Dù mới ra đời không lâu nhưng TON và Toncoin – những sản phẩm của Telegram – đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư cùng giới đam mê công nghệ. Vậy TON và Toncoin là gì? Đồng tiền này có tiềm năng không? Có nên dành khoản tiết kiệm của bạn để đầu tư vào nó?

Những gì BitcoinVN News chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Tóm tắt nhanh: TON và Toncoin là gì?

TON (The Open Network) là một blockchain được thiết kế để để mở rộng tương tác chuỗi chéo (scalable cross-chain interoperability). Ban đầu, TON được phát triển bởi Telegram, nhưng hiện được quản lý bởi TON Foundation. Toncoin là token gốc của TON, đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch và hoạt động mạng của các ứng dụng xây dựng trên TON.

TON mở rộng mạng blockchain bằng cách chia công việc thành nhiều phần, chạy đồng thời trên nhiều chuỗi. Điều này giúp mạng trở nên nhẹ và hiệu quả hơn.

Gần đây, Telegram cũng đã công bố tích hợp ví TON (TON Space) vào ứng dụng nhắn tin của mình.

Ban đầu, Toncoin được phát triển bởi Telegram
Ban đầu, Toncoin được phát triển bởi Telegram

Ngày 13/9/2023, Telegram thông báo tích hợp ví tiền điện tử TON Space vào ứng dụng nhắn tin, giúp người dùng truy cập dịch vụ tài chính trên nền tảng TON. Với hơn 800 triệu người dùng, Telegram đặt mục tiêu mở rộng giải pháp tài chính phi tập trung và thúc đẩy sử dụng mạng blockchain TON.

“Telegram cam kết giữ vững tự do ngôn luận trong kỷ nguyên kỹ thuật số này và coi trọng quyền sở hữu danh tính và tài sản của người dùng. TON Space được giới thiệu như công nghệ giúp người dùng thuận tiện hóa việc này, đặt quyền sở hữu kỹ thuật số vào tay người dùng và cung cấp cho các dự án TON công cụ tiếp cận đối tượng thông qua tích hợp Web3/Web2 lớn nhất từ trước đến nay.”

John Hyman, Giám đốc đầu tư của Telegram.

Trước khi đổi tên thành The Open Network, mạng TON có tên là Telegram Open và ra mắt testnet vào 2019. Do xung đột quy định, TON tạm dừng phát triển và sau đó tiếp tục với tên gọi The Open Network (TON) cho đến thời điểm hiện tại. Với mục tiêu xử lý hoạt động tài chính của hơn 800 triệu người dùng, TON đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và người dùng tiền điện tử.

Những điều cần biết về mạng TON 

TON áp dụng cơ chế đồng thuận PoS

Mạng mở (TON) là một mạng hợp đồng thông minh Layer 1 phi tập trung được xây dựng cho các ứng dụng tài chính thông thường và chuyên dụng. Mạng hỗ trợ việc tạo ra các token thay thế được và không thay thế được. 

TON là một mạng Proof of Stake (PoS) tập trung vào cung cấp một nền tảng mở rộng cho hoạt động tài chính và là phương tiện để người dùng tương tác đa dạng trên cơ sở hạ tầng tài chính bền vững. Với cơ chế đồng thuận PoS và thiết kế linh hoạt, TON phát triển một mạng blockchain có khả năng hỗ trợ hàng tỷ người dùng mà không gặp vấn đề hỏng hóc hay giảm hiệu suất. Chuyển đổi từ Proof of Work (PoW) sang PoS là bước quan trọng để hướng tới mục tiêu này và đây đồng thời là nỗ lực để áp dụng một hệ thống đồng thuận thân thiện với môi trường.

TON là một mạng có máy ảo quản lý trạng thái, kết nối ứng dụng và tài khoản hợp đồng với mạng. Dự án tài chính phi tập trung có thể triển khai giải pháp trên mạng này. Theo báo cáo chính thức, có hơn 3 triệu tài khoản được tạo (tăng 143% so với năm trước) và hơn 700.000 tài khoản hoạt động. Việc liên kết với Telegram có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng đáng kể của TON.

Đã có hơn một triệu NFT được đúc trên TON

Mối quan hệ giữa TON và Telegram

Mạng TON là ý tưởng của Nikolai Durov, đồng sáng lập Telegram, nhằm kết nối người dùng internet, công nghệ blockchain và tiền điện tử. Được giới thiệu qua sách trắng vào 1/2018, TON dự kiến sử dụng đồng tiền gốc GRAM để thúc đẩy giao dịch P2P trên Telegram Open Network. 

