Cơn sốt NFT đang thu hút sự quan tâm đông đảo của các nhà đầu tư. Nhưng NFT là gì? Đây là kế hoạch Ponzi hay là những tài sản có thể mang lại ‘tiền tươi thóc thật”? Hãy cùng BitcoinVN News tìm hiểu nhé!

NFT là gì mà được giới đầu tư quan tâm đến vậy?
NFT là gì mà được giới đầu tư quan tâm đến vậy?

NFT là gì?

Non-fungible tokens hay NFT là một dạng tài sản kỹ thuật số đại diện cho tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm trong trò chơi, video… và được mua bán online bằng tiền điện tử. Xuất hiện từ 2014, NFT ngày càng phổ biến với thị trường đạt giá trị 41 tỷ đô la trong năm 2021, gần bằng tổng giá trị thị trường mỹ thuật toàn cầu.

Các NFT này thường duy nhất hoặc rất hiếm. Mỗi NFT có mã nhận dạng độc đáo và khan hiếm. Điều này ngược lại với các tác phẩm sáng tạo kỹ thuật số thông thường với nguồn cung không giới hạn. Giả thuyết ban đầu là nguồn cung NFT khan hiếm và người dùng có nhu cầu cao thì về lâu dài, giá trị của NFT sẽ tăng lên. 

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về NFT là gì, mời bạn xem ví dụ sau:

Nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple đã tạo ra NFT nổi tiếng “EVERYDAYS: The First 5000 Days” từ 5.000 bức vẽ hàng ngày, bán với giá kỷ lục 69,3 triệu đô la tại Christie’s. Mặc dù hình ảnh có thể xem miễn phí trực tuyến, người mua vẫn sẵn lòng chi hàng triệu đô la vì NFT mang lại quyền sở hữu vật phẩm gốc, có giá trị độc đáo đối với những người đam mê sưu tập.

NFT có mã nhận dạng độc đáo
NFT có mã nhận dạng độc đáo

Sự khác biệt giữa tiền điện tử và NFT là gì?

NFT, hay Non-Fungible Token là token không thể thay thế và được lập trình khác biệt so với tiền điện tử như Bitcoin hay Ethereum

Trái ngược với tiền mặt và tiền điện tử, NFT là độc nhất, với mỗi đơn vị có chữ ký kỹ thuật số độc đáo, khiến chúng không thể trao đổi hay ngang giá với nhau. Điều này làm cho NFT trở nên đặc biệt và không thể thay thế.

NFT không có “tính thay thế” như các loại tiền điện tử khác
NFT không có “tính thay thế” như các loại tiền điện tử khác

Hoạt động của NFT như thế nào?

NFT thường được lưu trữ trên blockchain Ethereum và một số blockchain khác.

Một NFT được tạo ra đại diện cho cả vật chất và phi vật chất, bao gồm:

  • Nghệ thuật đồ họa (hình ảnh)
  • GIF
  • Video và các điểm nổi bật trong thể thao
  • Đồ sưu tầm
  • Avatar ảo và trang phục trò chơi điện tử
  • Giày thể thao thiết kế
  • Âm nhạc
  • Thậm chí cả tweet cũng được tính. Đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey đã bán tweet đầu tiên của mình dưới dạng NFT với giá hơn 2,9 triệu đô la.

Về cơ bản, NFT giống như các đồ vật sưu tầm tồn tại dưới dạng kỹ thuật số. Vì vậy, thay vì nhận được một bức tranh sơn dầu thực sự để treo trên tường, người mua sẽ nhận được một tệp tin kỹ thuật số.

NFT mang lại quyền sở hữu độc quyền cho 1 chủ sở hữu duy nhất. Công nghệ blockchain giúp bạn xác minh và chuyển giao quyền sở hữu NFT một cách dễ dàng.

Bức tranh kỹ thuật số được bán với giá kỷ lục 69,3 triệu đô la: "EVERYDAYS: The First 5000 Days" by Beeple
Bức tranh kỹ thuật số được bán với giá kỷ lục 69,3 triệu đô la: “EVERYDAYS: The First 5000 Days” by Beeple

Mục đích sử dụng của NFT là gì?

Công nghệ blockchain và NFT mở ra cơ hội cho nghệ sĩ và nhà sáng tạo nội dung kiếm tiền từ sản phẩm của mình. Thay vì phụ thuộc vào phòng trưng bày hay nhà đấu giá, nghệ sĩ có thể bán trực tiếp NFT cho người tiêu dùng. Họ cũng có thể lập trình tiền bản quyền để nhận phần chia khi tác phẩm được chuyển nhượng, tạo ra nguồn thu nhập liên tục, điều hiếm thấy trong ngành nghệ thuật.

