Những ngày đầu mới làm quen với Bitcoin, bạn băn khoăn không biết tại sao Bitcoin lại có giá trị trên toàn thế giới? Tại sao nhiều người sẵn sàng đầu tư Bitcoin ngay cả khi rủi ro cao? Tại sao hiện nay giá Bitcoin đạt đến “con số khủng” như vậy? Đứng trước các thông tin như “bong bóng giá Bitcoin”, Bitcoin lao dốc,… ta nên giữ lại hay bán đổ bán tháo? Liệu khoản đầu tư này có khiến chúng ta “mất trắng” hay không? Và trong tương lai, tiềm năng của đồng tiền này sẽ như thế nào? …

Bài viết dưới đây của BitcoinVN News sẽ giải đáp tất tần tật cho bạn từ A-Z. Từ những thăng trầm lịch sử biến động của Bitcoin buổi sơ khai cho tới những góc nhìn sâu sắc về đồng tiền này đều được cập nhật một cách chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu nhất.

Đặc biệt, đọc kỹ các công trình nghiên cứu kinh tế tài chính trên thế giới về “đồng tiền vàng kỹ thuật số” Bitcoin, bạn còn cập nhật thêm vô vàn kiến thức bổ ích chỉ những “nhà đầu tư lão làng” mới biết. Qua đó, bạn sẽ tự tin tham gia vào thị trường này. Biết cách nắm giữ tài sản của mình cho dù giá giảm. Đồng thời, bạn sẽ sẵn sàng tiến vào một sân chơi Bitcoin. Từ đó khám phá muôn vàn cơ hội hấp dẫn mà bạn đã bỏ lỡ hơn 10 năm qua. Bắt đầu ngay!

Bitcoin là gì? Tổng quan về Bitcoin

Bitcoin là một tài sản kỹ thuật số phi tập trung có dùng mật mã để xác minh các giao dịch tiền gửi. Đồng tiền này được phát minh bởi Satoshi Nakamoto vào 2008. Công nghệ nền tảng đứng sau Bitcoin là Blockchain. Sự xuất hiện của Bitcoin mở ra một kỷ nguyên mới về cải cách hệ thống tài chính.

Sự xuất hiện của Bitcoin mở ra một kỷ nguyên mới về sự cải cách hệ thống tài chính
Sự xuất hiện của Bitcoin mở ra một kỷ nguyên mới về sự cải cách hệ thống tài chính

Hiện nay, “giá trị khủng” của Bitcoin đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông chính thống và thị trường tài chính. Suốt hơn 10 năm kể từ khi mới ra đời cho tới bây giờ, giá Bitcoin đã tăng đột biến. Từ 0,07$ (thời điểm 8/2010) đã tăng lên hơn 50.000$ (thời điểm 10/2021). Như vậy, nếu năm 2010, bạn bỏ ra 1.000$ thì bây giờ, số tiền bạn có là hơn 714.000.000$. Bạn không nghe nhầm đâu! Những con số trong mơ ấy chính là sự thật.

Tuy nhiên, để giữ tiền Bitcoin suốt một thời gian dài và chờ nó lên giá để thu lợi nhuận là một hành trình đầy gian nan.

Đã có lúc các nhà đầu tư phải chịu đựng nhiều đợt khủng hoảng tinh thần như “chết đi sống lại”. Bởi có thời điểm giá Bitcoin giảm sâu tới 80%. Lúc đó xem như toàn bộ vốn liếng đã “bay sạch”. Thực tế là rất nhiều nhà đầu tư đã bỏ cuộc giữa chừng. Và đến nay, những nhà đầu tư kiên trì trụ lại để trở thành “tỷ phú Bitcoin” chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trong suốt hành trình hơn một thập kỷ trôi qua, tiền điện tử đã có rất nhiều thay đổi. Việc tăng cường tài chính hóa thông qua các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, quyền chọn cũng như ETP và cho vay đã tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư, các tổ chức và các nhà giao dịch chuyên nghiệp tham gia vào thị trường nhiều hơn. Do đó, sự biến động về giá của Bitcoin đã giảm nhiều từ khi đạt đỉnh vào năm 2011. Và nhu cầu giao dịch từ các tổ chức tài chính cũng đã tăng lên đáng kể. Đơn cử như hợp đồng tương lai của CME. Chúng đã vượt qua 100 tỷ USD trên tổng giá trị danh nghĩa được giao dịch kể từ khi ra mắt vào 12/2017.

