Asset management (Quản lý tài sản) là tổng hợp các hoạt động giúp bạn tăng tổng tài sản mình có có theo thời gian. Vậy Asset Management là gì? Phí quản lý tài sản có đắt không? Công ty Asset management khác gì với công ty môi giới?…

Tất cả những điều bạn băn khoăn, BitcoinVN News sẽ giải đáp ngay bên dưới. Mời bạn cùng tham khảo nhé!

Asset management là gì? Hãy cùng BitcoinVN News tìm hiểu nhé!
Asset management là gì? Hãy cùng BitcoinVN News tìm hiểu nhé!

Asset Management là gì?

Như đã chia sẻ ban đầu, Asset management – quản lý tài sản – là việc tăng tổng tài sản bạn có theo thời gian bằng cách mua, duy trì và giao dịch các khoản đầu tư có tiềm năng. 

Asset management có mục tiêu kép: Tăng giá trịgiảm thiểu rủi ro. Điều này có nghĩa là khi bắt đầu thuê dịch vụ quản lý tài sản, câu hỏi đầu tiên mà bạn cần trả lời là: đâu là mức độ rủi ro bạn có thể chấp nhận được. 

Thông thường, một người về hưu sống dựa vào thu nhập từ danh mục đầu tư, hoặc người sống từ lương hưu nên tránh rủi ro. Trong khi đó, những người trẻ, hoặc bất kỳ nhà đầu tư mạo hiểm nào cũng sẵn sàng tham gia vào các khoản đầu tư có rủi ro cao. Tuy nhiên, đa phần chúng ta đều ở mức giữa, nghĩa là luôn xác định mức độ rủi ro mình có thể chấp nhận để sẵn sàng bước vào “cuộc chơi kiếm tiền”.

Asset Manager là gì?

Sau khi hiểu rõ khái niệm Asset Management là gì, điều tiếp theo bạn cần biết là khái niệm Asset manager. Đây là cụm từ chỉ những nhà quản lý tài sản. Nhiệm vụ của họ được thể hiện như sau:

  • Họp với khách hàng để xác định mục tiêu tài chính dài hạn và mức độ rủi ro mà khách hàng sẵn sàng chấp nhận để đạt được mục tiêu đó.
  • Căn cứ vào các dữ liệu trên,nhà quản lý sẽ phân tích thống kê về xu hướng thị trường hiện tại, đồng thời xem xét các tài liệu tài chính của doanh nghiệp… để đề xuất một loạt các khoản đầu tư phù hợp, giúp khách hàng thực hiện mục tiêu.
  • Chịu trách nhiệm tạo ra danh mục đầu tư của khách hàng, giám sát, thực hiện các thay đổi cần thiết và thường xuyên giao tiếp với khách hàng về những thay đổi đó.
Khái niệm cơ bản về asset management
Khái niệm cơ bản về asset management

4 nhóm nhà quản lý tài sản thường gặp

Dưới đây là 4 nhóm asset manager được gom nhóm theo loại tài sản và mức độ dịch vụ mà họ cung cấp. Mỗi loại asset manager sẽ có trách nhiệm khác nhau. Bạn cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn.

Các Chuyên gia Tư vấn Đầu tư chuyên nghiệp

Các chuyên gia này làm việc cho công ty tư vấn đầu tư đã có giấy phép đăng ký (RIA). Khi sử dụng dịch vụ của công ty này, bạn sẽ được các chuyên gia cung cấp lời khuyên về giao dịch chứng khoán hoặc thậm chí giúp bạn quản lý danh mục đầu tư của mình. 

Tại Mỹ, RIA được giám sát chặt chẽ và phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán & Giao dịch Mỹ (SEC) nếu họ quản lý tài sản với tổng trị giá hơn 100 triệu đô la.

Môi giới Đầu tư

Môi giới đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức trung gian giới thiệu bạn mua cổ phiếu, chứng khoán và cung cấp dịch vụ tài sản cho khách hàng. Nhà môi giới thông thường không có trách nhiệm ủy thác đối với khách hàng của họ. Vì vậy điều quan trọng là phải nghiên cứu kỹ trước khi mua.

