Khối lượng giao dịch được xem là yếu tố giúp nhà đầu tư hiểu rõ mức độ hoạt động của thị trường và xác định xu hướng giá cả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá khối lượng giao dịch là gì, ý nghĩa và tầm quan trọng của chỉ số này đối với quyết định đầu tư.
Khối lượng giao dịch là gì?
Khối lượng giao dịch (trading volume) trong tiền điện tử là tổng số tiền được giao dịch vào và ra khỏi thị trường trong một khoảng thời gian, bao gồm giao dịch trên cả sàn tập trung và phi tập trung. Đây là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá tâm lý thị trường và giá trị tài sản, thường được tính bằng USD, BTC hoặc các loại tiền khác.
Đơn giản hơn, khối lượng giao dịch cho biết số người mua bán tiền điện tử. Giá BTC tăng thường kéo theo khối lượng giao dịch tăng, nghĩa là nhiều người tham gia hơn. Ngược lại, giá BTC giảm thường đi kèm khối lượng giảm, cho thấy ít người giao dịch hơn.
Khối lượng giao dịch phản ánh xu hướng, biến động giá và nhu cầu tiền điện tử. Phần “khối lượng 24 giờ” trên CoinMarketCap hiển thị tổng giá trị giao dịch trong 24 giờ qua.
Tại sao khối lượng giao dịch lại quan trọng?
Khối lượng giao dịch có thể được xem là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá về một đồng tiền điện tử bởi vì nó thể hiện rất nhiều điền về “sức khỏe” của đồng tiền đó. Từ khối lượng giao dịch, ta có thể dự đoán được xu hướng và sự biến động. Chính về thế, đây là chỉ số thiết yếu mà mỗi “trader” cần phải quan tâm.
- Khối lượng cao đảm bảo giá cả minh bạch, giảm nguy cơ định giá sai.
- Khối lượng thấp phản ánh giao dịch kém hiệu quả khi giá bán không khớp với giá mua.
Bạn có thể theo dõi sự thay đổi khối lượng giao dịch theo phút và xem lịch sử trong 24h, 1 tuần, 30 ngày trên CoinMarketCap. Điều này giúp bạn nhận biết liệu biến động giá là bất thường hay bình thường.
- Một đồng tiền điện tử có sự biến động giá lớn thường xuyên sẽ không hấp dẫn khi nó có khối lượng giao dịch lớn. Nếu nó thông thường có khối lượng giao dịch thấp, nhưng giao dịch dày đặc trong suốt 24h có thể là dấu hiệu cho thấy giá trị của nó đang được chi phối một phần có chủ đích. Hãy thật cẩn thận tại thời điểm đó.
- Bạn cũng có thể biết được khối lượng giao dịch của một sàn nào đó để biết mức độ hoạt động của sàn có sôi nổi hay không. Khối lượng giao dịch của một sàn (volume by exchange) cho chúng ta thấy sàn nào đang tập trung đông hoạt động mua bán. Một số sàn cũng có thể chơi trò không thu phí khi gửi coin qua lại với nhau nhằm tăng khối lượng giao dịch lên nhằm đánh lừa niềm tin của người chơi.
Một đồng tiền điện tử sẽ không hấp dẫn nếu nó có biến động giá lớn dù có khối lượng giao dịch lớn. Nếu một đồng tiền có khối lượng giao dịch thấp nhưng có sự thay đổi lớn trong 24h, có thể giá trị của nó đang bị thao túng. Vì vậy, bạn hãy cẩn thận và phân tích kỹ trong trường hợp này trước khi giao dịch.
Ý nghĩa của khối lượng giao dịch là gì?
Thông thường, những đồng tiền điện tử phố biến nhất sẽ là những đồng được giao dịch nhiều nhất, tức có khối lượng giao dịch nhiều nhất. Ví dụ: Các đồng tiền lớn như Bitcoin, Ethereum và Ripple thường có khối lượng giao dịch cao nhất, cùng với vốn hóa thị trường lớn. Bên dưới là các đồng như Dash, Bitcoin Cash,…
So sánh khối lượng giao dịch trong ngày và tuần giúp bạn nhận ra xu hướng và thời điểm giao dịch sôi động nhất. So với thị trường chứng khoán, tiền điện tử có ít chỉ số đánh giá hơn, nhưng khối lượng giao dịch cho thấy mức độ hoạt động mạnh mẽ. Ví dụ, BTC giao dịch hơn 22 tỷ USD trong 24h, trong khi cổ phiếu Apple chỉ khoảng 18 triệu USD mỗi ngày.
Khối lượng giao dịch ảnh hưởng gì đến giá tiền điện tử?
Khối lượng giao dịch là chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến biến động giá tiền điện tử. Khi khối lượng giao dịch tăng, giá thường tăng vì có nhiều người mua bán, tạo ra nhu cầu cao hơn.