Xem thêm: Tại sao Bitcoin ở Việt Nam lại có giá cao?

Thách thức trong việc phân loại tài sản số

Theo CoinMarketCap, tính đến tháng 9/2021, dù có đến 2.000 tỷ được lưu trữ bằng Bitcoin  nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn phải ‘vật lộn’ không biết nên phân loại Bitcoin thuộc nhóm tài sản nào?  Liệu Bitcoin là tiền tệ, hàng hóa, chứng khoán, cổ phần… hay một tài sản khác?

Các cơ quan quản lý “loay hoay” khi phân loại Bitcoin

Việc chỉ đạo hướng dẫn cho các cơ quan quản lý cũng không dễ dàng. Vào năm 2019, Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa Kỳ (SEC) đã phát hành một tài liệu hướng dẫn gồm 13 trang để xác định tài sản kỹ thuật số có tuân theo luật chứng khoán hay không. Trong khuôn khổ tài liệu này, Bitcoin không được định nghĩa là chứng khoán.

Bên cạnh đó, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa và Tương lai (CFTC) lại dán nhãn Bitcoin là hàng hóa. Còn IRS phân loại tiền điện tử không phải là tiền mặt mà là tài sản. Do đó tất cả các tài sản kỹ thuật số sẽ bị chịu thuế.

Tóm lại, Bitcoin bị dán nhãn là hàng hoá, là tài sản tại Hoa Kỳ. Và nếu người dân Mỹ có giao dịch tiền điện tử thì buộc phải trả thuế.

Các chuyên gia tài chính “nhầm lẫn” khi gán tên cho tài sản số

Không có gì ngạc nhiên khi các chuyên gia tài chính đều bị nhầm lẫn. Họ không biết Bitcoin thuộc loại tài sản nào. Một khảo sát được thực hiện bởi Bitwise cho thấy: hơn 40% cố vấn tài chính ở Hoa Kỳ không phân lấy các khoản đầu tư thay thế Alternative để đầu tư cho tài khoản tiền kỹ thuật số. (Alternative: Là một khoản đầu tư thay thế mà không phải là một trong ba loại tài sản truyền thống: cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt). Mà thay vào đó, nguồn đầu tư sẽ lấy từ: Rút giảm tiền mặt; hoặc rút từ quỹ để dành ra cho đầu tư cổ phiếu, hàng hóa; hoặc thu nhập cố định. Như vậy, đến cả các chuyên gia vẫn còn lẫn lộn trong việc gán tên nào cho tài sản số.

Có nên coi tài sản kỹ thuật số như Bitcoin là một loại tài sản riêng biệt?

Bitcoin thường được so sánh với các tài sản truyền thống như tiền mặt, cổ phiếu và trái phiếu. Tuy nhiên, việc so sánh này lại không tạo ra một bức tranh toàn cảnh. Bởi xét về bản chất, việc so sánh các loại tài sản khác nhau dựa trên các yếu tố kinh tế và đặc điểm tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận khác nhau là bất hợp lý.

Trong bài viết này, quan điểm đưa ra là: tài sản kỹ thuật số như Bitcoin có nên được coi là một loại tài sản riêng biệt và hoàn toàn không lẫn với các tài sản đã được công nhận hay không? Để giải quyết cho câu hỏi này, chúng ta cần kiểm tra một số đặc điểm riêng biệt để định nghĩa một nhóm  tài sản và những yêu cầu đặc biệt để xếp tài sản đó vào nhóm Alternative.

Ở các phần tiếp theo, tổng quan về thị trường tài sản Alternative cũng sẽ được trình bày.