Cố vấn Tài chính

Một cố vấn tài chính là một chuyên gia có thể đề xuất các khoản đầu tư cho khách hàng của mình hoặc thay mặt khách hàng mua bán chứng khoán. Tuy nhiên, tùy vào dịch vụ mà các cố vấn tài chính có thể hoặc không có trách nhiệm thay mặt khách hàng. Vì vậy bạn cần hỏi kỹ trước khi hợp tác.

Hiện có nhiều cố vấn tài chính chuyên về một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như giúp bạn xây dựng kế hoạch thuế hoặc kế hoạch bất động sản.

Robo-Advisor

Robo-advisor là một thuật toán máy tính, có khả năng tự động theo dõi và điều chỉnh danh mục đầu tư của nhà đầu tư, mua bán đầu tư theo các mục tiêu và mức độ chấp nhận rủi ro được lập trình trước. Vì không có người tham gia, robo-advisors có giá thành thấp hơn nhiều so với dịch vụ thuê cố vấn đầu tư cá nhân.

Robo advisor giúp bản quản lý tài sản với chi phí thấp
Robo advisor giúp bản quản lý tài sản với chi phí thấp

Mức phí cho quản lý tài sản là bao nhiêu?

Có nhiều mô hình tính phí khác nhau. Mô hình phí phổ biến nhất là tính theo tỷ lệ phần trăm của số tài sản được quản lý, với mức trung bình trong ngành khoảng 1% cho tài sản trị giá tới 1 triệu đô la. Và mức phí Asset Management có thể thấp hơn cho các danh mục có giá trị lớn hơn. 

Ngoài ra, một số asset manager có thể tính một khoản phí cho mỗi giao dịch họ thực hiện. Một số người thậm chí có thể nhận hoa hồng để bán chứng khoán cho khách hàng.

Tốt nhất là bạn nên hỏi trước khi thuê dịch vụ.

Cơ chế hoạt động của các công ty quản lý tài sản

Các công ty asset management thường cạnh tranh để phục vụ nhu cầu đầu tư của cá nhân/tổ chức có tài sản ròng cao. Tài khoản do các tổ chức tài chính nắm giữ thường bao gồm séc, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, khoản vay ký quỹ và dịch vụ môi giới.

Theo đó, cá nhân sẽ gửi tiền vào tài khoản đầu tư có lợi suất cao hơn so với tài khoản tiết kiệm thông thường. Chủ tài khoản có thể lựa chọn giữa các quỹ được đảm bảo bởi Công Ty Bảo Hiểm Tiền Gửi Liên Bang (FDIC) và các quỹ không được bảo đảm bởi FDIC.

Tài khoản này sẽ được các asset manager tư vấn đầu tư và phân bổ nguồn tiền vào các danh mục tài sản tiềm năng nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất, thỏa mãn mục tiêu ban đầu mà hai bên đặt ra.

Các công ty quản lý tài sản giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư
Các công ty quản lý tài sản giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư

Ví dụ về một Tổ chức Quản lý Tài sản

Merrill Lynch cung cấp Tài Khoản Quản Lý Tiền Mặt (CMA) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng muốn thực hiện dịch vụ quản lý đầu tư.

Tài khoản này cho phép nhà đầu tư tiếp cận một cố vấn tài chính cá nhân. Cố vấn này cung cấp lời khuyên và một loạt các lựa chọn đầu tư, bao gồm việc phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) mà Merrill Lynch có thể tham gia, cũng như các giao dịch ngoại tệ.

Lãi suất cho tiền gửi tiền mặt được xếp hạng theo mức. Các tài khoản gửi tiền có thể được liên kết lại với nhau để nhận mức lãi suất thích hợp. Chứng khoán được giữ trong tài khoản thuộc vùng bảo vệ của Tổ chức Bảo vệ Nhà Đầu Tư Chứng Khoán (SIPC). SIPC không bảo vệ tài sản của nhà đầu tư khỏi rủi ro vốn có, mà thay vào đó, họ bảo vệ tài sản đó khỏi sự thất bại tài chính của công ty môi giới chứng khoán.

