Công nghệ Blockchain ban đầu được tạo ra để tham gia vận hành cho các giao dịch tài chính bằng tiền điện tử trong nền kinh tế. Nhưng dần dần nó ngày càng được mở rộng và hiện giờ các nhà lập pháp nhận thấy chúng có thể ứng dụng vào hệ thống quản trị công để cải thiện quản trị của nhà nước.
Tại sao các chính phủ nên xem xét áp dụng Blockchain?
Công nghệ chuỗi khối Blockchain có nhiều lợi thế và tiềm năng trong quản trị công (Governance). Có một vài lý do chính để nhà nước và chính phủ xem xét tận dụng công nghệ hàng đầu này. Bởi tính phân cấp hệ thống, tính toàn vẹn dữ liệu và minh bạch – cùng với hiệu quả tốt hơn và giảm chi phí hoạt động.
Tính phân cấp và toàn vẹn dữ liệu
Trong thực tế, các cơ quan quản lý khác nhau có thể đóng vai trò là người xác nhận, mỗi người đóng góp vào quá trình phân phối và xác minh dữ liệu. Điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng giả mạo dữ liệu và gian lận.
Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ, trường đại học và công dân cũng có thể được làm Node xác nhận để xử lí các khối trong Blockchain. Điều này sẽ dẫn đến mức độ phân cấp cao hơn qua các Node, các cơ chế xác minh này có thể ngăn ngừa các loại lỗi phổ cho hệ thống – chẳng hạn như lỗi nhập dữ liệu.
Ví dụ: Một khối dữ liệu (Block) thiếu thông tin cơ bản sẽ bị mạng lưới phân tán từ chối và dừng tiến trình giao dịch.
Blockchain còn có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bầu cử của một quốc gia. Bầu cử công bằng và cởi mở là một trong những rào cản lớn của nền dân chủ. Nhờ vào hệ thống phân tán của Blockchain các nhà hoạt động dân chủ có thể sử dụng Blockchain như một giải pháp để cải thiện quá trình bỏ phiếu trực tuyến an toàn và thiết thực.
Ví dụ: Bang West Virginia đã thí điểm một ví dụ thực tế về một hệ thống như vậy trong cuộc bầu cử tại Bang này giữa nhiệm kỳ 2018 của Hoa Kỳ.
Minh bạch
Theo cơ chế hoạt động hiện tại, hầu hết Dữ liệu của chính phủ được lưu trữ bằng cơ sở dữ liệu tập trung (Database). Được kiểm soát trực tiếp bởi các cơ quan đủ thẩm quyền truy cập. Hay một số cơ sở dữ liệu nằm trong tay chỉ một vài người, khiến cho việc thao tác truy cập trở nên khó khăn. Vì vậy Blockchain có thể được cho là giải pháp khắc phục bởi vì nó có thể phân cấp quá trình xác minh truy cập và lưu trữ dữ liệu cho nhiều bên nhằm phân chia quyền lực một cách hiệu quả.
Blockchain sử dụng thông tin minh bạch làm giảm sự nghi ngờ giữa các cơ quan chính phủ và dân thường. Bằng cách cấp quyền truy cập dài hạn vào hồ sơ mà các quan chức thực thi pháp luật và các tổ chức giám sát, để thuận tiện cho quá trình quản lí và giám sát tham nhũng và lạm quyền.
Tăng sự hiệu quả cho hệ thống quản trị công
Một lý do khác để sử dụng Blockchain trong quản trị là để giảm chi phí hoạt động bằng cách tối đa hóa hiệu quả công tác xử lí trong một quốc gia. Chính phủ dựa vào tiền đóng thuế để để có ngân sách chi trả các hoạt động đối nội và đối ngoại. Rất thích hợp cho hệ thống blockchain và hợp đồng thông minh có thể được sử dụng để tự động hóa các nhiệm vụ và quy trình công việc. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể thời gian và tiền bạc cho quy trình quản trị công.
Hạn chế của Blockchain trong quản trị công
Tài sản được đưa vào nền tảng phi tập trung cho rất nhiều lợi thế nhưng cũng có thể là một bất lợi trong một số trường hợp:
Các bản ghi/ nhập dữ liệu phải được xác thực về độ chính xác thông tin một cách kĩ lưỡng tránh tình trạng nhập sai. Vì dữ liệu trên Blockchain cần nhiều thời gian để chỉnh sửa.
Mặc dù một số nền tảng Blockchain có thể được thiết kế cho phép thay đổi dữ liệu, nhưng điều này đòi hỏi phải có sự chấp thuận (đồng thuận) của hầu hết các Node xác thực. Có thể dẫn đến những tranh chấp 51% và gây bất đồng. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể được giải quyết nhanh chóng trên các Blockchain riêng không yêu cầu mức độ phân cấp cao.
Đi kèm với tính minh bạch của hệ thống, người dùng Blockchain dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân và xâm phạm về quyền riêng tư. Điều này có thể xung đột với các thủ tục liên quan đến tài liệu và hồ sơ cá nhân.
Cuối cùng, cần lưu ý rằng chính phủ có thể đưa ra những trở ngại cho việc áp dụng công nghệ Blockchain. Bởi vì các nhà chức trách không muốn dùng nó hoặc cố tình không hiểu giá trị của công nghệ blockchain. Nếu theo chiều hướng tiêu cực, các thành viên của chính phủ có dính dáng đến tham nhũng vẫn đang cố thủ và chống lại việc áp dụng blockchain để bảo vệ lợi ích cho vị trí của mình.
Lời kết
Mặc dù có những nhược điểm tiềm tàng này, có một số ngách vẫn có thể sử dụng Blockchain trong quản trị công. Từ việc tăng cường tính minh bạch đến hợp lý hóa quy trình thu thuế, các mạng lưới phân tán có thể giúp các chính phủ hoạt động hiệu quả hơn và xây dựng mức độ tin cậy cao hơn với công dân của họ.
Công nghệ Blockchain thật tuyệt với phải không nào! Tiếp tục theo dõi BitcoinVN News để cập nhật những thông tin bổ ích nữa nhé.
Đọc thêm: Ứng dụng Blockchain trong ngành tài chính ngân hàng