Trong không gian sống hằng ngày của bạn luôn có ít nhất một thiết bị liên quan đến IoT. Từ cái ti vi, điện thoại thông minh, máy tính, máy sức khỏe… Các thiết bị này góp phần cải thiện cho cuộc sống của chúng ta. Hãy cùng BitcoinVN News tìm hiểu xem nếu Blockchain kết hợp với IoT thì sẽ tốt hơn hay hạn chế đi nhé !
Internet vạn vật là gì?
Kể từ những ngày đầu của cuộc cách mạng kỹ thuật số năm 1950, một loạt các công nghệ mang tính đột phá đã được tạo ra. Mặc dù ban đầu chỉ giới hạn ở một vài cá nhân nhưng về sau đã phát triển rất nhanh và trở thành một mảng ngành được các nhà phát triển gọi tắt là IoT viết tắt của Internet of thing.
Công nghệ IoT đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong Thời đại Máy tính. IoT là sự hội tụ của các loại thiết bị cải tiến khác nhau (như chip RFID, cảm biến và Internet) phục vụ một nhu cầu nào đó của con người. Thiết bị điện tử IoT phải được kết nối được với Internet giúp nó tham gia vào một mạng để người dùng có thể quản lí IoT từ xa hoặc online.
Lịch sử phát triển
Việc sử dụng IoT được nghiên cứu đầu tiên là tại MIT. Một nhóm sinh viên đại học đã sử dụng các cảm biến giá rẻ để theo dõi máy phân phối Coca-cola (máy bán hàng tự động). Năm 1994, công nghệ IoT có nhiều bước tiến hơn khi một bài báo của tạp chí Reza Raji đề xuất cho họ ý tưởng; “di chuyển các gói dữ liệu để tự động hóa trong nhà cửa và nhà máy sản xuất’’.
Năm 1990, tập đoàn phát triển công nghệ Microsoft cùng với một số công ty khác bắt đầu thử nghiệm những ý tưởng trên. Từ 2002 , nhiều cơ quan truyền thông bắt đầu thảo luận về những đột phá của IoT – chẳng hạn như việc sử dụng các thiết bị thông minh được kết nối với nhau liên kết với hệ thống thông tin giám sát. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 2008 mới được coi là năm khai sinh chính thức của ngành công nghiệp IoT. Khi các thiết bị điện tử được kết nối với Internet nhiều hơn cả con người.
IoT phục vụ những đối tượng nào ?
Công nghệ IoT có thể được triển khai theo nhiều cách khác nhau để áp dụng trong công việc cá nhân hoặc các tổ chức. IoT phục vụ các nhu cầu cơ bản trong gia đình bạn. Chúng được ứng dụng trong các hệ thống Nhà thông minh (smart home) có thể giúp điều khiển các thiết bị điện tử kiểm soát độ sáng của các bóng đèn, máy điều hòa, lò sưởi, hệ thống vòi phun nước, ti-vi, hệ thống an ninh trong nhà …v..v. Các thiết bị này cũng có thể được kết nối với các vật dụng cá nhân khác như đồng hồ thông minh và điện thoại thông minh tablet để giúp người dùng giáp sát nhanh gọn hơn.
Ví dụ: Ý tưởng kết hợp Internet of Thing và AI của Mark Zuckerberg’s cho sản phẩm nhà thông minh
https://www.youtube.com/watch?v=vvimBPJ3XGQ
Nhà thông minh mang một hy vọng cải thiện chất lượng sống của người già và người khuyết tật bằng cách cung cấp công nghệ hỗ trợ cho họ – đặc biệt là đối với những người bị hạn chế về thị giác, thính giác hoặc khả năng di chuyển. IoT có thể sử dụng các cảm biến theo thời gian thực cảnh báo các thành viên gia đình khi nhịp tim của họ không bình thường hoặc khi người bệnh bị ngã.
Nếu ứng dụng IoT vào chính phủ. Như chúng ta thấy, bắt đầu từ năm 2019 nhà nước Việt Nam chính thức cho lắp đặt camera giao thông phủ khắp trên mọi tuyến đường. Điều đó sẽ làm cơ sở để giám sát các hoạt động giao thông, mang lại lợi ích an ninh cho người dân giúp xử lí các vấn đề phát sinh như mất cắp, quay lại điều tra các vụ tai nạn giao thông hay điều tra các vụ mua bán ma túy trái phép vân vân.
Blockchain và IoT
Nhiều hệ thống IoT có thể sẽ phụ thuộc vào các giao dịch tài chính giữa các đối tượng kỹ thuật số. Điều này sẽ yêu cầu các thiết bị IoT được kết nối theo nền tảng máy với máy Machine to machine (M2M) – là trao đổi Coin giữa các thiết bị IoT. Hiện nay các thiết bị IoT có mặt ở khắp mọi nơi nên dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng đối với giao dịch tài chính tương thích IoT.
Lúc đầu, nhiều người tin rằng chính Blockchain sẽ là khung cơ bản cho nền kinh tế Machine to machine – M2M vì nó phù hợp với các khoản thanh toán nhỏ và được sử dụng rộng rãi với tiền điện tử. Tuy nhiên, nhiều mạng Blockchain bị hạn chế vì giới hạn số lượng giao dịch mỗi giây mà thiết bị có thể xử lý. Vì hầu hết Blockchain được triển khai trên cơ chế đồng thuận Proof of Work và Proof of Stake nên bị hạn chế về khả năng mở rộng. Khiến chúng không phù hợp để xử lý các giao dịch M2M trên quy mô lớn.
Ứng dụng Blockchain internet of thing thử nghiệm – IOTA
Ứng dụng Internet of Things IOTA là một dự án tập trung vào các giải pháp IoT và nhằm mục đích trở thành ứng dụng trung tâm tương tác giữa máy với máy Machine to machine – M2M. IOTA là một giao thức sổ cái phân tán sử dụng mã nguồn mở. Không giống như Bitcoin, ứng dụng IOTA không yêu cầu các công cụ khai thác xác minh các giao dịch bởi vì IOTA không dựa trên mạng lưới Blockchain, mà dựa trên một luồng các giao dịch được kết nối với nhau được gọi là Tangle.
Tangle bao gồm một mạng lưới nơi các giao dịch có thể được xác minh trực tiếp bởi người dùng với yêu cầu người dùng đã thực hiện thành công hai giao dịch khác trước đó. Giới hạn giao dịch xử lí mỗi giây phụ thuộc trực tiếp đến số lượng người dùng có trong mạng.
Ứng dụng IOTA là một loại tiền điện tử phức tạp và đang trong quá trình thử nghiệm, nhiều vấn đề kỹ thuật đã được người dùng (thử nghiệm) báo cáo. Độ hiệu quả của cấu trúc Tangle trên IOTA chưa thuyết phục người dùng và gọi vốn từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, IOTA đã đưa ra một số khái niệm thú vị, sáng tạo và nếu các nhà phát triển có thể khắc phục được những hạn chế đó để Tangle phù hợp với các thiết bị IoT và M2M thì chúng ta vẫn có thể mong đợi từ nền tảng công nghệ của IOTA.
Lời kết
Blockchain kết hợp với Internet of Things (IoT) cho phép tự động hóa, giám sát và kiểm soát các thiết bị trên quy mô lớn. Điều này chắc chắn sẽ cải thiện cuộc và tăng % doanh số của các ngành công nghiệp. Tiền điện tử có cơ hội là một phần quan trọng trong cuộc cách mạng IoT. Cùng đón đọc các bài viết tiếp theo thuộc series Ứng dụng Blockchain của BitcoinVN News nhé!