Các luận điểm về độ rủi ro – lợi nhuận độc nhất của Bitcoin cũng sẽ được đề cập. Hơn nữa, trước sự gia tăng của các nhà cung cấp dịch vụ cho các giải pháp lưu ký tài sản custody và bảo hiểm, cùng với sự trưởng thành nhanh chóng của thị trường, Bitcoin trong mắt các nhà đầu tư ngày càng trở nên đáng giá hơn. Đặc biệt, Bitcoin ngày càng được nhiều quốc gia công nhận. Và nguồn cung Bicoin giới hạn sẽ khiến giá Bitcoin không ngừng tăng lên.

Nhờ tính thanh khoản cao và các yếu tố rủi ro phi truyền thống, Bitcoin đem đến một cơ hội hấp dẫn chưa từng có. Tất cả các nhà đầu tư từ lớn đến nhỏ nên cân nhắc để đa dạng hóa danh mục đầu tư để khai phá tiềm năng lợi nhuận khổng lồ.

Nhóm tài sản là gì?

Trước khi sắp xếp chính xác Bitcoin thuộc nhóm tài sản nào, chúng ta sẽ tìm hiểu từng tiêu chí phân loại nhóm tài sản.

Trong bài báo có tên ‘’Nhóm tài sản là gì?’’, Robert Greer đã định nghĩa về ba lớp siêu tài sản. Các lớp siêu này có chung các đặc điểm kinh tế cơ bản khiến chúng trở nên độc nhất. Tất cả các lớp tài sản truyền thống và Alternative có thể được gộp lại dưới 3 lớp siêu.

 Tài sản vốn:

  • Là thứ gì đó có giá trị liên tục.
  • Có thể tạo ra nguồn tiền lời bằng vốn, và có thể xác định giá trị ròng hiện tại.
  • Ví dụ: Cổ phiếu / Trái phiếu / Bất động sản.

Tài sản có thể tiêu thụ / có thể chuyển đổi

  • Là tài sản có giá trị kinh tế. Chúng có thể tiêu dùng trực tiếp hoặc chuyển hóa thành các tài sản khác.
  • Không mang lại dòng giá trị liên tục.
  • Ví dụ: Dầu / Ngô / Gia súc / Đồng / Vàng.

Tài sản lưu trữ giá trị

  • Đây là tài sản không thể tiêu thụ
  • Không thể định được giá thông qua các mô hình dòng tiền chiết khấu (discounted cash flow models)
  • Ví dụ: Tác phẩm nghệ thuật / Bộ sưu tập / Vàng

Các tài sản truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản tạo ra thu nhập được phân loại là tài sản vốn. Bởi chúng đại diện cho dòng tiền của tài sản cơ bản. Tuy nhiên, không phải mọi tài sản đều được gán mác vào một lớp siêu tài sản duy nhất.

Có những tài sản thuộc về nhiều lớp siêu. Ví dụ, vàng hoạt động như một loại tài sản lưu trữ giá trị’’ với nhu cầu mua vào mạnh mẽ trong thời kỳ thị trường bất ổn. Và song song, nó vẫn đang được ‘’tiêu thụ’’ trong sản xuất đồ điện tử hoặc trang sức. Đặc biệt, chúng cũng thể hiện các đặc điểm của ‘’tài sản vốn’’  có thể được cho vay và tạo ra thu nhập.

Bitcoin – tài sản “vàng kỹ thuật số” 

Vì sao Bitcoin được coi là vàng kỹ thuật số ?

Sự phân loại ở trên cho thấy: Bitcoin khác với các tài sản truyền thống như cổ phiếu và trái phiếu ở các đặc điểm kinh tế cơ bản của nó. Rõ ràng, Bitcoin có nguồn cung hữu hạn và có nhiều thuộc tính như vàng.

