Trong thế giới tiền điện tử, cuộc tấn công address poisoning đe dọa trực tiếp đến dữ liệu người dùng và tính bảo mật của tài sản số. Vậy, address poisoning là gì? Và làm thế nào để ngăn chặn chúng? 

address poisoning là gì? Làm thế nào để phòng ngừa và ngắn chặn?
Address Poisoning là gì? Làm thế nào để phòng ngừa và ngăn chặn?

Cuộc tấn công Address Poisoning là gì?

Address poisoning attacks là chiến thuật độc hại mà những kẻ tấn công sử dụng để chuyển hướng lưu lượng truy cập, làm gián đoạn dịch vụ, hoặc thu thập quyền truy cập trái phép vào dữ liệu nhạy cảm bằng cách chèn dữ liệu giả mạo hoặc thay đổi bảng định tuyến. Các cuộc tấn công này lợi dụng các lỗ hổng trong giao thức mạng, đe dọa nghiêm trọng đến tính toàn vẹn của dữ liệu và bảo mật mạng. 

Trong lĩnh vực tiền điện tử, các cuộc tấn công address poisoning chủ yếu được sử dụng để chiếm đoạt tài sản kỹ thuật số hoặc cản trở hoạt động của các mạng blockchain. 

Tấn công address poisoning gây ra nhiều thiệt hại về tài chính
Tấn công address poisoning gây ra nhiều thiệt hại về tài chính

7 loại tấn công address poisoning thường gặp 

Các cuộc tấn công address poisoning trong tiền điện tử bao gồm phishing, chặn giữ giao dịch, khai thác sử dụng lại địa chỉ, tấn công Sybil, mã QR giả mạo, giả mạo địa chỉ và lỗ hổng hợp đồng thông minh, mỗi loại đều gây ra rủi ro riêng cho tài sản của người dùng và tính toàn vẹn của mạng.

Cách cuộc tấn công address poisoning được thực hiện
Cách cuộc tấn công address poisoning được thực hiện

1. Tấn công Phishing

Cuộc tấn công Phishing Address Poisoning là gì? Hiểu đơn giản, kẻ lừa đảo tiến hành xây dựng các trang web, email hoặc các cuộc giao tiếp giả mạo các công ty có uy tín như sàn giao dịch tiền điện tử hoặc nhà cung cấp ví tiền và khiến người dùng nhầm lẫn. 

Khi người dùng truy cập vào các nền tảng giả mạo này, chúng sẽ chiếm đoạt 2 thông tin quan trọng: 

  • Thông tin đăng nhập
  • Private key hoặc seed phrase. 

Một khi có được những thông tin đó, kẻ tấn công có thể chiếm đoạt toàn bộ tài sản tiền điện tử của nạn nhân.

2. Chặn giao dịch

Chặn giao dịch là một phương thức khác của address poisoning. Trong đó kẻ tấn công chặn các giao dịch tiền điện tử hợp lệ và thay đổi địa chỉ đích. Lúc này, tiền được gửi cho người nhận hợp lệ sẽ bị chuyển sang cho kẻ tấn công. 

Thông thường, hình thức tấn công này xuất phát từ việc người dùng cài nhầm phần mềm độc hại. 

3. Sử dụng lại địa chỉ

Việc sử dụng lại địa chỉ có thể gây ra rủi ro bảo mật vì nó có thể tiết lộ lịch sử giao dịch và lỗ hổng của địa chỉ. Những điểm yếu này được những kẻ lừa đảo sử dụng để truy cập ví tiền người dùng và đánh cắp tiền. Kẻ tấn công theo dõi blockchain để tìm các địa chỉ được sử dụng lại và tận dụng chúng để trục lợi.

Sử dụng lại địa chỉ dẫn đến việc dễ bị tiết lộ thông tin giao dịch
Sử dụng lại địa chỉ dẫn đến việc dễ bị tiết lộ thông tin giao dịch

4. Tấn công Sybil

Cuộc tấn công Sybil Address Poisoning là gì? Đây là hoạt động tấn công bằng cách tạo ra nhiều node mạng giả mạo (trong bối cảnh các mạng blockchain Proof-of-Stake) để thao túng cơ chế đồng thuận. Từ đây, chúng tiến hành sửa đổi các giao dịch và có thể chi tiêu gấp đôi tiền điện tử. 