Sự thành công của ứng dụng nhắn tin đã mở ra cơ hội để giới thiệu tiền điện tử cho cộng đồng, với quá trình phát triển do Nikolai Durov thự hiện và Pavel Durov đại diện cho dự án.

Telegram Open Network (TON) là mạng PoW Layer 1 có khả năng thực thi hợp đồng thông minh. TON đã thu hút sự chú ý của cơ quan quản lý và dẫn đến mâu thuẫn về quy định với SEC. Token GRAM cũng bị lợi dụng trong nhiều trường hợp lừa đảo.

TON huy động hơn 1 tỷ đô la qua nhiều chương trình tài trợ, phát hành token GRAM ở nhiều mức giá. Sau cuộc đàm phán với SEC, việc phát triển TON bị tạm dừng, tiền được hoàn trả cho các nhà tài trợ và Telegram rút khỏi dự án. 

TON được tái ra mắt với tên The Open Network, sử dụng mã nguồn của Telegram Open Network. TON Foundation tiếp tục phát triển dự án, đổi tên token gốc thành Toncoin và chuyển đổi cơ chế đồng thuận thành POS, và hiện tại vẫn đang tiếp tục phát triển theo hướng này.

Ban đầu, TON được phát triển bởi Telegram

Cách thức hoạt động của TON

TON giúp tiết kiệm chi phí và ít tốn tài nguyên

Mạng blockchain TON được thiết kế linh hoạt, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí giúp thu hút hàng triệu người dùng. Các ứng dụng nhắn tin thường yêu cầu cấu hình nhẹ và ít tốn tài nguyên hệ thống. Vì vậy, các ứng dụng được tích hợp vào các ứng dụng nhắn tin cũng nên hoạt động mà không làm tăng đáng kể nhu cầu về tài nguyên của thiết bị chạy chúng. Các nhà phát triển TON đã nhận thức được những yếu tố này và đã thiết kế mạng để đáp ứng các yêu cầutrên.

Cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS)

Đồng thuận là quá trình đạt được sự nhất quán trạng thái và tính hợp lệ của mạng. Ban đầu, TON sử dụng thuật toán Proof of Work (PoW) giống như Bitcoin và các mạng blockchain trước đó để duy trì sự thống nhất.

PoW tiêu tốn nhiều tài nguyên và là hệ thống đồng thuận nặng nề, đồng thời tiêu tốn nhiều công suất điện. Bằng cách thay PoW sang PoS, TON muốn giảm bớt những vấn đề này. TON  chạy bằng thuật toán BPoS (Block-Proof of Stake) –  một biến thể Byzantine Fault-Tolerant của thuật toán PoS.

Mạng đồng thuận PoS không dựa vào thợ đào như PoW. Thay vào đó, các trình xác thực khóa (stake) tài sản của họ để làm cơ sở đồng thuận. Các trình xác thực chọn và xác nhận khối dựa trên số lượng token được khóa trong node của họ. Độ bảo mật của mạng PoS phụ thuộc vào số lượng trình xác thực và token được khóa. Kẻ tấn công phải kiểm soát ít nhất 51% tài sản được khóa trên mạng mới có thể ảnh hưởng đến mạng (được gọi là tấn công 51%).

Tính đến thời điểm viết bài, TON có hơn 340 trình xác thực đặt tại 24 quốc gia, với hơn 488 triệu token gốc được stake. Trình xác thực nhận Toncoin như phần thưởng và người giữ token khác cũng có thể đóng góp vào bảo mật bằng cách stake token cho các nút xác thực. BPoS của TON đảm bảo mạng vẫn hoạt động, thậm chí khi khoảng 1/3 số trình xác thực không tham gia đồng thuận.

TON từng sử dụng cơ chế đồng thuận PoW trước khi chuyển sang PoS

Sharding

Sharding là một phương pháp tiếp cận mới cho khả năng mở rộng của blockchain. Các mạng như Zilliqa và Near Blockchain đã áp dụng công nghệ sharding, các nhà phát triển Ethereum cũng có kế hoạch thực hiện một công nghệ tương tự như một phần của bản nâng cấp Ethereum 2.0.

Nói một cách đơn giản, sharding chia nhỏ mạng blockchain thành các phần tự chủ nhưng có kết nối với nhau. Mỗi phần được gọi là shard và có khả năng thực thi các lệnh thông thường một cách độc lập. Trên TON, các work-chain được chia thành nhiều shard. Mỗi shard được giao các vai trò khác nhau và chúng duy trì trạng thái toàn cầu. Trạng thái toàn cầu loại bỏ nhu cầu các nút mạng phải xử lý mọi giao dịch, giúp xử lý giao dịch hiệu quả hơn nữa.