Nghệ thuật không phải là cách duy nhất để kiếm tiền với NFT. Các thương hiệu như Charmin và Taco Bell đã đấu giá các tác phẩm nghệ thuật NFT theo chủ đề để gây quỹ từ thiện. Charmin gọi sản phẩm của mình là “NFTP” (giấy vệ sinh không thể thay thế), và tác phẩm nghệ thuật NFT của Taco Bell đã được bán hết trong vài phút, với mức đấu giá cao nhất lên tới 1,5 WETH (Wrapped Ether) – tương đương 3.723,83 đô la tại thời điểm viết bài.

Nyan Cat, một GIF nổi tiếng từ năm 2011, đã bán với giá gần 600.000 đô la vào tháng 2. NBA Top Shot đã tạo doanh thu hơn 500 triệu đô la đến cuối tháng 3, với một video của LeBron James bán dưới dạng NFT với giá hơn 200.000 đô la. Thậm chí, các ngôi sao như Snoop Dogg và Lindsay Lohan cũng tham gia phát hành ký ức, tác phẩm nghệ thuật và khoảnh khắc độc đáo dưới dạng NFT.

Nyan Cat
Nyan Cat

Có nên mua NFT không?

Sau khi hiểu rõ khái niệm NFT là gì, nhiều người băn khoăn không biết nên mua NFT hay không. Theo Arry Yu, chuyên gia về công nghệ Blockchain, quyết định tùy thuộc vào bạn.

“NFT rủi ro vì tương lai của chúng bất ổn và chúng ta chưa có nhiều dữ liệu lịch sử để đánh giá hiệu quả của chúng. NFT còn rất mới. Nếu bạn muốn đầu tư, chỉ nên chi một khoản nhỏ mà thôi”. Bà Yu nói.

Giá trị của một NFT hoàn toàn phụ thuộc vào số tiền người mua sẵn sàng trả, nên cầu càng ảnh hưởng đến giá hơn là yếu tố cơ bản, kỹ thuật hay kinh tế. Điều này có nghĩa là NFT có thể bị bán với giá thấp hơn mức bạn đã mua hoặc thậm chí không thể bán lại nếu không có người mua quan tâm.

>>> Xem thêm: Hugo Nguyễn: Game NFT chỉ là một kế hoạch Ponzi!

Có nên mua NFT không còn tùy thuộc vào bản thân người dùng
Có nên mua NFT không còn tùy thuộc vào bản thân người dùng

Cách mua NFT

Nếu bạn muốn bắt đầu bộ sưu tập NFT của riêng mình, bạn sẽ cần chuẩn bị một số thứ:

  • Ví điện tử kỹ thuật số: Bạn cần ví kỹ thuật số để lưu trữ NFT và tiền điện tử. Ví phổ biến cho NFT là MetaMask, Coinbase Wallet và Trust Wallet.
  • Tiền điện tử: Tùy thuộc vào nền tảng bán NFT, bạn có thể cần mua một số tiền điện tử, thường là Ethereum. Bạn có thể mua tiền điện tử bằng VND trên các sàn giao dịch như BitcoinVN. Sau đó, bạn có thể chuyển tiền từ sàn giao dịch sang ví của mình.
  • Lưu ý về phí: Hầu hết các sàn giao dịch tính một khoản phí nhất định, thường theo tỷ lệ phần trăm trên mỗi giao dịch mua tiền điện tử.

Nên mua NFT ở đâu?

Sau khi đã thiết lập và nạp tiền vào ví, bạn sẽ có vô số lựa chọn trang web để mua NFT như: OpenSea.io, Rarible, Foundation,..

Mặc dù các nền tảng này và những nền tảng khác là nơi hội tụ hàng nghìn nhà sáng tạo và nhà sưu tầm NFT, bạn vẫn nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi mua. Bởi một số kẻ đã mạo danh các nghệ sĩ lớn để phát hành NFT.

Ngoài ra, quy trình xác minh cho các nhà sáng tạo và danh sách NFT không đồng nhất trên các nền tảng – một số nền tảng nghiêm ngặt hơn những nền tảng khác. Ví dụ, OpenSea và Rarible không yêu cầu xác minh chủ sở hữu cho các danh sách NFT. Vì vậy khi mua NFT, tốt nhất là hãy ghi nhớ câu châm ngôn “caveat emptor” (hãy cẩn trọng khi mua hàng).

Có nhiều điều cần lưu ý trước khi mua NFT
Có nhiều điều cần lưu ý trước khi mua NFT

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết này mang đến cho bạn những kiến thức liên quan đến khái niệm NFT là gì và những điều cần lưu ý trước khi đầu tư. Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin nào liên quan đến NFT cũng như tiền điện tử, bạn có thể liên hệ nhanh qua https://t.me/bitcoinvn_community để được hỗ trợ nhé!

Nguồn tham khảo: Forbes