Khi nói đến vàng, chẳng ai biết chúng còn lại bao nhiêu trên trái đất. Kho dự trữ vàng hiện tại đã được tích lũy qua hàng nghìn năm. Và số lượng đơn đặt hàng luôn lớn hơn sản lượng sản xuất hàng năm. Trên thực tế, tỷ lệ sản xuất trong những thập kỷ qua luôn dao động quanh mức 1,6%. Nói cách khác, vàng có tỷ lệ lạm phát hàng năm xấp xỉ 1,6% hoặc tỷ lệ stock-to-flow là 62. Con số này cao hơn nhiều so với tỷ lệ stock-to-flow của bạc là 22. (Nguồn: Saifedean Ammous – 2018- “Tiêu chuẩn Bitcoin ”).

Tỷ lệ stock-to-flow phản ánh điều gì?

Tỷ lệ stock-to-flow của một loại hàng hóa là thước đo mức độ khan hiếm. Chúng được tính bằng công thức:
Stock-to-flow = Lượng tài sản dự trữ hiện tại trên thị trường / Sản lượng sản xuất hàng năm

Tỷ lệ stock-to-flow cao làm cho vàng trở nên hấp dẫn như một kho lưu trữ giá trị. Ngay cả khi sản lượng sản xuất hàng năm tăng đáng kể cũng không làm cho vàng mất giá. Bởi việc khai thác vàng bổ sung hàng năm chỉ bằng một phần nhỏ so với trữ lượng hiện tại. Đặc điểm này đã khiến vàng nắm giữ một vai trò tiền tệ quan trọng trong lịch sử loài người như một vật lưu trữ giá trị. 

Hiểu một cách đơn giản, nếu nhu cầu sử dụng Kẽm hoặc Đồng tăng đột biến thì giá sẽ tăng. Lúc này, nếu đẩy mạnh sản xuất thì sản lượng đồng – kẽm sẽ tăng ồ ạt. Đến một lúc nào đó cung dư thì sẽ đẩy giá hàng tiêu dùng xuống. Còn riêng đối với vàng, dù nhu cầu thị trường tăng, các đơn vị đổ xô đi khai thác vàng để gia tăng sản lượng thì qua mỗi năm, giá vàng vẫn không hề giảm xuống. Vậy nên từ trước tới nay, vàng được coi là vật lưu giữ giá trị. Chúng không bị mất giá theo thời gian.

Dù  lịch trình cung cấp vàng tương đối ổn định trong quá khứ nhưng tương lai có thể sẽ thay đổi. Nếu phát hiện các mỏ vàng mới. Hoặc nếu công nghệ phát triển giúp khai thác tối ưu các mỏ vàng trong không gian thì nguồn cung sẽ tăng dẫn đến vàng có thể rớt giá. (Điều này không ai đoán trước được). Tuy nhiên Bitcoin lại hoàn toàn khác.

Với nguồn cung hữu hạn, Bitcoin chỉ có 21 triệu đồng tiền được khai thác. Và chúng sẽ không bao giờ phải chịu những cú sốc về nguồn cung biến đổi như vàng.
Vào thời điểm halving (tháng 5 năm 2020), khi phần thưởng khai thác trên mỗi khối giảm từ 12,5 xuống 6,25 BTC, ước tính rằng 18,375 triệu hoặc 88% Bitcoin được khai thác (Nguồn). Sau đó, tỷ lệ stock-to-flow của Bitcoin tăng gấp đôi từ 25 lên 50. Lúc này Bitcoin trở thành tài sản có tỷ lệ stock-to-flow cao nhất sau vàng. Ngay cả khi Bitcoin chỉ đạt được một phần nhỏ giá trị vốn hóa thị trường của vàng, cũng khiến Bitcoin tăng giá rất lớn. Một số nhà phân tích đã dự đoán rằng: khi mức vốn hóa thị trường là 1 nghìn tỷ Đô hoặc giá Bitcoin là 100.000 Đô vào sau thời điểm halving hơn một năm, sẽ chỉ bằng một phần nhỏ của toàn bộ vốn hóa thị trường của vàng (Nguồn).

