Giúp bạn giao dịch bitcoin siêu tốc với chi phí cực rẻ, Lightning Network được xem là “trợ thủ đắc lực” của mạng Bitcoin. Vậy cụ thể, Lightning Network là gì? Tại sao mạng này lại mang lại nhiều lợi ích đến thế? Và khi giao dịch bitcoin trên Lightning Network, bạn cần chú ý những gì?
Hãy cùng BitcoinVN News tìm hiểu nhé!
Vì sao Lightning Network ra đời?
Xét về mặt lý thuyết, số giao dịch tối đa của blockchain Bitcoin.đang là 10 giao dịch/giây (trong khi thực tế chỉ từ 3-7 giao dịch/giây). Đây là một con số quá ít ỏi, bởi các kênh thanh toán thông thường.như VISA đã có thông lượng tới 65.000 giao dịch/giây.
Như vậy, nếu càng nhiều người chuyển bitcoin cùng một thời điểm.thì blockchain sẽ càng dễ quá tải. Điều này buộc mọi người phải tăng giá thầu cao hơn.để giao dịch của mình được ưu tiên xử lý trước. Như vậy, nhu cầu sử dụng mạng càng cao thì phí giao dịch càng đắt.
Chẳng hạn, ngày 20/04/2021, phí giao dịch trung bình.của Bitcoin đã vượt quá 50 đô la/giao dịch. Đến ngày 9/8/2021, mức phí này đã giảm xuống chỉ còn 2.5 đô la. Rõ ràng, nếu bạn giao dịch bitcoin với giá trị lớn thì mức phí này không đáng kể. Nhưng nếu bạn chỉ dùng bitcoin để thanh toán cho các giao dịch nhỏ.như mua cà phê hay thanh toán phí gas… thì con số này quá đắt.
Trước tình trạng đó, nhiều người đã nghĩ đến việc tìm cách để tăng thông lượng.cho mạng, nhưng thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Bởi yếu tố khiến mạng Bitcoin bị hạn chế là mọi giao dịch phải đặt trong.một khối mới trên blockchain, trong khi mỗi 10 phút trôi qua. mới có một chuỗi mới hình thành. Nếu muốn tăng thông lượng buộc phải đẩy mạnh tốc độ tạo khối. Điều này sẽ khiến khả năng phân cấp, mức độ ổn định và khả năng chịu lỗi của mạng sẽ thấp hơn. Vô tình, một số giá trị cốt lõi của công nghệ blockchain bị ảnh hưởng.
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng ta rất cần những giải pháp giúp mạng Bitcoin mở rộng. Đó cũng chính là lý do Lightning Network ra đời.
Lightning Network là gì?
Thay vì tạo ra các chuỗi khối mới, Lightning Network là công nghệ Lớp 2.được phát triển dựa trên giao thức gốc của Bitcoin. Điều này có nghĩa là, Lightning thiết lập một lớp thanh toán đặt trên chuỗi khối Bitcoin.và vẫn đảm bảo duy trì tính phân quyền và trung lập của Bitcoin. Đồng thời, mạng này cải thiện hiệu quả giao dịch, cho phép hàng triệu khoản thanh toán rẻ và nhanh chóng mỗi giây.
Hiểu một cách đơn giản, Lightning Network là một kênh thanh toán giữa hai bên, người gửi và người nhận tạo một hợp đồng multisig đặc biệt “2 – 2” và gửi bitcoin vào đó (quá trình này được thực hiện trên chuỗi blockchain). Sau khi kênh được tạo, hai bên có thể gửi tiền qua lại cho nhau. Khi cả hai quyết định đóng kênh, dữ liệu cuối cùng mới được ghi lại trên blockchain.
Để hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo ví dụ sau:
A và B lập kênh Lightning giống như một hợp đồng Multisig với cấu hình 2/2 (có 2 khóa, mỗi người giữ 1 khóa truy cập). Khi kênh thanh toán Lightning được tạo, A và B cùng gửi vào hợp đồng này mỗi người 2 BTC. Sau đó, cả hai có thể chuyển tiền qua lại cho nhau trong phạm vi số tiền mình có.
Giả sử lần 1 – A chuyển cho B 1 BTC.
Lần 2, B chuyển lại cho A 2 BTC.
Các dữ liệu chuyển tiền của A và B chỉ được lưu trữ qua kênh thanh toán Lightning, hoàn toàn không xuất hiện trên dữ liệu blockchain Bitcoin. Khi cả hai xác nhận đóng kênh thanh toán bằng cách nhập khóa mà mình đang nắm giữ, A sẽ có tổng cộng là 3 BTC và B chỉ còn 1 BTC. Lúc này, dữ liệu 3 BTC của A và 1 BTC của B mới được blockchain ghi lại.
Nếu A muốn giao dịch với C và thật tình cờ là B có một kênh thanh toán với C. Lúc này đây, A quyết định giao dịch với B và B sẽ chuyển giao dịch này cho C. Đặc biệt, vì B là node trung gian giữa A và C nên B có quyền nhận một khoản phí nhỏ để thực hiện giao dịch. Tương tự, theo cách này, mạng lưới Lightning Network sẽ được mở rộng hơn nữa. Mỗi giao dịch có thể đi qua nhiều node khác nhau để đến đích.
