Scott Rose là một diễn viên chuyên nghiệp, MC, writer, hiện đang sống tại Austin, Texas, và là một trong những nhà diễn thuyết chuyên nghiệp hàng đầu cho công ty Apple trong những sự kiện quan trọng toàn quốc của nó trong 6 năm. Anh là người đã tạo ra loạt video viral gần 3 triệu lượt view có tên “Shit Apple Fanatics Say” (tạm dịch, “Shit fan cuồng Apple hay nói”) Mới đây anh cũng vừa tung ra loạt video clip Shit Bitcoin Fanatics Say, cũng rất hài hước và thú vị.

Truyền thông đại chúng thường hay xem nhẹ những phát triển tích cực và tuyệt vời đang xảy ra trong thế giới Bitcoin, và cả một cộng đồng đầy năng động, nhiệt tình và sáng tạo đang được xây dựng lên xung quanh Bitcoin. Bất cứ những chỉ trích nào về Bitcoin tại thời điểm này cũng ít nhất là 10 năm quá sớm. Bitcoin vẫn còn đang trong giai đoạn thơ ấu. Phán xét Bitcoin ngày hôm nay cũng giống như phán xét email vào năm 1985, năm đầu tiên khi tôi bắt đầu sử dụng emails. Ít nhất là một thập niên sau đó hay hơn nữa trước khi thế giới mới thật sự bắt kịp và email bắt đầu trở nên đại trà.

Giai đoạn mới hình thành của email

Thời những năm 80 đó, tôi đã cố gắng nói cho tất cả những người tôi biết về email và khuyến khích nó, nhưng dường như lúc đó còn quá sớm. Công nghệ về email chưa đủ trưởng thành. Tôi thấy những cặp mắt của người ta cứ mở to mỗi khi tôi nói cho họ nghe về email. Thời điểm đó, chả ai hiểu nó là cái gì, hay lý do gì mà họ phải cần tới email.

Thêm vào đó, tốc độ của email thời đó cũng cực kì chậm (dial-up modems at 1200 baud) và cực kì tốn kém (300 đô la để mua một cái modem, cộng thêm 30 đô la mỗi giờ để vào internet cho CompuServe, lúc đó cũng chưa có chuyện soạn thư offline, nếu bạn muốn gõ một cái email, bạn phải trả tiền.)

Email ngày đó cũng cực kì phức tạp (địa chỉ email của tôi là một dãy số kiểu như “78704,6572” và bạn chỉ có thể email cho tôi nếu bạn cũng dùng chung một dịch vụ của CompuServe), và người ta đã nghĩ rằng email chỉ là một trào lưu. Đã từng có một ông chủ cửa hàng điện tử hét vào điện thoại khi tôi bảo ông email cho tôi danh sách giá cả, nói rằng ổng sẽ không bao giờ phí thời gian cho email bởi vì gởi một cái email tốn thời gian nhiều hơn gấp 20 lần một cú điện thoại.

Trái ngược với họ, tôi rất thích email bởi vì hồi tôi 13 tuổi, tôi đã từng làm việc, viết bài cho Tạp Chí Enter (Enter Magazine), một trong những tạp chí về máy tính đầu tiên, họ mua modem cho tôi và trả tiền cho tài khoản CompuServe giùm tôi. Bởi vì họ là người trả tiền, nên tôi có thể online từ ba đến bốn tiếng mỗi ngày. Họ yêu cầu tất cả những bài viết cho tạp chí phải được email cho họ thông qua CompuServe.

scott-rose-enter

Giai đoạn trưởng thành của email

Có rất nhiều lý do chính đáng được đưa ra để chỉ trích email năm 1985, bởi vì nó chưa thật sự trưởng thành lúc đó. Bitcoin cũng chưa thật sự trưởng thành, nhưng nó đang tiến hóa một cách chóng mặt. Khi Bitcoin phát triển tới một thời điểm nhất định, đại đa số quần chúng bỗng nhiên sẽ nhận ra được một tương lai xán lạn, khi nó cung cấp cho chúng ta thêm sức mạnh bằng những cách chúng ta thậm chí là không thể hình dung nổi ngày hôm nay.