 

Tóm lại:

Bitcoin có những khác biệt cơ bản về điều kiện kinh tế đối với cổ phiếu và trái phiếu. Và không thể so sánh đồng tiền này với hàng hóa tiêu thụ vì nguồn cung của Bitcoin hạn chế. Người đào Bitcoin sẽ không thể khai thác thêm khi toàn bộ 21 triệu đồng tiền đã được khai thác. Do đó, việc so sánh Bitcoin với các tài sản thay thế khác Alternative sẽ hợp lý hơn.

Tài sản thay thế Alternative là gì?

Tài sản thay thế Alternative là một loại tài sản đặc biệt. Chúng không phải là cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay hàng hóa. Bản chất của loại tài sản này khá phức tạp. Độ rủi ro của Alternative cao nhưng lợi nhuận mang lại siêu khủng. Các nhà đầu tư, các tổ chức sẵn sàng chi tiền vào tài sản Alternative vì nhiều lý do. Họ muốn tìm kiếm lợi nhuận tuyệt đối nên sẵn sàng đầu tư vào quỹ đâu tư tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm; Muốn sử dụng bất động sản và tài sản cơ sở hạ tầng để đa dạng hóa công việc kinh doanh và tăng thu nhập; Muốn tham gia vào các quỹ đầu cơ, quỹ phòng hộ, quỹ tương lai… để giảm thiểu rủi ro nếu gặp khủng hoảng.

Hầu hết, các tài sản Alternative đều có tính thanh khoản thấp. Bên cạnh đó, chúng cũng ít quy định ràng buộc và tính minh bạch thấp. Thêm vào đó, giá thị trường của tài sản Alternative có thể không có sẵn. Vì vậy, chúng khó định giá và cần phải tính đến phần bù trừ rủi ro thanh khoản.

Lưu ý khi đầu tư tài sản Alternative:

Dữ liệu về rủi ro và lợi nhuận trong quá khứ của tài sản Alternative không phải là căn cứ đáng tin cậy để xem xét. Thậm chí, những dữ liệu này có thể bị can thiệp. Chúng cũng có thể bị che dấu nên thiếu tính khách quan, minh bạch. Lịch sử biến động giá cũng thiếu chính xác so với các khoản đầu tư truyền thống. Nhất là với các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường rất khó tiếp xúc với một số tài sản Alternative nhất định vì nhiều quỹ đầu cơ yêu cầu các nhà đầu tư phải được công nhận về mặt tài chính.… Do đó, các nhà đầu tư luôn phải cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định rót tiền vào các tài sản Alternative.

Thị trường tài sản thay thế Alternative

Thị trường tài sản thay thế đã có sự phát triển vượt bậc trong thập kỷ qua. Các tài sản thay thế toàn cầu đang được quản lý đã tăng từ 6,43 nghìn tỷ Đô (cuối 2013) lên hơn 10 nghìn tỷ Đô (giữa năm 2019). Công ty nghiên cứu thị trường Preqin dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục tăng. Và lượng tài sản mà các nhà quản lý đầu tư nắm giữ sẽ tăng hơn nữa lên 14 nghìn tỷ USD vào năm 2023 (Nguồn).

Do thời gian định giá tài sản bị kéo dài, tăng trưởng kinh tế suy yếu và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng, thập kỷ tới sẽ là một thập kỷ đầy thách thức. Do đó, để tìm kiếm sự đa dạng hóa cao hơn, các nhà đầu tư bị bỏ đói đang tìm kiếm các tài sản thay thế. Hơn 80% các nhà đầu tư có kế hoạch tăng cường phân bổ cho các giải pháp thay thế trong 5 năm tới (Nguồn). Như vậy, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường rài sản thay thế cũng sẽ tăng lên. Lượng bột khô mà các nhà quản lý quỹ tích lũy được ở mức cao nhất mọi thời đại. Và chúng vượt qua 2 nghìn tỷ USD vào năm 2018 (xem Hình 1)

Hình 1: Vốn bột khô của tư nhân toàn cầu 
Hình 1: Vốn bột khô của tư nhân toàn cầu 
** Bột khô: Thuật ngữ tiếng lóng Dry Power. Chúng có nghĩa là chứng khoán thị trường có tính thanh khoản cao và được xem như tiền mặt. Tiền mặt được giữ để trang trải các nghĩa vụ trong tương lai hoặc để mua lại tài sản.

