Trong chuỗi cung ứng, Blockchain làm được rất nhiều thứ khi tham gia vào chu trình này. Nhờ tính phi tập trung, các Node Blockchain có thể phân nhiều cấp giúp cho việc quản lí và phân phối trong các chuỗi cung ứng trở nên nhanh hơn mà không nhờ vào máy chủ hay một hệ thống quản trị nào. Nào chúng ta hay cùng đến với bài viết sau đây.

Chuỗi cung ứng thực ra là gì?

Chuỗi cung ứng (Supply chain) là một mạng lưới gồm nhà sản xuất và doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động phân phối một sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể nào đó đến người dùng cuối. Một hệ thống chuỗi cung ứng cơ bản thường liên quan đến các nhà cung cấp thực phẩm hoặc nguyên liệu thô, các nhà sản xuất liên quan đến chế biến, các công ty hậu cần và các hệ thống bán lẻ.

Mô hình quản lý vận chuyển hiện tại gây khó khăn cho việc duy trì một hệ thống chuỗi cung ứng nhất quán. Hầu hết các chuỗi này đều gặp khó khăn khi cố gắng tích hợp tất cả các bên liên quan. Không quản lý tốt Chuỗi cung ứng cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa công ty của bạn cao hơn đối thủ, đẩy giá bán của người dùng cuối tăng cao và gây thiệt hại cho công ty.

Ứng dụng Blockchain: Chuỗi cung ứng

Một số vấn đề cấp bách nhất của chuỗi cung ứng có thể được giải quyết bằng việc sử dụng công nghệ Blockchain vì nó cung cấp nền tảng để ghi lại, truyền và chia sẻ dữ liệu – một cách tối ưu và an toàn nhất cho hệ thống Chuỗi cung ứng của bạn.

Lợi ích của việc sử dụng blockchain cho chuỗi cung ứng

Vì các blockchain được thiết kế theo cấu trúc phân tán (có tính phi tập trung) nên chúng có khả năng ngăn chặn các sửa đổi hoặc giả mạo từ người dùng và các bên liên quan trong supply chain. Một Blockchain bao gồm một chuỗi các khối dữ liệu liên tiếp nhau, được liên kết thông qua các kỹ thuật mã hóa để đảm bảo dữ liệu được lưu trữ không thể bị thay đổi hoặc giả mạo. Trừ khi toàn bộ các Node trong mạng lưới đồng ý xác thực thay đổi thì khối đó mới được sửa đổi.

Do đó, các hệ thống Blockchain cung cấp một sự an toàn và đáng tin cậy để truyền tải thông tin. Công nghệ Blockchain có thể cực kỳ hữu ích khi được ứng dụng vào Chuỗi cung ứng hàng hóa. Cùng tham khảo qua vài lợi ích mà nó mang lại qua các ví dụ sau.

Hồ sơ minh bạch và bất biến

Giả sử, một số công ty và tổ chức làm việc cùng nhau. Họ có thể sử dụng hệ thống Blockchain để ghi lại những thỏa thuận trong hợp đồng. Bất kỳ thành viên nào trong chuỗi cung ứng đều có thể thấy những gì đang diễn ra khi các nguồn lực chuyển từ công ty này sang công ty khác. Vì các bản ghi dữ liệu không thể thay đổi nên sẽ đảm bảo sự tin tưởng của các bên.

Ứng dụng Blockchain: Chuỗi cung ứng

Ứng dụng Blockchain vào chuỗi cung ứng giúp giảm thiểu chi phí

Có nhiều vấn đề phát sinh trong supply chain. Các doanh nghiệm có hàng hóa dễ bị hỏng khi vận chuyển không thể theo dõi công ty vận chuyển nào đã gây ra thiệt hại này. Nhờ áp dụng Blockchain chúng ta có thể quản lí được những tổn thất trong những khâu vận chuyển. Tiền điện tử trong Blockchain không bị tính phí khi sử dụng, là một cơ hội tốt đối với các công ty lớn nhằm giảm thiểu chi phí

Tạo Khối dữ liệu tương tác

Blockchain giúp các tổ chức kết nối và duy trì kho lưu trữ dữ liệu trong một hợp đồng. Mỗi Node của mỗi tổ chức đều có thể thêm dữ liệu mới và xác minh tính toàn vẹn của chúng. Điều này có nghĩa là tất cả các thông tin được lưu trữ trên một khối chung (Block) đều có thể truy cập được cho tất cả các bên liên quan. Vì vậy, một công ty có thể dễ dàng xác minh được những thông tin từ các tổ chức khác nhau.

Công nghệ Blockchain có thể thay thế phần mềm EDI

Hiện nay, công cụ EDI được xem là công cụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp. EDI có thể xử lí in ấn, sao chép, lưu trữ hồ sơ, bưu chính, thu hồi tài liệu và các chi phí trong việc trao đổi thông tin, thư tín. Tuy nhiên, dữ liệu này thường xuyên đi ra theo đợt, thay vì theo thời gian thực. Với blockchain, thông tin sẽ được cập nhật thường xuyên và có thể nhanh chóng được phân phối cho tất cả các bên liên quan.

Những thách thức của việc áp dụng blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng

"Hạn

Khó khăn trong việc triển khai hệ thống

Một hệ thống quản lí thông minh nhưng vẫn là chưa đủ khi nó chưa được nhiều người sử dụng. Doanh nghiệp có thể sẽ tốn nhiều tài nguyên để xây dựng hoàn thiện vào Chuỗi cung ứng.

Điển hình như, nhiều công ty góp phần vào 1 chuỗi cung ứng cung, nhưng nhiều công ty uy tín không có đủ tiềm lực để đầu tư vào công nghệ Blockchain chung. Điều này gây cản trở khi các bên bắt đầu làm việc lại với hệ thống quản lí truyền thống và sử dụng 2 hệ trống quản trị song song gây hao phí tài nguyên chung.

Mong được nhiều quyền lợi hơn

Một tổ chức vẫn luôn muốn đạt được nhiều lợi ích hơn trong chuỗi cung ứng mà mình tham gia. Việc công nghệ Blockchain đem lại sự minh bạch trong các tiến trình có thể là điều mà các tổ chức không mong muốn.

"Hạn

Thay đổi cách quản lý

Một khi hệ thống Blockchain được áp dụng vào các tổ chức. Nhân viên trong tổ chức đó cần phải học cách sử dụng công nghệ mới chưa kể sẽ tốn tài nguyên và thời gian để nhân sự có thể làm quen với các thay đổi trong chu trình quản lí của tổ chức.

Lời kết

Công nghệ Blockchain có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của các tổ chức theo nhiều cách khác nhau, từ sản xuất và xử lý đến hậu cần và trách nhiệm. Do đó, việc sử dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng chắc chắn có khả năng thay thế mô hình quản lý Chuỗi cung ứng hiện này. Nếu bạn đang tham gia vào một chuỗi cung ứng bất kì đừng quên cập nhật những tin tức mới nhất về Công nghệ Blockchain tại BitcoinVN News.

Đọc thêm: Series ứng dụng công nghệ Blockchain