5. Mã QR giả

Đúng như tên gọi, trong hình thức lừa đảo này, kẻ tấn công thường tạo các mã QR giả mạo địa chỉ thanh toán để gửi cho những người dùng. Nếu không cảnh giác, người dùng sẽ bị lừa gửi tiền điện tử đến một địa chỉ mà họ không hề muốn.

6. Giả mạo địa chỉ

Kẻ tấn công tạo ra các địa chỉ tiền điện tử trông rất giống với địa chỉ thật. Mục đích của họ là lừa người dùng chuyển tiền vào địa chỉ của họ thay vì địa chỉ của người nhận đúng. 

Ví dụ: kẻ tấn công có thể tạo ra địa chỉ Bitcoin rất giống với địa chỉ quyên góp của một tổ chức từ thiện có uy tín. Những người quyên góp không biết có thể vô tình chuyển tiền vào địa chỉ của kẻ tấn công. Với hình thức này, người gửi tiền từ thiện thậm chí còn không biết được mình đã mất tiền.

Địa chỉ giả sẽ trông giống như địa chỉ thật của tổ chức hoặc ai đó
Địa chỉ giả sẽ trông giống như địa chỉ thật của tổ chức hoặc ai đó

7. Lỗ hổng hợp đồng thông minh

Kẻ tấn công tận dụng các lỗ hổng hoặc điểm yếu trong các ứng dụng phi tập trung (DApp) hoặc hợp đồng thông minh trên hệ thống blockchain để thực hiện address poisoning. 

Chúng có thể chuyển hướng tiền hoặc khiến hợp đồng hoạt động không chủ ý bằng cách sửa đổi cách thực hiện giao dịch. Kết quả là, người dùng có thể bị thiệt hại về tài chính và các dịch vụ tài chính phi tập trung (DeFi) có thể bị gián đoạn.

Hậu quả của các cuộc tấn công address poisoning là gì?

  • Thiệt hại tại chính: Kẻ tấn công có thể đánh cắp tiền điện tử hoặc thay đổi giao dịch để chiếm đoạt tài sản của người dùng.
  • Làm suy giảm lòng tin của người dùng tiền điện tử: Những cuộc tấn công address poisoning làm gián đoạn mạng hoặc khiến người dùng mất tiền về lâu dài sẽ khiến người dùng mất niềm tin vào tiền điện tử và blockchain.
  • Suy giảm chất lượng hệ sinh thái tiền điện tử: Các cuộc tấn công Sybil hoặc việc lợi dụng các lỗ hổng của hợp đồng thông minh,… khiến blockchain hoạt động chậm trễ, tắc nghẽn và gây nên những hậu quả khôn lường đến toàn bộ hệ sinh thái. Vì vậy, cần có các biện pháp kiểm soát bảo mật mạnh mẽ và nhận thức của người dùng trong hệ sinh thái tiền điện tử để giảm thiểu rủi ro của các cuộc tấn công address poisoning.
Tấn công address poisoning đem lại nhiều thiệt hại
Tấn công address poisoning đem lại nhiều thiệt hại

9 cách ngăn chặn các cuộc tấn công address poisoning

Sử dụng địa chỉ mới trong mỗi lần giao dịch

Nếu hỏi cách đơn giản nhất để chặn đứng các cuộc tấn công address poisoning là gì thì câu trả lời rất đơn giản: hãy tạo một địa chỉ ví tiền điện tử mới cho mỗi giao dịch. Điều này sẽ góp phần giảm khả năng bị kẻ tấn công kết nối địa chỉ với danh tính của người dùng hoặc các giao dịch cũ trước đó. 

Ví dụ: Bạn có thể  sử dụng ví xác định phân cấp (HD) để tạo địa chỉ mới cho mỗi giao dịch và giảm khả năng dự đoán địa chỉ. Dòng ví này có tính năng tự động xoay địa chỉ ví, khiến việc chuyển hướng tiền của kẻ tấn công trở nên khó khăn hơn.

Hãy thận trọng khi tiết lộ địa chỉ công khai

Một trong những cách bảo mật tiền điện tử an toàn, tránh các cuộc tấn công address poisoning là bạn nên nên thận trọng khi tiết lộ địa chỉ tiền điện tử. Tuyệt đối không để địa chỉ ví trên mạng xã hội. Và tốt nhất là bạn chọn sử dụng các bút danh.

