Chắc không từ ngữ nào có thể diễn tả tình trạng hoảng loạn của thị trường tiền mã hoá trong tuần qua. Ám ảnh về một thị trường gấu năm 2018 trở lại, sự sợ hãi thống trị tâm lí nhà đầu tư.
Toàn cảnh cryptocurrency
Nhìn sơ qua bảng điện 7 ngày qua, không chỉ là vài phần trăm lèo tèo như những tuần trước. Con số 10%, 20% thị giá của các đồng coin bay mất sạch. Không hề thấy có trụ đỡ nào của phe mua xuất hiện. Phe bò thất bại toàn tập rồi chăng?
Tiền mã hoá lâu đời nhất Bitcoin trong 168 giờ qua đã bay mất 18.23%, trở về vùng 6700-6800 đô la. Đây là vùng giá lịch sử của những ngày tháng 2018, khi mà giá bitcoin và cả thị trường tiền mã hoá níu kéo chút hi vọng trước khi ngã quỵ đợt tháng 11/2018.
Liệu thị trường có đang trong trạng thái tương tự?
Ethereum, vốn vẫn đang hi vọng với những thay đổi nền tảng từ phiên bản 2.0, cũng bay mất hơn 23% giá. Giá giao dịch quanh vùng 185 ngày đầu tuần, tới thời điểm viết bài thì đang được đặt lệnh mua bán tại mốc 136 USD/ETH.
Bay mất 1/4, gần 1/3 giá trị trong vòng một tuần. Liệu có khoản đầu tư nào trong thế giới tài chính thiệt hại nặng nề như vậy không? Nếu không phải là bear market của thị trường cryptocurrency này.
Điều gì đang diễn ra?
Tiền mã hoá đang đứng trước những thời điểm quan trọng. Có thể chẳng còn đợt bull run nào chăng? Có thể sẽ rất lâu nữa những vùng đỉnh mới quay trở lại? Hãy nhìn qua biểu đồ dưới đây về vốn hoá của toàn bộ thị trường.
Tổng vốn hoá trong thị trường crypto đang quay về vùng 170 tỉ đô la. Là vùng bắt đầu đợt tăng điểm tháng 4 năm nay. Là vùng chúng ta được chứng kiến Bitcoin quay lại kiểm tra vùng 12k-14k quý II, quý III vừa rồi.
Nếu dòng tiền còn trụ lại trong thị trường đủ nhiều, lực mua ròng đủ lớn để phe bò có thể đỡ được giá. Thì khả năng vùng này sẽ bắt đầu tạo đáy trong khoảng thời gian tới. Nếu giá không thể giảm sâu hơn nữa, tín hiệu lạc quan sẽ quay trở lại và hoàn toàn có thể giành ngược thế trận.
Một tình huống khác bi quan hơn, nếu dòng tiền vẫn cứ thoát ra như hiện trạng. Điều gì đến cũng sẽ đến. Hãy tưởng tượng về một chiếc bình liên tục bị rút rỗng ruột. Tới một thời điểm tương lai khi nhà đầu tư và đại chúng khám phá ra sự thật. Thì giá cả lúc đó sẽ còn phản ứng khốc liệt hơn.
Trong trường hợp xấu nhất, Market Cap của tiền điện tử nếu thủng vùng 170 tỉ đô sẽ quay về kiểm tra khoảng vùng 140 – 120 – 100 tỉ đô, dựa các vùng hỗ trợ lịch sử trên biểu đồ.
Trader nên làm gì trong thị trường này?
Vẫn như khuyến nghị trong các bản tin thị trường trước đây, nhà giao dịch hiện tại trước hết là nên hạn chế mua bán. Đây là “mùa bão” của thị trường tiền mã hoá, tốt hơn hết hãy tìm nơi tránh trú bão an toàn, bảo vệ nguồn vốn quan trọng của chính nhà đầu tư.
Không nên giao dịch bằng đòn bẩy hay thị trường phái sinh trong giai đoạn hiện tại. Sự biến động cực mạnh hoàn toàn có thể đánh bay tài khoản của bạn. Cho dù có đặt lệnh cắt lỗ thì vẫn có thể xảy ra trường hợp trượt giá rất lớn. Hãy cẩn thận với margin.
Tiếp theo, trader có khẩu vị rủi ro cao rất thích bắt đáy khi thị trường hoảng loạn. Vẫn phải đặc biệt cẩn trọng. Hãy nghĩ tới vùng cắt lỗ nếu giá thủng, cân nhắc kĩ càng với trường phái hold dài hạn nếu giá thủng vùng hỗ trợ Market Cap như phân tích ở đoạn trên.
Một lưu ý tiếp theo, dành cho các nhà phân tích kĩ thuật, là hãy theo dõi yếu tố cơ bản. Đây là khoảng thời gian phù hợp để các bạn tìm hiểu thêm về các giá trị cốt lõi. Có ứng dụng thực tiễn nào mới của tiền mã hoá không? Dự án coin nào thực sự tạo ra được bước tiến bộ? Áp dụng phân tích cơ bản trong này giúp bạn tránh sa vào “bẫy bắt đáy” các dự án tồi tệ, và cũng là cơ hội tìm được các coin tiềm năng.
Lời kết
Nhà đầu tư, nhà giao dịch Bitcoin nào sống sót qua những đợt biến động lớn sẽ càng dày dạn kinh nghiệm hơn. Lợi nhuận bền vững sẽ dành cho những ai kiên nhẫn, không ngừng thích nghi và học hỏi.
Tham khảo: Con đường trở thành trader chuyên nghiệp của Brian
Tham gia ngay cộng đồng của BitcoinVN để trở thành người nắm thông tin thị trường nhanh nhất: https://t.me/bitcoinvn_community