ICO và IEO đều là cách để các startup tiền điện tử huy động vốn, nhưng chúng có quy trình và mức độ an toàn khác nhau. Hãy cùng BitcoinVN News tìm hiểu về ICO và IEO là gì trong bài viết này nhé!

ICO và IEO là gì? Chúng khác nhau điểm nào? Cùng tìm hiểu nhé!
ICO và IEO là gì? Chúng khác nhau điểm nào? Cùng tìm hiểu nhé!

ICO là gì? Phân tích ưu nhược điểm

Hiểu nhanh về khái niệm ICO là gì?

ICO (Initial Coin Offering) là một hình thức huy động vốn trong lĩnh vực tiền điện tử. Với hình thức này, các startup tiến hành phát hành token mới & bán cho nhà đầu tư để gọi vốn cho dự án của mình.

Ưu và nhược điểm của ICO

Ưu điểm:

  • Quá trình thiết lập và triển khai ICO đơn giản hơn so với các phương thức gọi vốn khác.
  • ICO cho phép bất kỳ ai cũng có thể đầu tư mà không cần có số vốn lớn.
  • Chính phủ can thiệp rất ít hoặc gần như không kiểm soát ICO. Chính điều này đã tạo ra một môi trường huy động vốn ít bị quy định ràng buộc.
  • ICO có tính thanh khoản cao do thời gian triển khai nhanh, giúp nhà đầu tư mua bán token dễ dàng.

Nhược điểm của ICO:

  • Nhược điểm lớn nhất của ICO là rủi ro bảo mật. Hình thức này rất dễ bị lừa đảo và gian lận.
  • ICO không phải là lựa chọn lý tưởng cho các khoản đầu tư dài hạn.
  • Ngay cả khi dự án ICO được xây dựng an toàn, nhà đầu tư vẫn có thể mua phải Shitcoin (các token vô giá trị), khiến họ không có cơ hội thu lại lợi nhuận.

Chính những hạn chế của ICO đã tạo ra cơ hội cải thiện, dẫn đến sự ra đời của IEO (Initial Exchange Offering). IEO mang đến một môi trường an toàn và được quản lý chặt chẽ hơn do các sàn giao dịch trực tiếp giám sát. Vậy cụ thể IEO là gì? Cần lưu ý những gì để chọn được dự án IEO chất lượng? 

Biểu đồ phân tích số lượng dự án ICO
Biểu đồ phân tích số lượng dự án ICO

IEO là gì? Những điều cần biết về IEO

Hiểu nhanh về IEO

IEO (Initial Exchange Offering) thường được gọi là “ICO 2.0” vì nó có nhiều điểm tương đồng với ICO. Cả hai đều là phương thức huy động vốn cho các dự án crypto và quy trình phát hành cũng khá giống nhau. 

Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là: nếu như ICO được triển khai trên website của dự án, thì IEO được tổ chức trực tiếp trên các sàn giao dịch tiền điện tử.

Điều này có nghĩa là các sàn giao dịch lớn như Binance, OK Jumpstart, Bitmax Launchpad hay Bittrex IEO sẽ đứng ra quản lý IEO, giúp nhà đầu tư tham gia dễ dàng và an toàn hơn. Nhờ đó, IEO mang lại sự bảo mật và tính minh bạch cao hơn so với ICO.

IEO được triển khai trên sàn giao dịch, giúp nhà đầu tư dễ tiếp cận và an toàn hơn
IEO được triển khai trên sàn giao dịch, giúp nhà đầu tư dễ tiếp cận và an toàn hơn

5 bước triển khai IEO

Sau khi hiểu rõ khái niệm IEO là gì, bước tiếp theo, chúng ta sẽ cùng đi sâu phân tích quy trình triển khai IEO với 5 bước:

  • Chuẩn bị Whitepaper (sách trắng): Mô tả mục đích, mô hình token và lợi ích cho nhà đầu tư.
  • Tạo token: Phát triển đồng tiền điện tử cho dự án.
  • Chọn sàn giao dịch: Thay vì tự huy động vốn, dự án hợp tác với sàn để tổ chức IEO.
  • Gửi đề xuất: Nếu được chấp nhận, sàn sẽ niêm yết IEO.
  • Sàn quản lý chiến dịch: Sau khi được niêm yết, sàn sẽ chịu trách nhiệm quảng bá, tiếp thị và vận hành toàn bộ quá trình gọi vốn.

