Trong số các phương thức giao dịch tiền điện tử, giao dịch OTC (Over-The-Counter) đang ngày càng phổ biến vì tính riêng tư, tự do thương lượng giá cả. Nhưng giao dịch OTC là gì và OTC hoạt động như thế nào? Hãy cùng BitcoinVN News khám phá sâu hơn về hình thức giao dịch này nhé!

OTC là gì? (Nguồn ảnh: Colonial)
OTC là gì? (Nguồn ảnh: Colonial)

Giao dịch OTC là gì? 

Giao dịch tiền điện tử OTC (viết tắt của Over-the-Counter) là việc trao đổi trực tiếp tiền điện tử giữa 2 bên mà không thông qua các sàn giao dịch truyền thống.

Khác với giao dịch trên các sàn tập trung, giao dịch OTC tiền điện tử được thực hiện thông qua các công ty môi giới OTC

Ưu – Nhược điểm của giao dịch OTC là gì?

Ưu điểm

  • Tính riêng tư: Vì các giao dịch OTC diễn ra trực tiếp giữa các bên và không được đưa vào sổ lệnh công khai, chúng cung cấp mức độ bảo mật cao hơn so với giao dịch trên sàn giao dịch. Điều này đặc biệt hấp dẫn đối với các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao và nhà đầu tư tổ chức, những người coi trọng tính bí mật trong các giao dịch của họ.
  • Tính thanh khoản: Các thị trường OTC thường có tính thanh khoản cao hơn và cho phép thực hiện các giao dịch lớn mà ít hoặc không gặp trượt giá. Tính thanh khoản này đến từ khả năng kết nối hiệu quả giữa người bán và người mua của các nhà môi giới OTC, thậm chí cho các giao dịch có khối lượng lớn. 
  • Linh hoạt: Giao dịch OTC cho phép các bên linh động hơn trong việc thỏa thuận và tùy chỉnh điều khoản và quy trình thanh toán theo nhu cầu riêng của họ
Giao dịch OTC mang lại tính riêng tư, linh hoạt và thanh khoản cao
Giao dịch OTC mang lại tính riêng tư, linh hoạt và thanh khoản cao

Nhược điểm của giao dịch OTC là gì?

  • Thị trường OTC thiếu minh bạch hơn so với các sàn giao dịch truyền thống, tăng nguy cơ thao túng giá và các hoạt động gian lận.
  • Sự thiếu quy trình thanh toán tiêu chuẩn có thể gây ra tranh chấp và chậm trễ.
  • Cần tuân thủ các giao thức KYC (Xác minh danh tính khách hàng) và AML (Chống rửa tiền) để giảm thiểu rủi ro về pháp lý. 
Bạn cần tuân thủ các quy định về KYC và AML khi giao dịch OTC
Bạn cần tuân thủ các quy định về KYC và AML khi giao dịch OTC

Giao dịch OTC diễn ra như thế nào?

Trong giao dịch OTC, một bên trung gian hoạt động như môi giới để kết nối người mua và người bán theo các nhu cầu, bao gồm cả số lượng và giá của đồng tiền điện tử được giao dịch. Dưới sự hỗ trợ của OTC, hai bên sẽ trao đổi với nhau về các thông tin sau:

  • Thương lượng về giá tài sản
  • Tùy chọn phương thức thanh toán
  • Thỏa thuận thời gian giao dịch diễn ra 

Sau khi thống nhất các điều khoản, bên môi giới đảm bảo giao dịch và quy trình thanh toán an toàn. Các phương thức thanh toán có thể bao gồm chuyển khoản ngân hàng, dịch vụ ký quỹ (escrow), và gặp mặt trực tiếp đối với các giao dịch lớn.

Giao dịch OTC phù hợp với cá nhân và tổ chức có giá trị tài sản cao vì có thể xử lý các giao dịch lớn mà không ảnh hưởng đến giá thị trường. Tuy nhiên, cũng có những rủi ro như biến động giá và rủi ro đối tác vỡ nợ. Do đó, bạn cần thực hiện thẩm định kỹ lưỡng trước khi tham gia vào các giao dịch OTC.