Workchain được chia thành nhiều Shard trên TON

Máy ảo TON (TVM)

Máy ảo là phiên bản phần mềm của CPU, nhận và thực thi lệnh từ các ứng dụng trên mạng phi tập trung. Trong trường hợp này, các ứng dụng bao gồm tài khoản hợp đồng và tài khoản người dùng.

Trong TON, TVM chơi vai trò tương tự như EVM trên Ethereum, tính toán lệnh từ các ứng dụng hợp đồng và thay đổi trạng thái mạng sau mỗi lần thực thi.Tương tự như máy bán hàng tự động, TVM điều khiển các biến trên mạng, cho phép nhà phát triển tạo ứng dụng tự động hóa các quy trình như chuyển nhượng tài sản, đúc tài sản và ký tin nhắn trên mạng.

The Open Network (TON) bao gồm hai chuỗi chính: masterchain và workchains. Masterchain quản lý nút xác thực, tài sản stake và đồng bộ hóa mạng. Các workchains xử lý yêu cầu từ hợp đồng và ứng dụng phi tập trung, được chia thành nhiều shardchains để xử lý giao dịch song song, giúp TON hỗ trợ hàng triệu người dùng với khả năng xử lý lượng lớn giao dịch mỗi giây và chi phí thấp.

TVM xử lý yêu cầu từ shardchains và thay đổi trạng thái, trong khi trình xác thực đạt đồng thuận qua BPOS, được điều phối bởi masterchain. TON khẳng định việc tạo mạng và duy trì một đường dẫn giao tiếp hiệu quả giữa masterchain và workchains sẽ tạo cơ sở cho việc trao đổi tài nguyên giữa các ứng dụng phi tập trung trên mạng.

TVM tương tự như EVM trên Ethereum

Toncoin là gì và những điều cần biết

Toncoin (TON) là token gốc và tiện ích của The Open Network, được sử dụng để thanh toán chi phí giao dịch và đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và hệ thống đồng thuận của TON. Trình xác thực và người dùng sẽ stake TON để bảo vệ mạng và nhận phần thưởng. Toncoin cũng đóng vai trò quan trọng trong quản trị của blockchain TON.

Những phát triển gần đây cũng đã đưa TON lên mức cao nhất trong sáu tháng qua.

Biểu đồ giá Toncoin

Nền tảng quản trị đồng Toncoin

Nền tảng quản trị trên chuỗi của TON được thiết kế và quản lý bởi Orbs Network. Chức năng của cơ sở này được đề xuất trong bài báo của Shahar Yakir và Ami Hazbany. Ton.vote, được thiết kế cho các đề xuất TON và ứng dụng trong hệ sinh thái của mình. TON Foundation là một trong những người dùng của nền tảng này.

Trên nền tảng này, cộng đồng có thể đề xuất cải tiến cho mạng hoặc các ứng dụng. Các đề xuất có thể liên quan đến quản lý tài chính hoặc cải tiến công nghệ. Thành viên DAO, những người nắm giữ TON hoặc token khác, có quyền biểu quyết tương đối dựa trên số lượng token họ sở hữu.

Nền tảng bỏ phiếu của Orbs Network tạo ra sự minh bạch và công bằng, bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra quy trình đồng thuận. Người đề xuất có thể chọn nhiều token và xác định các khía cạnh quan trọng, bao gồm thời lượng của quy trình bỏ phiếu. Một quyết định đáng chú ý từ TON DAO là đề xuất đóng băng hơn 2.5 tỷ đô la giá trị Toncoin không hoạt động trong quý đầu tiên năm 2023.

Vai trò của Toncoin trong mạng TON

Toncoin, không chỉ được sử dụng cho phí giao dịch, phần thưởng cho người xác thực và người stake, bỏ phiếu cho các đề xuất của TON Foundation, mà còn là phương tiện thanh toán cho các cơ sở như TON proxy và TON DNS. Nó cũng được tích hợp trong các ứng dụng phi tập trung trên mạng làm đơn vị tiền tệ cơ sở. 

TON được xem là đơn vị tiền tệ cơ sở trong các ứng dụng phi tập trung

Tính đến tháng 9 năm 2023, lượng cung đang lưu hành là hơn 3.4 tỷ Toncoin trong tổng cung gần 5.1 tỷ. Số lượng TON dự kiến sẽ tăng khi các trình xác thực nhận được phần thưởng, và TON có thể giao dịch trên nhiều sàn. Tại Việt Nam, bạn có thể giao dịch Toicoin trực tiếp bằng VND tại BitcoinVN – Sàn giao dịch tiền điện tử uy tín và lâu đời nhất Việt Nam.

