán của khách hàng đặc biệt là các lệnh khối lượng lớn, họ có chiều hướng làm biến đổi thị trường và mua hoặc bán cho mình cùng phía với lệnh của khách hàng, trước khi đưa lệnh đó ra thị trường.
Sàn giao dịch đang tận dụng đặc quyền truy cập của họ để truy cập vì có thể xem lệnh khách hàng của mình để “chạy trước” khách hàng và thường xuyên “lừa” họ với một mức giá khớp lệnh tốt hơn cho chính sàn giao dịch.
Ví dụ, sổ lệnh giao dịch đang hiển thị một lệnh chào bán ở mức giá 200 USD / Ethereum. Khách hàng muốn mua một số Ethereum với mức giá 200 USD và gửi lệnh thị trường – nhưng trước khi lệnh thị trường của anh ta được thực hiện, lệnh của anh ta được chuyển đến bàn giao dịch do các sàn giao dịch / bên liên quan thực hiện lệnh mua thị trường đầu tiên tại giá 200 USD / Ethereum và ngay lập tức tạo ra một lệnh chào bán mới với giá bán cao hơn tại 201 USD / Ethereum- vậy là lệnh thị trường mà anh ta khớp sẽ ở giá 201 USD thay vì 200 USD như ban đầu. (Front Running đã xảy ra ở thị trường truyền thống như chứng khoán, phái sinh…)
Điều này tạo ra một lợi nhuận không rủi ro cho sàn giao dịch / đối tác của họ- bằng cách “lừa” khách hàng với một mức giá khớp lệnh mới cao hơn mức giá khách hàng mong muốn mua ban đầu.
Mặc dù điều lệ này vẫn chưa phổ biến trong các thị trường tiền điện tử – với xu hướng hiện tại của ngành, người ta cho rằng những thông lệ này sẽ sớm được sử dụng rộng rãi hơn gây ra những bất lợi của các trader đơn lẻ thông thường.
Trong các công ty tài chính truyền thống thế giới như Robkerood – một công ty khởi nghiệp môi giới tài chính truyền thống xây dựng phần lớn hoạt động kinh doanh của họ xung quanh việc bán lưu lượng dữ liệu lệnh của khách hàng cho các tổ chức tài chính lớn và các công ty thương mại. Đó gọi là thu lợi nhuận kinh doanh không rủi ro.
Thủ thuật giả volume Stop hunting
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là Hành động “Stop-hunting”.
Trong khi các thủ thuật trước đó được mô tả là “chỉ” lừa dối khách hàng giao dịch với dữ liệu thị trường sai lệch hoặc khiến họ mua/bán với giá chênh lệch đến vài phần trăm so với mong muốn thì hành động “stop-hunting” thường xuyên làm cháy toàn bộ tài khoản/ danh mục giao dịch của người dùng.
Săn tìm lệnh dừng lỗ (Stop Loss) là một thông lệ phổ biến ở thị trường cung cấp cho người dùng công cụ để tận dụng các vị thế giao dịch của chúng — Nguồn: Coinbureau
Đương nhiên, chương trình “stop-hunting” phần lớn đều được triển khai trên các sàn giao dịch tiền điện tử, cung cấp cho khách hàng của họ ít nhiều đòn bẩy “điên cuồng” hơn trên các vị trí giao dịch của họ – với toàn bộ chương trình khuyến khích (do thiếu pháp lý chống lại các thủ thuật này) được thiết lập theo một cách khiến nó trở nên thực sự hấp dẫn với các sàn giao dịch để giao dịch chống lại những các khách hàng của mình để tạo lợi nhuận.
Để làm cho điều này dễ hiểu hơn:
Giả sử một khách hàng muốn đặt lệnh “long” trên Monero ở mức 100 USD với đòn bẩy 20x lần. Anh ta đặt một tài sản thế chấp là 1 BTC (6.400 USD). Do đó, khách hàng nắm giữ một lệnh “long” của 1.280 XMR (Monero) với giá trị là 128.000 USD.