OTC diễn ra trực tiếp giữa các bên tham gia
OTC diễn ra trực tiếp giữa các bên tham gia

Các chiến lược giao dịch OTC

Các chiến lược giao dịch OTC cho tiền điện tử bao gồm các kỹ thuật như tạo lập thị trường, chênh lệch giá và tự động hóa giao dịch. 

Các nhà giao dịch cũng sử dụng các chiến lược đa dạng hóa danh mục và theo dõi thời gian chiến lược để quản lý rủi ro và tận dụng cơ hội thị trường. Điều quan trọng là phải hiểu rõ thị trường và linh hoạt trong điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với điều kiện thị trường thay đổi.

Sự khác nhau giữa sàn giao dịch và OTC là gì? 

Giao dịch OTC thường được tổ chức đầu tư ưa chuộng cho các giao dịch lớn vì tính linh hoạt và tính ẩn danh cao. Trái lại, giao dịch trên sàn giao dịch có sổ lệnh đảm bảo tính minh bạch nhưng hạn chế về tính riêng tư.

Giá giao dịch OTC có thể khác biệt do thương lượng, trong khi giao dịch trên sàn khớp lệnh theo giá thị trường. Mỗi phương thức phù hợp với các nhu cầu và mục tiêu khác nhau của các nhà đầu tư.

Sự khác nhau giữa giao dịch OTC và sàn giao dịch
Sự khác nhau giữa giao dịch OTC và sàn giao dịch

Giao dịch OTC tiền điện tử ở đâu uy tín tại Việt Nam?

Sau khi nắm rõ khái niệm OTC là gì, nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị môi giới OTC uy tín tại Việt Nam để hợp tác mua bán coin số lượng lớn thì BitcoinVN là lựa chọn phù hợp cho bạn. 

Với uy tín 10 năm, đồng thời là đơn vị cung ứng dịch vụ giao dịch OTC lâu đời nhất Việt Nam, BitcoinVN sẽ giúp bạn thực hiện các giao dịch lớn với khối lượng tối thiểu từ 200 triệu VNĐ. 

Đặt lịch giao dịch OTC tại BitcoinVN tại đây.

BitcoinVN hỗ trợ giao dịch OTC
BitcoinVN hỗ trợ giao dịch OTC

Câu hỏi thường gặp về chủ đề “giao dịch OTC là gì?”

Chính sách bảo mật khi giao dịch tại bàn OTC của BitcoinVN như thế nào?

Bộ phận OTC của BitcoinVN cung cấp cho bạn dịch vụ khớp lệnh, bảo mật thông tin, an toàn và có giá cạnh tranh.

Hạn mức tối thiểu nếu muốn giao dịch tại OTC bao nhiêu?

Hạn mức tối thiểu để giao dịch qua OTC tại BitcoinVN là 200 triệu VND.

Hạn mức tối đa khi giao dịch OTC tại BitcoinVN là bao nhiêu?

BitcoinVN không giới hạn hạn mức giao dịch thông qua OTC, cho dù là đơn hàng 50.000 đô la hay 10.000.000 đô la, BitcoinVN vẫn sẽ đáp ứng bạn.

Phí giao dịch Bitcoin OTC tại BitcoinVN là bao nhiêu?

Phí giao dịch tại Bitcoin VN thường dựa trên khối lượng giao dịch với giá cả cạnh tranh, vui lòng liên hệ với dịch vụ OTC của BitcoinVN để được tư vấn và hỗ trợ.

Thời gian giao dịch Bitcoin tại bàn OTC mất bao lâu?

Thời gian giao dịch tùy thuộc vào khối lượng giao dịch và thời gian đàm phán giá cả giữa 2 bên. Liên hệ ngay với BitcoinVN để được tư vấn! 

Giao dịch qua OTC có bị đánh thuế không?

Hiện tại, tiền điện tử chưa phải là đối tượng chịu thuế nên việc mua bán tiền điện tử qua OTC sẽ không bị đánh thuế (đối với người dùng cá nhân).

Giao dịch qua OTC có bị cấm không?

Nếu bạn mua – bán tiền điện tử như một loại hàng hóa hay tài sản đầu tư thì không bị cấm. 

Kết luận

Hi vọng rằng bài viết này giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu biết sâu sắc hơn về giao dịch OTC là gì và những gì bạn cần biết về phương thức giao dịch này. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua email [email protected] để được tư vấn và hỗ trợ.

Nguồn: Cointelegraph