Toncoin có phải là một khoản đầu tư tốt hay không?

Việc Toncoin có phải là một khoản đầu tư tốt hay không phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm mục tiêu đầu tư của bạn, lịch sử giá của Toncoin và tiềm năng của mạng TON. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tiền điện tử là một loại tài sản rủi ro cao và giá của chúng có thể biến động mạnh. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố tài chính và mức độ rủi ro khi đưa ra quyết định. Hãy đảm bảo rằng bạn chỉ đầu tư số tiền mà bạn có thể mất.

Các dịch vụ Web3 khác trên mang TON

Kho lưu trữ dữ liệu TON (TON Storage)

TON Storage tận dụng tiềm năng của blockchain cho mục đích lưu trữ dữ liệu, sử dụng công nghệ chia sẻ tệp torrents. Mục tiêu của nó là tạo ra một hệ thống tiếp cận dữ liệu toàn cầu với tốc độ đồng đều. Người dùng có thể tải dữ liệu lên mạng và xác định chúng bằng mã duy nhất, với khả năng truy cập thông qua ID tệp. Tệp được lưu trữ có thể tích hợp với các thành phần và hợp đồng TON khác trên mạng, bao gồm cả NFT của TON.

TON DNS

TON Domain Name Service (DNS) giúp chuyển đổi địa chỉ ví TON dài sang tên miền dễ đọc như yourname.ton, cho phép người dùng nhận tiền đến từ bất kỳ ai. Tên miền TON DNS có thể được sử dụng với các thành phần khác như trang web TON, triển khai dưới dạng NFT và chủ sở hữu có thể tạo tên miền phụ.

Với TON DNS, bạn có thể đổi địa chỉ ví hoặc tạo tên miền phụ

TON Proxy và Sites

Nền tảngTON hoạt động như một ngân hàng dữ liệu và mạng lưới, yêu cầu các nhà phát triển thực hiện các yêu cầu CRUD (tạo, đọc, cập nhật và xóa) để tương tác với mạng.

TON Proxy là cầu nối giữa nhà phát triển, ứng dụng và blockchain TON, hỗ trợ tương tác cho các dự án như sàn giao dịch và DeFi. Được tối ưu hóa đối với quyền riêng tư, TON Proxy cung cấp cách an toàn và bảo mật để lấy dữ liệu từ mạng.

Với TON Sites, bạn có thể lưu trữ và chạy trang web của mình trên mạng TON thông qua TON DNS. TON tuyên bố cung cấp bảo mật và quyền riêng tư tự động cho các trang web TON thông qua mã hóa và xác thực.

TON Proxy hỗ trợ tương tác với các dự án và TON site giúp lưu trữ trang web trên mạng TON

Những câu hỏi thường gặp

Toncoin dùng để làm gì?

Tiền điện tử Toncoin được sử dụng như một phương tiện thanh toán chi phí giao dịch hoặc dùng để staking nhận phần thưởng và bảo vệ mạng blockchain.

1 Toncoin có giá bao nhiêu?

Hiện tại, 1 Toncoin có giá khoảng 2,316 đô la tương đương 56.043 VNĐ (số liệu được cập nhật vào ngày 17/11/2023).

Mạng TON có lợi ích gì?

Mạng TON có tiềm năng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm thanh toán, staking và quản trị.

Tại sao giá Toncoin lại tăng?

Có một số lý do khiến giá Toncoin tăng trong thời gian gần đây. Một là do là sự gia tăng chung của thị trường tiền điện tử. Lý do khác là sự gia tăng quan tâm đến mạng TON. Mạng TON có tiềm năng trở thành một nền tảng blockchain mạnh mẽ và có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Sự gia tăng quan tâm đến mạng TON có thể đã dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư mua Toncoin, điều này đã góp phần làm tăng giá.

Giá Toncoin tăng gần đây

Kết luận

So với các dự án tương tự, TON đã có một bắt đầu ấn tượng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng nhắn tin Telegram. Sự kết hợp này mang lại tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy giải pháp tài chính phi tập trung. Tuy nhiên, thành công của nó vẫn phụ thuộc vào việc công nghệ của The Open Network (TON) được xây dựng như thế nào. Khi mạng phát triển và thu hút người dùng, hiệu quả thực tế của cách tiếp cận này sẽ trở nên rõ ràng hơn. Quan trọng nhất, người dùng cần hiểu rõ về cách các ứng dụng hoạt động và về các quy định liên quan đến quyền giám hộ và bảo mật. 

*Lưu ý rằng bài viết về TON và Toncoin là gì chỉ mang tính chất truyền tải thông tin và không phải là tư vấn tài chính.

Nguồn: Coingecko