Nhờ vào sự hỗ trợ từ các sàn giao dịch, IEO đơn giản hơn cho các dự án và mang lại nhiều lợi ích hơn so với ICO. Tốc độ triển khai nhanh chóng cùng với mức độ an toàn cao khiến IEO trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn ICO.

Một số dự án IEO đáng chú ý nhất hiện nay:

Sàn giao dịch Dự án Tốc độ huy động vốn Số vốn huy động
Binance Launchpad BitTorrent 18 phút (18 giây nếu không tính độ trễ) 7,2 triệu USD
Fetch.ai 22 giây 6 triệu USD
Celer Network 17 phút 35 giây 4 triệu USD
JumpStart BlockCloud 1 giây 1 triệu USD
KuCoin Spotlight MultiVAC 2 giây 3,6 triệu USD
LBank Solar OATH 2 giây 4 triệu USD
Bittrex International VeriBlock 10 giây 2 triệu USD

Ưu và nhược điểm của IEO là gì?

Ưu điểm

  • Tăng độ uy tín: Sàn giao dịch đóng vai trò là đơn vị trung gian triển khai IEO nên luôn đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho nhà đầu tư.
  • Tiếp cận khách hàng dễ dàng: Dự án IEO tận dụng lượng người dùng sẵn có trên sàn, giúp huy động vốn nhanh hơn.
  • Đơn giản hóa thủ tục: Sàn chịu trách nhiệm xác minh danh tính (KYC) và chống rửa tiền (AML), giảm gánh nặng pháp lý cho dự án.
  • Tiết kiệm chi phí marketing: Sàn hỗ trợ quảng bá, giúp dự án IEO không phải đầu tư quá nhiều vào marketing.
  • Khung pháp lý rõ ràng: IEO thường tuân thủ quy định của sàn, giảm nguy cơ vướng mắc pháp lý.

Nhược điểm của IEO là gì?

  • Rủi ro từ sàn giao dịch: Một số dự án IEO phát hành trên sàn giao dịch quy mô nhỏ, thiếu uy tín có thể lừa đảo, khiến dự án gặp rủi ro.
  • Không công bằng: Các những đơn vị có quan hệ tốt với sàn có thể được ưu tiên niêm yết dự án sớm hơn. 
  • Nguy cơ thao túng giá: Nếu một nhóm nhà đầu tư sở hữu lượng lớn token, giá có thể bị thao túng. Đây cũng là tình trạng chung của thị trường tiền điện tử.
  • Thanh khoản thấp: So với ICO, khả năng giao dịch mua bán có thể bị hạn chế hơn.
Dù có lợi thế hơn ICO nhưng IEO vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục
Dù có lợi thế hơn ICO nhưng IEO vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục

Sự khác biệt của ICO & IEO là gì?

ICO

IEO

Phương thức tổ chức Dự án tự tổ chức, bán token trực tiếp cho nhà đầu tư Diễn ra trên sàn giao dịch, sàn thay mặt dự án thực hiện các bước gọi vốn
Tính minh bạch Thấp, thiếu kiểm soát, dễ lừa đảo Cao, do sàn kiểm tra kỹ dự án trước khi triển khai
Tỷ lệ lừa đảo 2017: ~80% ICO là giả mạo