Bên cạnh dịch vụ viết séc thông thường, tài khoản cung cấp quyền truy cập máy rút tiền tự động (ATM) của Ngân hàng Bank of America trên toàn thế giới mà không có phí giao dịch. Dịch vụ thanh toán hóa đơn, chuyển khoản quỹ và chuyển khoản dây dặc đều có sẵn. Ứng dụng MyMerrill cho phép người dùng truy cập tài khoản và thực hiện một số chức năng cơ bản qua thiết bị di động.

Tài khoản có hơn 250.000 đô la tài sản đủ điều kiện sẽ không phải trả phí hàng năm 125 đô la cũng như 25 đô la cho mỗi tài khoản con.

Merrill Lynch - ngân hàng hàng đầu hỗ trợ quản lý tài sản
Merrill Lynch – ngân hàng hàng đầu hỗ trợ quản lý tài sản

Câu hỏi thường gặp về chủ đề “Asset Management là gì”?

Công ty Asset management khác gì Công ty Môi giới?

Các tổ chức quản lý tài sản là các công ty được ủy quyền, thường được sử dụng bởi những người có số tài sản lơn. Thông thường, họ có quyền hạn giao dịch theo quyết định đối với các tài khoản và họ phải tuân thủ pháp luật để đưa ra quyết định tốt nhất trên phương diện của khách hàng. 

Trong khi đó, người môi giới thực hiện và hỗ trợ các giao dịch nhưng không quản lý danh mục của khách hàng.

Thế giới có những Tổ Chức Asset management nào uy tín?

Cho đến tháng 7 năm 2023, trên thế giới đã có 5 tổ chức quản lý tài sản lớn nhất dựa trên tổng tài sản quản lý toàn cầu (AUM) là BlackRock (9.09 nghìn tỷ đô la), Tập đoàn Vanguard (8.1 nghìn tỷ đô la), Quỹ đầu tư Fidelity (3.8 nghìn tỷ đô la), Tập đoàn Capital (2.2 nghìn tỷ đô la) và Amundi (2.01 nghìn tỷ đô la).

Việt Nam có những tổ chức Asset management nào?

Theo đối tượng khách hàng, các công ty quản lý tài sản tại Việt Nam có thể được chia thành các loại sau:

  • Công ty quản lý tài sản cho các tổ chức tín dụng là các công ty chuyên mua bán, xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng. Ví dụ: Công ty Quản lý tài sản (VAMC), Công ty Cổ phần Quản lý nợ và Khai thác tài sản Việt Nam,…
  • Công ty quản lý tài sản cho các doanh nghiệp là các công ty chuyên quản lý, vận hành các tài sản của các doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý Bất động sản TNPM, Công ty TNHH CBRE Việt Nam, Công ty CP quản lý và khai thác tài sản PSA,…
  • Công ty quản lý tài sản cho các cá nhân là các công ty chuyên quản lý, đầu tư các tài sản của các cá nhân. Ví dụ: Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Dragon Capital, Công ty Cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital, Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Bảo Việt,…

Digital Asset Management là gì?

Digital Asset management là Quản lý tài sản kỹ thuật số. Đây là quá trình lưu trữ các tài sản truyền thông trong một kho lưu trữ trung tâm mà mọi thành viên trong tổ chức có thể truy cập khi cần. Điều này thường được sử dụng cho các tập tin âm thanh hoặc video lớn cần được làm việc bởi nhiều nhóm nhân viên cùng một lúc.

Digital asset management cho phép nhiều người truy cập cùng một lúc
Digital asset management cho phép nhiều người truy cập cùng một lúc

Kết luận

Với sự đa dạng của các phương tiện quản lý tài sản hiện đại, việc hiểu rõ khái niệm “Asset management là gì” và những đặc tính của nó sẽ giúp doanh nghiệp và cá nhân đặt ra chiến lược quản lý thông minh, đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận và đảm bảo bền vững trong thời gian dài. Chúc bạn quản lý tài sản thành công để sớm ổn định và hướng tới con đường tự do tài chính.

Bài viết được dịch và biên tập bởi đội ngũ BitcoinVN News

Nguồn: Investopedia