KYC là gì? Việc xác minh này đóng vai trò như thế nào trong hoạt động chống rửa tiền? Với lĩnh vực crypto, xác minh KYC được quy định ra sao? Và tại Việt Nam, những trường hợp nào giao dịch crypto cần tuân thủ chính sách KYC, những trường hợp nào không?…

Trong bài viết dưới đây, BitcoinVN News sẽ cùng bạn khám phá tất tần tật về KYC trong lĩnh vực crypto. Đây là cơ sở giúp bạn giao dịch an toàn, đúng luật.

Hãy cùng BitcoinVN tìm hiểu khái niệm KYC là gì và vai trò của nó trong giao dịch crypto
Hãy cùng BitcoinVN tìm hiểu khái niệm KYC là gì và vai trò của nó trong giao dịch crypto

KYC là gì?

Know your customer (KYC) là giai đoạn đầu tiên của quá trình thẩm định khách hàng nhằm chống rửa tiền (AML). Khi tiếp nhận một khách hàng mới, các tổ chức tài chính sẽ áp dụng thủ tục KYC để:

  • Xác minh danh tính khách hàng
  • Hiểu hơn về hoạt động của khách hàng tiềm năng và xác nhận tính hợp pháp của người tham gia giao dịch. 
  • Đánh giá nguy cơ khách hàng rửa tiền
Các thành phần chống rửa tiền thông qua Crypto (Nguồn: Notabene)
Các thành phần chống rửa tiền thông qua Crypto (Nguồn: Notabene)

Xác minh KYC là gì trong giao dịch tiền điện tử?

Trong giao dịch crypto, các giao dịch nhỏ lẻ được thực hiện ẩn danh. Tuy nhiên, đối với các khách hàng giao dịch mua bán coin với giá trị cao, các sàn giao dịch buộc phải tuân thủ quy trình xác minh danh tính KYC nhằm mục đích xác nhận danh tính người mua – bán tiền điện tử và sớm nhận diện những người có nguy cơ sử dụng coin để rửa tiền.

5 lợi ích chính của KYC trong giao dịch tiền điện tử

Giảm thiểu rủi ro lừa đảo và rửa tiền

Xác minh danh tính chặt chẽ giảm đáng kể hoạt động gian lận, bảo vệ khách hàng trước nguy cơ mất tiền điện tử và cải thiện uy tín của sàn trên thị trường.

Giảm rủi ro pháp lý

Quy trình KYC vững chắc giúp bạn ngăn chặn tình trạng giả mạo danh tính để rửa tiền. 

Hỗ trợ giải quyết các khiếu nại, tố cáo sau này

Việc xác minh thông tin khách hàng ngay từ khi mới bắt đầu tham gia giao dịch là cơ sở để sàn hỗ trợ các nhà đầu tư nhanh chóng xử lý các khiếu nại phát sinh về sau. Đây cũng là một bước vô cùng quan trọng để hợp pháp hóa việc giao dịch tiền điện tử, đồng thời góp phần giúp người dân cải thiện nhận thức về các giao dịch crypto – một lĩnh vực đang bị mang tiếng xấu là liên quan đến các hoạt động rửa tiền.

Tăng lòng tin cho khách hàng lâu năm

Nhờ việc đảm bảo tính minh bạch về thông tin đối với các khoản giao dịch lớn, những khách hàng lâu năm sẽ luôn an tâm với các biện pháp bảo vệ tài khoản của sàn giao dịch.

Tăng sự ổn định của thị trường tiền điện tử

Việc xác minh KYC sẽ giúp tăng uy tín, niềm tin của khách hàng vào thị trường tiền điện tử. Về lâu dài, chính điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc duy trì sự ổn định và tăng giá trị của thị trường trong tương lai.

Lợi ích khi xác minh KYC là gì 
Lợi ích khi xác minh KYC là gì

Quy trình xác minh danh tính KYC trong sàn giao dịch crypto hoạt động như thế nào?

Trong giao dịch tiền điện tử, chính sách bảo mật là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư. Chính vì vậy, sàn giao dịch cần giải thích rõ cho khách hàng hiểu KYC là gì và mục đích của KYC chỉ đơn thuần là để ngăn chặn các hoạt động gian lận. Mọi thông tin của khách hàng khi xác minh KYC sẽ được bảo mật tuyệt đối và không được sử dụng cho mục đích khác.

Sau khi khách hàng hiểu về KYC, sàn sẽ áp dụng quy trình xác minh gồm 3 bước như sau:

  • Bước 1: Thu thập thông tin nhận dạng cá nhân (PII) của khách hàng, bao gồm họ tên đầy đủ, nơi sinh, ngày tháng năm sinh và địa chỉ.
  • Bước 2: So sánh thông tin này với giấy tờ tùy thân chính thức do chính phủ cấp, chẳng hạn như hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe do nhà nước cấp, và và giấy tờ chứng minh cư trú, chẳng hạn như hóa đơn tiện ích (hóa đơn điện nước, thanh toán, mua hàng,..)
  • Bước 3: Kiểm tra danh tính của khách hàng trên cơ sở dữ liệu chính thức chứa thông tin về những người có địa vị chính trị và các cá nhân từng vi phạm luật kinh tế.

Nếu mọi thứ đều hợp lệ, khách hàng sẽ được phép tham gia vào các hoạt động nhất định trên sàn giao dịch tiền điện tử.

Tóm tắt quy trình KYC
Tóm tắt quy trình KYC

Trường hợp nào có thể giao dịch tiền điện tử mà không cần KYC?

