Poloniex là một trong những sàn giao dịch đầu tiên cung cấp các dịch vụ giao dịch spot, hợp đồng tương lai và nhiều tính năng khác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Poloniex là gì, những điểm nổi bật của sàn này và hướng dẫn sử dụng Poloniex một cách chi tiết. Xem ngay!

Sàn giao dịch Poloniex là gì? Tìm hiểu ngay!
Sàn giao dịch Poloniex là gì? Tìm hiểu ngay!

Poloniex là gì?

Poloniex là sàn giao dịch tiền điện tử được thành lập bởi Tristan D’Agosta và hoạt động từ tháng 01/2014. Sàn này chuyên cung cấp dịch vụ giao dịch tiền điện tử trên thị trường spot (giao ngay) và hợp đồng tương lai, mua bán token NFT, cũng như giao dịch các loại tài sản kỹ thuật số khác. 

Từng là một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới, Poloniex đã trải qua nhiều thay đổi lớn, bao gồm việc được Circle (công ty chủ quản USDC) mua lại vào năm 2018. 

Tuy nhiên, đến tháng 11/2019, Circle tách Poloniex thành một công ty độc lập. Sau khi tách ra, Poloniex ngừng hỗ trợ người dùng tại Mỹ và cho phép họ rút tiền khỏi nền tảng. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục phục vụ người dùng quốc tế. Trong quá khứ, sàn từng bị chỉ trích vì vi phạm các quy định về chứng khoán tại Mỹ, Canada và Anh. 

Hiện tại, Poloniex đang mở rộng hoạt động sang Metaverse và tài chính phi tập trung, nhắm mục tiêu trở thành một phần quan trọng trong tương lai công nghệ số.

Poloniex từng là sàn giao dịch đứng đầu trong thị trường tiền điện tử
Poloniex từng là sàn giao dịch đứng đầu trong thị trường tiền điện tử

Tính năng nổi bật nhất của Poloniex là gì?

  • Bảo mật an toàn: Sau vụ hack năm 2014, Poloniex đã nâng cấp hệ thống bảo mật với việc sử dụng giao thức SSL cho website và lưu trữ tiền của khách hàng ngoại tuyến để đảm bảo an toàn. Sàn cũng triển khai chương trình kiểm toán hoạt động liên tục 24/7/365 để phát hiện và xử lý các hoạt động bất thường. Ngoài ra, để tăng tính bảo mật, Poloniex hỗ trợ bảo mật hai lớp (2FA), tương tự nhiều sàn giao dịch khác.
  • Không yêu cầu số tiền tối thiểu khi giao dịch: Poloniex không yêu cầu số tiền gửi tối thiểu, cho phép khách hàng bắt đầu đầu tư với bất kỳ số tiền nào.
  • Cho phép giao dịch trên nhiều nền tảng: Hiện tại, Poloniex chỗ trợ giao dịch trên nền tảng website, ứng dụng trên Android và iOS, giúp bạn linh hoạt trong việc truy cập thị trường.
  • Thời gian gửi và rút tiền nhanh chóng: Thời gian gửi hoặc rút tiền thường mất từ 30 phút đến 1 giờ để hoàn thành.
  • Các đồng coin giao dịch trên sàn: Poloniex hỗ trợ giao dịch hơn 400 loại tiền điện tử phổ biến, bao gồm Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Litecoin, Ripple, Monero, DashZcash.
  • Giao dịch ký quỹ: Poloniex cho phép khách hàng giao dịch ký quỹ với tỷ lệ đòn bẩy 1:2.5. Để sử dụng tính năng này, người dùng cần thực hiện xác minh tài khoản theo hướng dẫn.
Poloniex cung cấp nhiều tính năng nổi bật
Poloniex cung cấp nhiều tính năng nổi bật

Những lo ngại xung quanh Poloniex

Poloniex đã gặp nhiều vấn đề pháp lý và bảo mật trong những năm qua. Vào tháng 5/2021, sàn bị Ủy ban Chứng khoán Ontario cáo buộc Poloniex vi phạm luật chứng khoán. Đến tháng 8/2021, Poloniex dàn xếp với SEC về việc hoạt động như một sàn giao dịch quốc gia chưa đăng ký, đồng thời bị phạt 10 triệu USD.

Vào tháng 1/2022, Poloniex ngừng mọi giao dịch tại Ontario và gọi đây là khu vực pháp lý hạn chế. Vào tháng 3/2022, sàn ngừng các sản phẩm ký quỹ và cho vay để cải thiện trải nghiệm giao dịch. Đến tháng 2/2023, Cơ quan Quản lý Tài chính Anh cảnh báo rằng Poloniex có thể cung cấp dịch vụ tài chính không được phép tại nước này.

Nghiêm trọng hơn, vào tháng 11/2023, Poloniex bị tấn công, mất hơn 114 triệu USD từ ví nóng của người dùng. Sàn đã thuê công ty kiểm toán bảo mật để xác định và khắc phục lỗ hổng.