Trong môi trường kinh tế đầy thách thức này, việc tìm kiếm lợi nhuận vẫn tiếp tục. Ngay sau khi các nhà đầu tư nhận ra rằng tài sản kỹ thuật số có các đặc điểm tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận Risk-Return độc nhất không có ở các tài sản thay thế khác, chúng ta có thể mong đợi sự phân bổ lớn hơn vào Bitcoin. Trong một báo cáo của Stack, lợi ích đa dạng hóa từ việc phân bổ đầu tư vào Bitcoin là rất lớn và làm tăng đáng kể tỷ lệ Sharpe của danh mục đầu tư (Nguồn: Stack AM: “Trường hợp cho Bitcoin”).

So sánh vốn hóa thị trường của Bitcoin với các loại tài sản thay thế khác, rõ ràng Bitcoin vẫn chưa trở thành một mặt hàng chủ lực trong danh mục đầu tư. Và hầu hết các nhà đầu tư vẫn chưa tận dụng được cơ hội này.

Bảng bên dưới cho thấy tổng vốn hóa thị trường Capitalization của Bitcoin bằng xấp xỉ 2% (=171/8418) giá trị của vàng hoặc bằng khoảng 21% (=171/803) các khoản đầu tư vào vốn mạo hiểm VC. Từ quan điểm khác: Nếu chỉ 8% vốn khả dụng trên thị trường tư nhân (private: 2608) đổ vào Bitcoin, thì giá trị vốn hoá thị trường của nó sẽ tăng lên gần gấp đôi.

Bảng 1: Vốn hóa thị trường của các Tài sản thay thế được chọn (tính bằng tỷ USD)
Bảng 1: Vốn hóa thị trường của các Tài sản thay thế được chọn (tính bằng tỷ USD)

Tài sản số là một loại tài sản riêng biệt

Mặc dù lịch sử của Bitcoin vẫn còn tương đối ngắn và vẫn chưa thấy giá biến động như thế nào trong một cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc thời kỳ rủi ro kéo dài, nhưng đặc điểm tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận của tài sản kỹ thuật số không giống như các loại tài sản truyền thống. Thực tế, giá Bitcoin di chuyển gần như độc lập với cổ phiếu, tiền tệ, các yếu tố kinh tế vĩ mô và hàng hóa kim loại quý.

Bitcoin phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể liên quan đến thị trường tài sản kỹ thuật số. Cụ thể là động lượng Momentum và sự chú ý của nhà đầu tư. Những yếu tố này là đặc điểm giải thích rủi ro dài hạn và hiệu suất sinh lợi của Bitcoin. (Nguồn: Tsyvinski, Aleh; Liu, Yukun (2018): “Rủi ro và lợi nhuận của tiền điện tử”. Tài liệu làm việc của NBER).

Các yếu tố thị trường truyền thống ảnh hưởng như thế nào đến Bitcoin?

Nhìn vào sự đồng chuyển động của cổ phiếu và Bitcoin, các mô hình truyền thống như mô hình ba yếu tố Fama-French, mô hình CAPM và Carhart không thể lý giải cho “lợi nhuận khủng” của việc đầu tư Bitcoin.

Quy mô, thị trường và giá mua chênh lệch cao thể hiện trên các mô hình này giải thích một phần lớn sự thay đổi trong lợi nhuận của cổ phiếu. Tuy nhiên, chúng không giải thích được trong trường hợp của Bitcoin vì nó tạo ra Alpha. Alpha dùng để mô tả lợi nhuận thặng dư vượt mức mà các yếu tố rủi ro không thể giải thích theo cách thống kê thông thường. Alpha càng lớn thì khoản đầu tư sinh lợi sẽ tốt hơn. Trong trường hợp này, Alpha của Bitcoin dao động từ 16% đến 19% cho các mô hình đã đề cập ở trên. (Chỉ số lợi suất Anpha từ các mô hình này của Bitcoin được đánh giá là đạt ở mức khá).