Tuy nhiên, khối lượng cao không phải lúc nào cũng luôn dẫn đến giá tăng, nó cũng có thể là dấu hiệu của sự đầu cơ hoặc thao túng thị trường.
Sự khác biệt giữa tính thanh khoản và khối lượng giao dịch là gì?
Khối lượng giao dịch và thanh khoản tiền điện tử có liên quan đến nhau nhưng lại là những khái niệm khác biệt. Khối lượng giao dịch tiền điện tử là tổng số giao dịch thực tế, trong khi thanh khoản là số lượng có sẵn để giao dịch ở bất kỳ mức giá nào. Thông thường, khối lượng giao dịch cao đồng nghĩa với thanh khoản cao.
Tuy nhiên, các sàn có khối lượng giao dịch thấp lại tạo cơ hội chênh lệch giá cho nhà đầu tư, khi một đồng tiền có thể mua rẻ và bán đắt ở nơi khác. Điều này thường xảy ra với các đồng tiền ít được ưa chuộng hoặc có vấn đề gì đó về tính năng hoạt động của sàn giao dịch.
5 chỉ báo khối lượng giao dịch tiền điện tử phổ biến
- Trung bình di động của khối lượng giao dịch (MAV): Giúp xác định xu hướng tổng thể của khối lượng giao dịch.
- Giá trung bình theo khối lượng (VWAP): Đo lường giá trung bình của một loại coin dựa trên khối lượng giao dịch.
- Các dao động dựa trên khối lượng: Đo lường sự thay đổi khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.
- Chỉ báo tích lũy/phân phối: So sánh giá đóng cửa của một chứng khoán với phạm vi giao dịch của nó trong một khoảng thời gian nhất định.
- Thanh khối lượng: Hiển thị khối lượng hoạt động giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.
5 điều cần lưu ý khi sử đánh giá tiền điện tử qua khối lượng giao dịch
Kết hợp với các chỉ số khác
- Không dựa hoàn toàn vào khối lượng giao dịch để đánh giá thị trường. Kết hợp phân tích với các chỉ số khác như giá, vốn hóa thị trường, hoặc chỉ số sức mạnh tương đối (RSI).
- So sánh xu hướng khối lượng giao dịch với biến động giá để hiểu rõ hơn về động lực thị trường.
Xem xét tính nhất quán của dữ liệu
- Phân tích khối lượng giao dịch qua các khung thời gian khác nhau (24h, 7 ngày, 30 ngày) để nhận biết xu hướng dài hạn và ngắn hạn.
- Chú ý đến những thay đổi đột ngột, vì chúng có thể là dấu hiệu của hoạt động đầu cơ hoặc thao túng giá.
Kiểm tra tính xác thực của dữ liệu
- Sử dụng các nền tảng uy tín như CoinMarketCap hoặc Glassnode để lấy dữ liệu.
- Cảnh giác với các sàn giao dịch có khối lượng giao dịch cao bất thường, vì đây có thể là khối lượng giao dịch giả mạo (wash trading).
Hiểu rõ về tính thanh khoản
- Phân biệt giữa khối lượng giao dịch và thanh khoản để tránh hiểu nhầm. Một tài sản có khối lượng giao dịch cao nhưng thanh khoản thấp vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đánh giá bối cảnh thị trường
- Xem xét các sự kiện lớn có thể ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch, chẳng hạn như thông báo từ chính phủ, niêm yết trên sàn mới, hoặc nâng cấp hệ thống.
- Đánh giá tâm lý thị trường để hiểu rõ hơn liệu khối lượng giao dịch tăng cao là do nhu cầu thực sự hay chỉ là đầu cơ.
Đặt giới hạn đầu tư
- Xác định trước mức độ rủi ro bạn có thể chấp nhận và giới hạn số tiền đầu tư vào các tài sản có khối lượng giao dịch biến động mạnh.
- Tránh “đu trend” mà không có kế hoạch rõ ràng.
Kết luận
Tóm lại, khối lượng giao dịch là gì? Dưới góc nhìn của một nhà đầu tư, số liệu này cho chúng ta thấy sự bền vững của một biến động giá nào đó. Giá biến động quá lớn với khối lượng giao dịch thấp có thể coi là mồi câu dành cho những chú cá “ngây thơ”. Giá có thể rớt mạnh bất cứ lúc nào. Còn một cú giảm giá với một khối lượng giao dịch đủ lớn báo hiệu cho một đợt “đỏ sàn” kéo dài.
Tuy nhiên không có điều gì là chắc chắn ở thị trường tiền điện tử này cả. Hãy thật cẩn thận với mỗi lần click chuột xuống tiền của bạn. Dù gì đi nữa, khối lượng giao dịch là một chỉ số đáng tin cậy mà bạn cần phải nằm lòng.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về khối lượng giao dịch tiền điện tử, tham gia ngay cộng đồng của chúng tôi trên Telegram để cập nhật thông tin nhé!