Được mệnh danh là nền tảng giao dịch top 10 thế giới, sàn Kucoin đã không còn quá xa lạ với các các anh chị em trong lĩnh vực đầu tư crypto. Nhưng liệu sàn này có uy tín như bạn vẫn tưởng? Sàn này có ưu – nhược điểm gì? Phí giao dịch trên sàn bao nhiêu? Có nên sử dụng hay không? Và đâu là những rủi ro bạn có thể phải đối mặt khi giao dịch trên nền tảng Kucoin? 

Những review chân thật nhất của các nhà đầu tư lâu năm sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời xác đáng nhất.

Hãy cùng các trader lâu năm review chi tiết về sàn KuCoin nhé!
Hãy cùng các trader lâu năm review chi tiết về sàn KuCoin nhé!

Tổng quan về sàn giao dịch KuCoin

  • Sàn giao dịch KuCoin có trụ sở tại Cộng hòa Seychelles – một đảo quốc nằm trong khu vực Ấn Độ Dương.
  • Sàn ra mắt vào năm 2017.
  • Mục tiêu thành lập: Tạo ra một “sàn giao dịch của mọi người”
  • Theo khối lượng giao dịch của CoinMarketCap.com, hiện sàn này đang nằm trong top 10 sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới.

Review  ưu – nhược điểm của sàn Kucoin

Ưu điểm 

  • Phí giao dịch cực thấp: KuCoin tính phí giao dịch rất thấp và hỗ trợ giao dịch nhiều loại tiền điện tử.
  • Giao dịch ký quỹ: Đây là một trong số ít nền tảng cho phép người dùng Mỹ có quyền truy cập vào tài khoản ký quỹ để giao dịch tiền điện tử.
  • Giảm giá phí giao dịch: Khi sử dụng token KuCoin (KCS), người dùng được giảm giá tới 20% phí giao dịch.
Vì sao nên chọn sàn giao dịch KuCoin?

Nhược điểm

  • Không được cấp phép ở Mỹ: Sàn Kucoin không hỗ trợ xác minh KYC (chống rửa tiền) cho người dùng tại Hoa Kỳ.
  • Nguy cơ tấn công mạng: Các sàn giao dịch tiền điện tử thường xuyên bị tin tặc nhắm đến. Năm 2020, KuCoin đã bị tấn công nghiêm trọng, với hơn 280 triệu đô la tài sản bị đánh cắp. Mặc dù gần như tất cả tài sản bị đánh cắp đã được thu hồi và sàn này đã bồi thường cho khoản thiếu hụt thông qua bảo hiểm, nhưng đây vẫn là một rủi ro đáng lưu tâm.

4 đặc điểm nổi bật của sàn KuCoin

Phí giao dịch thấp

Phí giao dịch của KuCoin rất cạnh tranh. Mỗi tháng, người dùng càng sở hữu nhiều token KuCoin (KCS) trên nền tảng sẽ được giảm phí giao dịch nếu thanh toán bằng KCS. 

Giống như hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử khác, KuCoin có cấu trúc phí maker/taker, nghĩa là bạn sẽ phải trả các mức phí khác nhau tùy thuộc vào lệnh của bạn được coi là maker hay taker.

  • Maker: Tạo thanh khoản trên sàn giao dịch bằng cách cung cấp các lệnh mới chưa được khớp để những người khác khớp lệnh.
  • Taker: Giảm thanh khoản bằng cách khớp các lệnh maker hiện có.
So sánh giữa maker và taker (Nguồn: Bitpanda)

Mức phí maker/taker thay đổi dựa trên cấp độ giao dịch và “loại” tiền điện tử được giao dịch. Hiện sàn này có 3 loại tiền cơ bản: 

  • Loại A: Gồm các đồng tiền điện tử phổ biến nhất như Bitcoin (BTC)Ethereum (ETH). Phí maker/taker cho giao dịch đồng tiền điện tử Loại A khoảng 0,1%.
  • Loại B: Bao gồm các đồng tiền điện tử ít phổ biến hơn như Love Coin (LOVE), với phí maker/taker là /0,2%.
  • Loại C: Đây là những đồng tiền vô danh như: BURP và HIPUNKS, có vốn hóa thị trường dưới 1 triệu đô la Mỹ.