Chọn ví tiền điện tử uy tín

Để bảo vệ bản thân khỏi address poisoning và các cuộc tấn công khác, điều quan trọng là phải sử dụng các ví tiền có tính năng bảo mật cao như Metamask, Trust Wallet

Đọc thêm: Top 7 ví tiền điện tử bảo mật nhất năm 2023

Ưu tiên sử dụng ví cứng

So với ví phần mềm, ví cứng có khả năng bảo mật tiền điện tử an toàn hơn. Vậy nguyên lý giúp ví cứng chống lại các cuộc tấn công  address poisoning là gì? Đơn giản là chúng giữ khóa riêng ngoại tuyến, ngăn chặn hacker tấn công qua internet. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ví cứng uy tín có chất lượng và độ bảo mật cao với nhiều mức giá khác nhau như Ledger, Trezor, ColdCard,.. Bạn có thể tìm mua các loại ví này tại  BitcoinVN Shop – Nhà phân phối ví cứng của Ledger và Trezor chính hãng.

BitcoinVN Shop chuyên cung cấp ví cứng chính hãng và đồ dùng liên quan đến tiền điện tử
BitcoinVN Shop chuyên cung cấp ví cứng chính hãng và đồ dùng liên quan đến tiền điện tử

>>> Mua ngay ví cứng trên BitcoinVN Shop để được tặng 1 giờ tư vấn bảo mật miễn phí.

Cập nhật phần mềm ví thường xuyên

Để được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công address poisoning, điều cần thiết là phải cập nhật phần mềm ví tiền một cách nhất quán với các bản sửa lỗi bảo mật mới nhất.

Triển khai whitelisting

Sử dụng danh sách trắng (whitelisting) để giới hạn giao dịch cho các nguồn uy tín. Danh sách này cho phép bạn liệt kê các địa chỉ ví an toàn mà bạn thường xuyên gửi tiền điện tử để gửi tiền an toàn bất cứ lúc nào bạn muốn. 

Dùng biện pháp bảo mật multisig (đa chữ ký)

Thay vì chỉ yêu cầu sử dụng 1 chữ ký để phê duyệt giao dịch, ví đa chữ ký bắt buộc người dùng phải cung cấp nhiều chữ ký cùng lúc mới có thể truy cập kho tiền của bạn. 

Như vậy, dẫu kẻ gian lấy được 1 chữ ký thì chúng vẫn không thể tiêu số tiền bạn đang có.

Ví multisig cần nhiều chữ ký để xác minh giao dịch
Ví multisig cần nhiều chữ ký để xác minh giao dịch

Sử dụng các công cụ phân tích blockchain

Để phát hiện hành vi có nguy cơ gây hại, bạn nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra các giao dịch đến bằng cách sử dụng các công cụ phân tích blockchain. Bạn có thể test thử bằng cách gửi một lượng tiền điện tử nhỏ (dusting) cho nhiều địa chỉ khác nhau. Nếu địa chỉ đó có nhiều UTXO qua dusting thì nên cảnh giác vì đây có thể là các dấu hiệu poisoning tiềm ẩn.

Xem thêm: UTXO là gì?UTXO ảnh hưởng như thế nào đến giao dịch và quyền riêng tư?

Phản hồi ngay khi nghi ngờ xảy ra tấn công

Nếu nghi ngờ tấn công address poisoning, bạn hãy ngay lập tức liên hệ với công ty cung cấp ví tiền điện tử thông qua các kênh hỗ trợ chính thức và nêu chi tiết về sự cố xảy ra.

Ngoài ra, bạn có thể báo cáo sự cố cho cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan quản lý có liên quan để can thiệp kịp thời.

Bạn cần báo cáo hoặc ngừng giao dịch ngay khi nghi ngờ xảy ra tấn công address poisoning
Bạn cần báo cáo hoặc ngừng giao dịch ngay khi nghi ngờ xảy ra tấn công address poisoning

Kết luận

Mong rằng, những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm tấn công address poisoning là gì, đồng thời biết cách thực hiện các biện pháp bảo mật để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn cho tài sản số và duy trì ổn định trong không gian tiền điện tử.

Nguồn: Cointelegraph