Đặc biệt, không có bằng chứng nhất quán nào cho thấy tài sản kỹ thuật số chịu biến động như các loại tiền tệ truyền thống. Xem lại năm đồng tiền chính là:  Đô la Úc, Đô la Canada, Euro, Đô la Singapore và Bảng Anh, số Alpha ở đây khá lớn (khoảng 24%), vẫn lớn hơn so với Alpha của Bitcoin.

Phân tích ảnh hưởng của các hàng hóa như vàng, bạch kim và dầu thô, không có sự chênh lệch nào giữa lợi nhuận của những hàng hóa này và Bitcoin. Đối với các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng tiêu dùng không lâu bền, tăng trưởng tiêu dùng lâu bền, tăng trưởng sản xuất công nghiệp và tăng trưởng thu nhập cá nhân… không có yếu tố rủi ro nào có thể giải thích lợi nhuận của Bitcoin.

Các yếu tố thúc đẩy thị trường tài sản số

Vì những yếu tố truyền thống này không giải thích được biến động giá Bitcoin. Vì vậy, các nhà phân tích đã phải tìm kiếm thứ khác. Thị trường tài sản kỹ thuật số được phát hiện là có các đặc điểm rủi ro-lợi nhuận độc đáo không giống các thị trường truyền thống.

Động lượng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Bitcoin

Người ta đã phát hiện ra: động lượng (Momentum) là yếu tố dự đoán về lợi nhuận của Bitcoin. Momentum mô tả xu hướng hoạt động tốt của một tài sản trong tương lai nếu nó hoạt động tốt trong quá khứ. Nếu một tài sản có lợi nhuận âm trong quá khứ. Thì lợi nhuận sẽ kém hơn trong tương lai gần.

Yếu tố động lượng được xem là yếu tố bền vững, vì nó liên quan đến xu hướng thị trường. Lợi tức hàng ngày của Bitcoin có tỷ lệ thuận với lợi nhuận trong tương lai của nó. (tính theo khung thời gian giao dịch hàng ngày hoặc một đến bốn tuần sắp tới). Do đó, lợi nhuận hiện tại tốt sẽ dự đoán gần đúng lợi nhuận trong tương lai cũng tốt.

Lượt tìm kiếm trên Google ảnh hưởng đến giá Bitcoin

Sự chú ý của nhà đầu tư thể hiện ở số lượng tìm kiếm trên Google cho từ khóa “Bitcoin”. Lượng tìm kiếm giúp lý giải cho lợi nhuận dương trong một hay hai tuần tới. Và nếu tâm lý nhà đầu tư tiêu cực về đồng tiền này sẽ làm giảm lợi nhuận của Bitcoin. Giả sử trên Google người dùng tìm kiếm nhiều các cụm từ tiêu cực như “Bitcoin bị hack”. Như vậy lợi nhuận Bitcoin có thể bị âm trong ngắn hạn.

Tóm lại, các biến số thúc đẩy Bitcoin tăng giá xuất phát từ sự chú ý và nhu cầu của mọi người với tài sản số. Cộng đồng quan càng tâm càng khiến cho động lượng Momentum trở nên mạnh hơn. Do đó có tác động rất lớn đến các xu hướng giá trong thời gian ngắn hạn.

Lưu ý:

các biến số có thể quan trọng như giá vàng và dầu. Độ biến động giá cũng như các chỉ số luôn được xem xét như như khối lượng giao dịch và địa chỉ ví coin dường như không có ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Bitcoin (Nguồn). Tuy nhiên, do bản chất đầy năng lượng của Bitcoin như. Giá luôn không ngừng đổi và có xu hướng tăng qua từng thời kỳ. Hệ sinh thái tiền số không ngừng phát triển,… Tất cả những yếu tố này có lẽ sẽ thay đổi theo thời gian (Nguồn).