Có 3 hình thức giao dịch tiền điện tử mà không cần xác minh danh tính:

  • Giao dịch qua Bitcoin ATM. Loại giao dịch này cho phép bạn giao dịch mua bán tiền điện tử với giá trị nhỏ.
  • Giao dịch tiền điện tử qua sàn với đơn hàng giá trị nhỏ
  • Giao dịch qua sàn giao dịch phi tập trung DEX. Đây là các thị trường ngang hàng (P2P) dựa trên blockchain cho phép giao dịch tài sản tiền điện tử quy mô lớn. DEX thực hiện điều này bằng các hợp đồng thông minh thay vì hoạt động như một trung gian tài chính. Mặc dù việc giao dịch qua DEX khá nhanh gọn nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Nếu không biết người mua – người bán của mình là ai, bạn có thể phải phải đối mặt với những rắc rối về mặt pháp lý về sau. 

Tại Việt Nam, sàn giao dịch nào hỗ trợ giao dịch tiền điện tử không cần KYC?

Nếu bạn đang tìm kiếm sàn giao dịch không yêu cầu KYC để đáp ứng nhu cầu bảo mật, truy cập ngày BitcoinVN – Sàn giao dịch lâu đời nhất Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm.

Tại BitcoinVN, bạn có thể tiến hành giao dịch mà không cần tài khoản hoặc KYC. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ có thể giao dịch với số lượng nhỏ tiền điện tử do chính sách chống rửa tiền và ALM (chống tài trợ khủng bố) để đảm bảo an toàn cho người dùng nói chung và ngăn chặn các hành vi phạm pháp nói riêng. Cụ thể:

  • Cấp 1 – Chưa xác minh danh tính KYC: bạn chỉ có thể giao dịch tổng cộng 20 triệu đồng/tháng và mỗi đơn hàng không quá 5 triệu đồng/lần.
  • Cấp 2 – Xác minh danh tính KYC bằng cách cung cấp chứng minh nhân dân: Bạn có thể giao dịch trong giới hạn 200 triệu đồng/tháng và mỗi đơn hàng không quá 50 triệu đồng/lần.
  • Cấp 3 – Xác minh KYC bằng cách xác minh nơi cư trú hiện tại: Bạn có thể giao dịch 800 triệu đồng/tháng và giá trị mỗi đơn không quá 200 triệu đồng/lần.
  • Cấp 4 – Đối tác kinh doanh và khách VIP của BitcoinVN: Sau khi thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu năm, bạn sẽ không bị giới hạn giao dịch.

Tìm hiểu thêm về quy định KYC/ALM của sàn giao dịch BitcoinVN tại https://bitcoinvn.freshdesk.com/support/solutions/articles/103000038108-kyc-aml-policy 

*Lưu ý: Mọi thông tin KYC do bạn cung cấp sẽ được sàn bảo mật tuyệt đối và chỉ phục vụ cho hoạt động chống rửa tiền, không phục vụ cho bất kỳ hoạt động nào khác. 

BitcoinVN - Sàn giao dịch tiền điện tử lâu đời và uy tín nhất Việt Nam
BitcoinVN – Sàn giao dịch tiền điện tử lâu đời và uy tín nhất Việt Nam

Những câu hỏi thường gặp về chủ đề KYC là gì

Tôi có thể bán tiền điện tử mà không cần KYC không?

Có, bạn có thể bán tiền điện tử mà không cần KYC. Tuy nhiên, không phải tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử đều chấp nhận các giao dịch không xác minh danh tính. Một số sàn giao dịch chỉ cho phép người dùng thực hiện các giao dịch nhỏ mà không cần xác minh, trong khi những sàn giao dịch khác không cho phép điều đó.

KYC là tốt hay xấu?

KYC rất quan trọng trong ngành công nghiệp tiền điện tử để ngăn chặn các hoạt động tội phạm và đảm bảo an toàn cho người dùng. Khi sử dụng một sàn giao dịch tiền điện tử tuân thủ KYC, người dùng có thể tự tin hơn khi những người họ đang giao dịch không phải là kẻ xấu.

KYC trong tiền điện tử có an toàn không?

Quá trình KYC được thiết kế để ngăn chặn các tội phạm tài chính như rửa tiền và tài trợ khủng bố. Bằng cách yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân, các sàn giao dịch có thể loại bỏ những kẻ xấu và giữ cho nền tảng của họ an toàn. Tuy nhiên, quá trình KYC cũng có một số nhược điểm. Nếu sàn không tuân thủ chính sách bảo mật thông tin khách hàng chặt chẽ, dữ liệu KYC có thể bị rò rỉ và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi khách hàng.

Giám sát giao dịch tiền điện tử là gì?

Hệ thống giám sát giao dịch tiền điện tử đồng hành cùng các sàn giao dịch và tổ chức tài chính để phát hiện và báo cáo các hoạt động đáng ngờ. Chúng giúp quản lý rủi ro liên quan đến ví tiền điện tử và sử dụng công cụ của các công ty như Chainalysis, Elliptic, Crystal Blockchain, Coinfirm để đảm bảo việc tuân thủ và theo dõi tội phạm.

Ví tiền điện tử có cần tuân thủ KYC không?

Ví tiền điện tử được chia thành 2 loại: Ví lưu ký và ví tự lưu ký. Chỉ ví lưu ký mới phải tuân thủ các quy tắc KYC, vì chúng giữ khóa riêng cho ví của khách hàng. Trong khi đó, một số ví tự lưu ký không yêu cầu chính sách KYC.

Một số ví yêu cầu KYC và một số khác thì không
Một số ví yêu cầu KYC và một số khác thì không

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được khái niệm xác minh KYC là gì, lợi ích của nó trong giao dịch tiền điện tử. Cần tư vấn thêm về chính sách KYC của sàn, bạn vui lòng liên hệ đội ngũ chuyên gia của BitcoinVN tại đây để được hỗ trợ nhanh nhé!

Nguồn: Notabene