2018: >90% là lừa đảo

Chưa có ghi nhận chính thức về tỷ lệ lừa đảo nhưng đã có nhiều cáo buộc liên quan đến nhiều dự án IEO. Ví dụ như dự án TROY trên Binance, dự án REV trên Coineal…
Bảo mật Dễ bị tấn công mạng, mất tiền Sàn giữ nhiệm vụ bảo mật thông tin và dòng tiền
Chi phí & nỗ lực của nhà đầu tư Phải tự thực hiện KYC/AML, đánh giá dự án, chiến lược mua token Tiết kiệm thời gian, quy trình đơn giản hơn nhờ sàn hỗ trợ
Cơ hội tham gia Ưu tiên nhà đầu tư lớn qua các vòng chiết khấu khác nhau Cơ hội bình đẳng, mọi người được tham gia với điều kiện như nhau
Niêm yết token Khó khăn, mất nhiều thời gian Dễ dàng và nhanh chóng sau khi IEO hoàn tất
Tốc độ huy động vốn Có thể mất hàng tháng Nhanh chóng, nhiều dự án hoàn tất chỉ trong vài giây
Chi phí marketing cho startup Cao, phải tự xây dựng cộng đồng, quảng bá Thấp hơn, tận dụng cộng đồng sẵn có của sàn
Lợi ích cho nhà đầu tư
  • Khó kiểm chứng dự án
  • Rủi ro cao
  • Bảo mật cao hơn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Lợi ích cho công ty khởi nghiệp
  • Tốn thời gian, chi phí cao
  • Khó tạo niềm tin với nhà đầu tư
  • Bán token nhanh
  • Dễ niêm yết
  • Tiếp cận sẵn khách hàng của sàn
Lợi ích cho sàn giao dịch Không liên quan
  • Tạo doanh thu (phí, hoa hồng, token sàn)
  • Tăng uy tín và người dùng
  • Có quyền phân phối token độc quyền

Với những lợi thế về bảo mật, minh bạch và khả năng tiếp cận nhà đầu tư, IEO đang trở thành lựa chọn ưu tiên thay thế ICO. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Liệu ICO đã thực sự lỗi thời và IEO có phải là tương lai của huy động vốn Blockchain?

IEO giúp sàn giao dịch tăng độ nhận diện và lượng người dùng
IEO giúp sàn giao dịch tăng độ nhận diện và lượng người dùng

Đầu tư ICO & IEO thật sự có an toàn hay không?

Với nhiều năm kinh nghiệm đầu tư ICO và IEO của người viết thì câu trả lời là KHÔNG.

Đầu tư mạo hiểm ICO và IEO đều là hình thức siêu lợi nhuận nhưng vẫn kèm theo các rủi ro lớn:

  • Các startup thất bại.
  • Đầu tư vào các dự án startup lừa đảo.
  • Biến động thị trường về giá cả.
  • Rủi ro về chính trị và pháp lí.

Đâu là cách tìm cơ hội IEO tốt nhất?

Bạn cần nghiên cứu sàn giao dịch uy tín, xem xét tiêu chí niêm yết, đánh giá đội ngũ, tiềm năng tăng trưởng và tính khả thi của dự án. Chú ý phân tích ưu – nhược điểm của IEO là gì, nghiên cứu kỹ các rủi ro & đừng bao giờ bỏ nhiều hơn số tiền bạn có thể mất để mua token từ IEO.

Phân tích cơ bản sàn giao dịch để tìm ra cơ hội IEO tốt nhất
Phân tích cơ bản sàn giao dịch để tìm ra cơ hội IEO tốt nhất

Câu hỏi thường gặp về chủ đề IEO là gì?

Token IEO có được niêm yết luôn trên sàn không?

Có. Sau khi kết thúc IEO, token thường được niêm yết ngay trên chính sàn tổ chức – đây là một ưu điểm lớn của hình thức này.

Tôi cần chuẩn bị gì trước khi IEO bắt đầu?

Bạn cần chuẩn bị sẵn

  • Tài khoản sàn đã KYC
  • Đủ số dư token theo yêu cầu
  • Theo dõi thời gian mở bán
  • Tìm hiểu kỹ về dự án (sách trắng, đội ngũ đứng sau dự án IEO…)

Có thể bán token IEO sau khi mua không?

Có. Sau khi niêm yết, bạn có thể bán token trên sàn giống như bất kỳ đồng coin nào khác.

Tổng kết

Như vậy, ICO phù hợp với các dự án cần gọi vốn nhanh, linh hoạt nhưng khá nhiều rủi ro còn IEO là gì? IEO là hình thức gọi vốn qua sàn giao dịch, mang lại tính an toàn và minh bạch hơn nhờ sự thẩm định và bảo chứng của sàn, song đi kèm chi phí cao và thủ tục KYC phức tạp. 

Nguồn: Solulab