Do đó, giá thanh khoản của khách hàng vào khoảng 95 USD / Monero (128.000 USD * 0,95 = 6,400 USD).
Và sàn giao dịch biết điều đó.
Tại thời điểm này, nó trở nên rất hấp dẫn cho sàn giao dịch để tìm cách thao túng giá thị trường của Monero trên sổ lệnh xuống thấp để đạt 95 USD / Monero – để thanh khoản toàn bộ vị trí của khách hàng và bỏ túi tài sản thế chấp.
Để tránh mất mát hoàn toàn các tài sản thế chấp, các trader thường áp dụng lệnh stop loss (điểm dừng lỗ) cho các lệnh của họ trên giá thanh khoản của họ. Ví dụ: Giả sử một trader đã thiết lập một lệnh dừng lỗ tại một điểm dừng lỗ khoảng 20% tài sản thế chấp. Trong trường hợp này giá thanh khoản của anh ta sẽ ở mức khoảng 99 USD / Monero (128,000 USD * 0,99).
Điều này khá hấp dẫn và lợi nhuận trong trường hợp này để đẩy giá của Monero trên sàn giao dịch phần nào xuống thấp để kích hoạt điểm dừng lỗ của khách hàng.
Một cuộc săn lệnh stop loss thành công khác — Nguồn: Caffeineismyheroin
Tại thời điểm này có rất ít biện pháp mà bạn có thể thực hiện chống lại những thủ thuật lừa đảo bởi sàn giao dịch bên cạnh việc quản lý rủi ro. Và tất nhiên một trong những biện pháp bạn có thể làm đó là chuyển sang các sàn giao địch nối tiếng tuân thủ đạo đức kinh doanh và họ không lừa khách hàng như vậy.
“Các sàn giao dịch có khối lượng giao dịch cao nhất trên mỗi lượt truy cập trang web và có khả năng làm giả khối lượng phải kể đến là Coineal, Fatbtc, BW, BitMax, LBank, DOBI Exchange, Bit-Z, DigiFinex, Idcm, DragonEX, ZB, CoinTiger, IDAX, Bibox, CoinBene, BitForex, Bithumb, Negocie Coins, Liquid và OKEx.
Các sàn khác như Indodax, BX Thái Lan, Luno, CEX.IO, Zaif và KuCoin dường như không có dấu hiệu làm giả volume, trừ khi họ làm giả cả lưu lượng truy cập (traffic).
Tính đến tháng 6-2019, tổng khối lượng giao dịch được báo cáo là 1,96 nghìn tỷ đô la, trong đó chỉ có 272,5 tỷ đô la là khối lượng giao dịch thật trên các sàn giao dịch có báo cáo volume giả.
Khoảng 86% khối lượng giao dịch có khả năng là giả so với 65% tổng volume thực từ Binance và Bitfinex, cả hai sàn hầu như đều không có sự giám sát theo quy định”
Nguồn: The block
Lời kết
Nếu bạn là người mới tham gia thị trường tiền điện tử, bạn nên nghiên cứu với những loại thủ thuật làm giả volume giao dịch này sớm trước khi bạn mất rất nhiều tiền cho hành vi đáng ngờ của các sàn giao dịch tiền điện tử bạn đang dùng.
Sylvain Ribes đề cập đã biên soạn một danh sách hữu ích về tính hợp pháp của các sàn giao dịch khác nhau trong luồng Twitter này.
VBTC là Sàn Giao dịch Bitcoin đầu tiên của Việt Nam (hoạt động từ năm 2014) – cung cấp cơ cấu phí thấp nhất với đa dạng lựa chọn về cách nạp và rút tài sản nhằm cung cấp trải nghiệm xuyên suốt cho khách hàng.
Khối lượng giao dịch của VBTC và các lệnh được hiển thị trong sổ lệnh là 100% thực – VBTC cam kết không thực hiện vào bất kỳ hoạt động giả mạo nào được liệt kê trong bài viết này.