Bitcoin – Một tài sản thay thế Alternative với tính thanh khoản cao

Không giống như nhiều tài sản thay thế khác, Bitcoin có tính thanh khoản cao. Bởi Bitcoin có  khả năng thay thế và khả năng tài chính hóa cao. Thị trường hợp đồng tương lai đã gia tăng rất lớn về khối lượng trong vài năm qua. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của các nhà đầu tư ngày càng tăng.

Hình 2: Hợp đồng tương lai và Quyền Chọn Mở của Bitcoin
Hình 2: Hợp đồng tương lai và Quyền Chọn Mở của Bitcoin

Trái ngược với tính minh bạch thấp và tính sẵn có của các tài sản thay thế khác. Nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với các yếu tố rủi ro-lợi nhuận phi truyền thống của Bitcoin. Từ đó kết quả mang lại là lợi ích đa dạng hóa của nó.

Hơn thế nữa, trong khi việc quản lý các tài sản như: quỹ đầu cơ, quỹ bất động sản… rất tốn kém và phức tạp. Thì việc đầu tư vào Bitcoin lại rất đơn giản và cực rẻ vì không tốn phí quản lý. Nhờ vậy, mọi nhà đầu tư lớn nhỏ đều có thể tự vận hành công việc đầu tư của mình.

Các nhân tố về pháp lý cũng như thuế của Bitcoin và nhiều tài sản kỹ thuật số khác vẫn đang biến đổi và có sự khác nhau giữa các khu vực và quốc gia. Càng ngày các tổ chức tài chính truyền thống quan tâm đến tiền điện tử. Điều này  thể hiện qua việc cung cấp giải pháp lưu ký Custody và tung ra các giải pháp bảo hiểm có phạm vi đầy đủ cho tài sản của khách hàng. Chắc chắn trong tương lai gần, các nước trên thế giới sẽ đưa ra nhiều quy định rõ ràng hơn. Đồng thời họ sẽ chấp nhận rộng rãi Bitcoin hơn.

Kết luận

Thường thì sau khi giá Bitcoin đạt đỉnh (ATH) thì giá sẽ giảm thê thảm. Bạn sẽ thấy vô vàn  tin trên báo đài nói những điều tiêu cực về Bitcoin. Rằng Bitcoin là bong bóng giá, là một tài sản, kho lưu trữ giá trị thất bại. Tuy nhiên, thay vì tin vào cái gọi là tin tức, thay vì quan tâm đến các ngôn ngữ lạm dụng “giật tít câu view”, chúng ta hãy nguyên ý nghĩa ban đầu của tài sản lưu trữ giá trị. Bởi Bitcoin một loại tài sản được giữ lâu bền, không thể tiêu hao, dòng tiền cash-flow bằng không, có mối tương quan thấp với các tài sản truyền thống. Tóm lại, bạn nên tin vào chính mình. Nên tin vào quyết định của mình, tự mình nghiên cứu và tự mình đầu tư!

Nhìn dưới góc độ này, Bitcoin là cơ hội đầu tư hấp dẫn với lợi nhuận khủng.

Nó không chỉ không quan gì đến các tài sản truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa mà nó còn mang lại sự đa dạng hóa thực sự do yếu tố lợi suất rủi ro – lợi nhuận  độc đáo khó mà tìm thấy ở các thị trường truyền thống. Với thị trường truyền thống – rủi ro cao – lợi nhuận cao nhưng Bitcoin có rủi ro cao không? Tự bạn trả lời nhé!

Như vậy, nhờ những đặc điểm riêng mà Bitcoin trở thành một loại tài sản riêng biệt. Nhờ các giải pháp bảo hiểm, lưu ký tiên tiến Custody và lượng bột khô Dry powder đầu tư đáng kể đang được triển khai, càng ngày càng nhiều tổ chức kinh tế chấp nhận “đồng tiền vàng kỹ thuật số” này.

Từ đây, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng: chắc chắn các nhà đầu tư sẽ ngày càng rót vốn cho các tài sản kỹ thuật số để thu lợi từ các khoản bảo hiểm từ tài sản thay thế Alternative này.