Ưu điểm của Lightning Network
Thông lượng siêu khủng
Theo thông tin từ nhà cung cấp, thông lượng của Lightning vận hành hết công suất có thể lên tới 1.000.000 giao dịch/giây, cao hơn gấp nhiều lần so với các mạng thanh toán hiện tại như VISA/Solana (65.000 giao dịch/giây)
Giao dịch nhanh với chi phí thấp
Như đã nói ban đầu, kênh thanh toán Lightning cho phép các bên gửi – nhận BTC nhiều lần cho nhau trên kênh cục bộ mà không cần ghi lại dữ liệu trên chuỗi. Nhờ đó, phí giao dịch sẽ rẻ hơn và tốc độ giao nhanh hơn.
Trung bình, để thực hiện một giao dịch qua Lightning, tiền của bạn sẽ được chuyển qua 3-4 node trước khi đến tay bạn. Giả sử qua mỗi node bạn bạn sẽ mất khoảng 1s thì trung bình khoảng 4-5s. Nếu kênh thanh toán được chia sẻ trực tiếp (không phải trải qua nhiều trạm nhiều bước) thì giao dịch sẽ được giải quyết trong một phần nhỏ của giây.
Xét về phí giao dịch, Lightning thường thu phí 0,1% số tiền thanh toán. Nếu bạn phải thanh toán 1 đô la, thì bạn chỉ mất phí ở mức 0,1 xu. Thậm chí, một số khoản thanh toán trên Lightning gần như không thu phí.
Thanh toán nhiều bước an toàn nhờ HTLCs
Khi muốn gửi bitcoin qua các kênh của bên thứ ba như A – B – C, chúng ta buộc phải xác minh độ tin tưởng của B. Tuy nhiên, Lightning sử dụng kỹ thuật HTLCs (Hash Time Lock Contracts – hợp đồng khóa thời gian băm) cho phép thanh toán nhiều bước giúp, giảm thiểu việc xác minh và ngăn B “đánh cắp” số tiền phải trả cho C.
>>>Xem thêm: Những bí mật nào về Lightning sẽ được bật mí trong sự kiện Lightningcon tại Đà Nẵng tháng 3 năm 2023?
Lightning Network đang phải đối mặt với những vấn đề gì?
Ở thời điểm hiện tại, Lightning vẫn trong giai đoạn sơ khai. Và trên thực tế, chúng vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn:
– Sử dụng Lightning, mỗi người tự vận hành một node cho riêng mình. Đây thực sự là một rào cản đối với những người “mù công nghệ”.
– Lightning nhắm mục tiêu vào các giao dịch vi mô, nên người dùng muốn sử dụng mạng hằng ngày cần có các ví hỗ trợ Lightning. Nhìn chung, các ví hỗ trợ Lightning không thân thiện lắm với người dùng. Bên cạnh đó, Lightning cũng đang ở giai đoạn sơ khai, nên được khuyến cáo là không nên gửi quá nhiều tiền để đảm bảo an toàn tài chính.
– Ví hỗ trợ Lightning có 2 loại: lưu ý và tự lưu ký. Ví lưu ký dễ sử dụng nhưng rủi ro cao vì tiền của bạn do bên thứ ba nắm giữ. Ngược lại, ví tự lưu ký (bạn tự giữ tiền của mình) với mức độ bảo mật tốt nhưng lại khó sử dụng.
– Luôn cần online khi giao dịch: Nếu như giao dịch bitcoin trên chuỗi (on-chain) có thể thực hiện offline (Người gửi chỉ cần biết địa chỉ đích là đã có thể gửi tiền thành công) thì giao dịch Lightning luôn cần tương tác online mới có thể hoàn thành giao dịch.
– Mặc dù Lightning được phân cấp về mặt kỹ thuật, nhưng một số node có số dư lớn được kết nối tốt hơn và luôn được ưu tiên tham gia vào việc định tuyến thanh toán. Khi người dùng liên tục dùng “node cá voi” này để định tuyến thanh toán, node này sẽ trở thành một “trung tâm” tập trung nhiều giao dịch (với nhiều tài sản). Do đó, chúng dễ trở thành con mồi của hacker. Từ đây, quyền riêng tư của bạn có thể bị đe dọa. Và mạng dễ bị phân đoạn vì sức mạnh của các trung tâm này.
– So với các đối thủ cạnh tranh thì giá trị BTC mà mạng Lightning nắm giữ chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Đến tháng 8/2021, tổng BTC mạng nắm giữ là 2.300 BTC. Trong khi đó, Bitcoin đã bị khóa trên các nền tảng Ethereum đã lên tới mức 250.000 BTC. Vì thời gian tạo khối trên Ethereum là khoảng 14 giây một lần so với mạng Bitcoin.là 10 phút/lần, nên việc giao dịch Bitcoin qua WBTC trên mạng Ethereum đã nhanh hơn nhiều. Hơn nữa, nếu các dự án Ethereum như ETH 2.0 và Ethereum Plasma thành công.thì Lightning Network rất khó cạnh tranh. Quan trọng hơn, việc sử dụng WBTC mang lại nhiều những lợi ích to lớn khi có thể truy cập vào DeFi, điều mà Lightning chưa làm được.
– Cuối cùng, Lightning Network đã phải đối mặt với các cuộc tấn công. Dù tiền không bị mất, nhưng nó khiến tiền trên Lightning của nạn nhân sẽ bị “đóng băng” để kênh thanh toán xử lý sự cố.
Tạm kết
Lightning Network ngày nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức,.nhưng giao thức này vẫn còn tương đối mới. Các nhà phát triển Lightning sẽ tiếp tục cải thiện giao thức .và hy vọng sẽ có thể giải quyết các vấn đề để giúp mở rộng quy mô Bitcoin trên Lớp 2.