Như tôi đã nói trong ‘Shit Bitcoin Fanatics Say, part 1’, tiền tệ chỉ là ứng dụng đầu tiên của mạng lưới Bitcoin. Thần đèn đã chui ra khỏi cây đèn thần, và sẽ không có chuyện chui ngược trở vào. Hiện tại Bitcoin vẫn còn quá thơ bé đến nỗi chúng ta vẫn chưa bắt đầu thất được gì. Tất cả những bộ óc thông minh nhất trong công nghệ đang nói về Bitcoin ngay lúc này, bạn có thể tưởng tượng được tương lai sẽ nắm giữ điều gì không?

Quá trình đến với Bitcoin của tôi

Xem thêm: Lịch sử thăng trầm 5 năm qua của Bitcoin

Lần đầu tiên tôi nghe được những lời xì xào về Bitcoin là cuối năm 2012, lúc đó thật sự thì tôi cũng không để ý lắm. Cho tới khoảng đầu năm 2013 lúc đó Bitcoin mới thật sự thu hút sự chú ý của tôi, khi tôi biết được rằng WikiLeaks sẽ chấp nhận tiền ủng hộ donations bằng bitcoins, mặc dù là tất cả những công ty tín dụng đã ngăn cấm họ không được nhận donations.

Sau đó tôi đọc về vụ bê bối tài chính tại Cyprus, khi họ tự tiện rút tiền trong tài khoản tiết kiệm của khách hàng và đóng băng những tài khoản nào muốn rút ra những khoản tiền lớn. Đó là khi cái bóng đèn bỗng sáng lên trong đầu tôi. Tôi bỗng nhận ra được giá trị của một loại tiền tệ phân trung (decentralized). Tôi bỗng nhận ra được nó có ý nghĩa như thế nào khi bạn có thể nằm ngoài vòng kiểm soát của một giới chức thẩm quyền trung ương khi nó có thể che đậy bất cứ thứ gì nó không thích. Tôi bỗng nhận ra rằng Bitcoin đại diện cho tự do.

Tôi bỗng nhận ra rằng nhiều phẩm chất tôi coi trọng trong đời mình – chẳng hạn như trung thực, thành thật, minh bạch, hòa bình và tự do – tất cả đều có thể được tái củng cố và hỗ trợ bởi một mạng lưới phân trung như Bitcoin. Như tôi đã nói trong video phần 1, tôi thật sự tham gia vào cuộc cách mạng này để thay đổi thế giới. Tôi là một dreamer có cặp mắt đầy sao, người nhìn thấy được những lý tưởng trong tất cả những chuyện này.

Nhưng, thậm chí là chỉ từ góc nhìn tiền tệ, những bánh răng cưa đã thật sự bắt đầu xoay chuyển trong đầu tôi. Tôi bắt đầu đặt câu hỏi về tất cả mọi thứ, chẳng hạn như tại sao tôi phải liên tục đổi tiền mỗi khi tôi du lịch đến một nước nào khác? Tại sao thẻ tín dụng của tôi thu những mức phí trên trời, không công bằng mỗi khi tôi mua một cái gì đó bằng thẻ tín dụng ở một nước khác? Tại sao khách hàng của tôi vẫn còn gửi cho tôi những tờ checks qua đường bưu điện và sau đó tôi phải chờ đợi ngân hàng tăng cường thêm kiểm tra cho những tờ checks lớn? Tại sao tôi phải làm việc theo giờ của ngân hàng? Liệu những đồng đô la của tôi có đang tài trợ cho những cuộc chiến tranh tôi không chấp thuận?

Những câu hỏi đó chỉ là bề nổi của tảng băng. Bitcoin khiến tôi bắt đầu đặt câu hỏi về tất cả mọi thứ. Và những câu hỏi sẽ vẫn tiếp tục cho đến suốt đời.