Lưu ý: Phí rút trên sàn giao dịch Kucoin tùy thuộc vào từng đồng tiền cụ thể. Vì vậy hãy đảm bảo kiểm tra thông tin này trước nếu bạn có ý định chuyển tiền điện tử của mình sang ví hoặc sàn giao dịch khác.

Bảo mật tương đối tốt

KuCoin hợp tác với nền tảng bảo mật tài sản tiền điện tử có trụ sở tại Singapore, Onchain Custodian, chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản tiền điện tử của KuCoin. Ngoài ra, các tài sản đó còn được Lockton, một công ty môi giới bảo hiểm tư nhân bảo lãnh.

Nền tảng cung cấp các biện pháp bảo mật tiêu chuẩn, bao gồm xác minh danh tính, mật khẩu giao dịchcụm từ chống lừa đảo.

*Lưu ý rằng KuCoin sẽ không cung cấp quyền bảo vệ gian lận và tấn công mạng cho các tài khoản chưa được xác minh.

KuCoin bảo mật thông tin người dùng và đảm bảo an toàn cho tài sản

Dễ dàng mở tài khoản

Mở tài khoản KuCoin rất dễ dàng. Chỉ cần truy cập trang web của KuCoin và thực hiện tạo tài khoản theo hướng dẫn.

Sau khi đăng ký thành công, bạn có thể nhập cài đặt bảo mật của mình bao gồm: xác minh danh tính để đăng nhập hoặc giao dịch, mật khẩu giao dịch và các cụm từ an toàn chống lừa đảo.

Sàn KuCoin hỗ trợ hơn 700 loại tiền điện tử

Với hơn 700 đồng tiền điện tử được hỗ trợ trên nền tảng này, cả nhà đầu tư đều có thể tìm thấy hầu hết mọi loại tiền điện tử mà họ quan tâm đến việc mua hoặc giao dịch. Các đồng tiền điện tử phổ biến nhất bao gồm:

Và nhiều tài sản khác.

Kucoin được người dùng đánh giá cao

Có nên mua – bán tiền điện tử trên sàn giao dịch Kucoin hay không?

Từ những phân tích nêu trên, Kucoin là một trong những sàn giao dịch uy tín. Và trước khi quyết định mua – bán tiền điện tử trên sàn này, bạn cần nghiên cứu kỹ chính sách của sàn, các mức phí và rủi ro cần đối mặt. 

*Lưu ý về rủi ro: Giống như mọi sàn giao dịch tiền điện tử khác, sàn Kucoin cũng chỉ là một nền tảng giao dịch thuộc bên thứ ba. Do đó, bạn không nên lưu ký nhiều tiền trên sàn. Tốt nhất là sau khi giao dịch, bạn nên rút tiền về ví cá nhân để toàn quyền kiểm soát tài sản mà mình đang có.

Hướng dẫn mua – bán tiền điện tử trên sàn Kucoin

Chỉ vài bước đơn giản theo hướng dẫn ở video bên dưới, bạn đã có thể mua – bán tiền điện tử trên sàn Kucoin rồi!

Câu hỏi thường gặp về sàn giao dịch Kucoin

Sàn Kucoin của nước nào?

Sàn giao dịch này được “khai sinh” tại Cộng hòa Seychelles – một đảo quốc nằm trong khu vực Ấn Độ Dương.

Kucoin ra mắt vào năm nào?

Sàn ra mắt năm 2017.

KuCoin có hợp pháp không?

KuCoin không được cấp phép hoạt động ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở Việt Nam thì vẫn có thể sử dụng sàn này mà không bị ảnh hưởng về tính pháp lý. 

Bạn vẫn có thể sử dụng sàn giao dịch KuCoin nếu bạn không ở Hoa Kỳ

Kết luận

Tóm lại, sàn KuCoin là một nơi giao dịch tiền điện tử đáng tin cậy và đa dạng. Với nhiều loại tiền được hỗ trợ và các tính năng thuận tiện, KuCoin thu hút cả nhà đầu tư mới và các nhà đầu tư có kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về các rủi ro và hạn chế là cần thiết trước khi tham gia đầu tư.

Bài viết được dịch và biên tập bởi đội ngũ BitcoinVN News

Nguồn tham khảo: Forbes