Cập nhật phí giao dịch trên sàn Poloniex

Khối lượng giao dịch Bên chịu phí
Maker Taker
< 500 nghìn USD 0,10% 0,20%
≥ 500 nghìn USD 0,08% 0,20%
≥ 1 triệu USD 0,06% 0,20%
≥ 5 triệu USD 0,02% 0,20%
≥ 7,5 triệu USD 0,00% 0,20%
≥ 10 triệu USD 0,00% 0,18%
≥ 15 triệu USD 0,00% 0,16%
≥ 20 triệu USD 0,00% 0,14%
≥ 25 triệu USD 0,00% 0,12%
≥ 30 triệu USD 0,00% 0,10%

Điểm khác biệt của Coinbase & Poloniex là gì?

Poloniex và Coinbase đều là sàn giao dịch tiền điện tử, nhưng khối lượng giao dịch của Coinbase trong 24 giờ đạt 2,6 tỷ đô la, trong khi Poloniex chỉ có 812 triệu đô la. Coinbase đã đăng ký với SEC để hoạt động tại Hoa Kỳ, trong khi Poloniex không còn hoạt động tại đây nữa. 

Sàn giao dịch Poloniex liệt kê hơn 400 loại tiền điện tử, nhưng chỉ có 76 loại giao dịch trên 0,01% tổng khối lượng, điều này có thể là lý do khiến khối lượng giao dịch của sàn thấp hơn so với Coinbase. Ngược lại, Coinbase liệt kê 175 loại tiền điện tử, trong đó nhiều loại có khối lượng giao dịch khá lớn.

Ngoài ra, Poloniex cũng cung cấp giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh viễn (đâu là các hợp đồng không có ngày hết hạn).

Mục tiêu của sàn Poloniex là gì?

Poloniex đang hướng tới mục tiêu trở thành một trong những sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển không gian tiền điện tử và kỹ thuật số. Với kinh nghiệm lâu dài trong ngành, Poloniex đã tự định vị là một người cố vấn và đối tác đáng tin cậy.

Điển hình là vào tháng 5 năm 2022, Poloniex hợp tác với APENFT – một thị trường NFT nổi bật, thể hiện tầm nhìn của họ về tương lai, bao gồm metaverse, tiền điện tử, GameFi và NFT

Tháng 3 năm 2022, sàn giao dịch cũng hợp tác với Fantom Foundation để phát triển hệ sinh thái blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh. Bên cạnh đó, Poloniex đã ra mắt Polopedia, một cơ sở kiến thức về tiền điện tử để hỗ trợ người dùng và các bên liên quan.

Trải qua nhiều biến động, Poloniex đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác 
Trải qua nhiều biến động, Poloniex đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác

Tương lai của Poloniex sẽ ra sao?

Vì giá trị và sự phổ biến của tiền điện tử không ổn định, các sàn giao dịch tham gia vào các lĩnh vực kỹ thuật số khác sẽ có khả năng tồn tại lâu dài hơn những sàn chỉ tập trung vào giao dịch tiền điện tử. Poloniex nhận thức được điều này và đang nỗ lực duy trì sự phát triển trong một môi trường kỹ thuật số luôn thay đổi.

Có nên giao dịch trên sàn Poloniex không?

Như đã chia sẻ, Poloniex gặp khá nhiều vấn đề liên quan đến kiện tụng & bảo mật. Do đó, quý khách hàng cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định giao dịch trên sàn này. 

Lưu ý: Chỉ bỏ ra số tiền mà bạn chấp nhận mất nếu quyết định giao dịch trên Poloniex & bất kỳ nền tảng nào liên quan đến tiền điện tử. Đặc biệt, bạn luôn ưu tiên rút tiền về ví cá nhân và tự bảo quản khóa truy cập trên ví lạnh/ví cứng để toàn quyền kiểm soát tài sản tiền điện tử của mình.

Hướng dẫn sử dụng sàn giao dịch Poloniex

Đăng ký tài khoản trên Poloniex

  • Bước 1: Truy cập sàn Poloniex tại https://poloniex.com
  • Bước 2: Chọn “Đăng ký ngay”

 

  • Bước 3: Bạn hãy nhập địa chỉ email, mật khẩu và mã giới thiệu (nếu có) vào các ô tương ứng. Tiếp theo, nhấn “Sign up” để hoàn tất đăng ký.

  • Bước 4: Kiểm tra email. Sàn Poloniex sẽ gửi một liên kết xác nhận đăng ký vào email của bạn. Bạn chỉ cần nhấn vào liên kết trong email để kích hoạt tài khoản và hoàn tất quá trình đăng ký.

Hướng dẫn xác minh tài khoản (KYC) trên Poloniex

  • Bước 1: Tại giao diện trang chủ của Poloniex, bạn hãy nhấn vào biểu tượng cá nhân và chọn mục “Profile” hoặc “Hồ sơ”.

  • Bước 2: Kéo xuống phía dưới và nhấn vào một trong ba ô bất kỳ được đánh dấu trong ảnh, bạn sẽ được chuyển đến trang KYC.

  • Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin vào các ô tương ứng, bao gồm: quốc gia, họ, tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà, thành phố, mã bưu chính (có thể tra Google để biết mã của khu vực bạn ở), và số điện thoại. Sau khi hoàn tất, nhấn “Submit” để gửi thông tin.

  • Bước 4: Nhấn vào “Start” để bắt đầu quá trình KYC.

  • Bước 5: Bạn hãy chọn quốc gia và loại giấy tờ phù hợp để thực hiện KYC. Bạn có thể chọn Identity Card (chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân).

  • Bước 6: Chọn phương thức tải ảnh lên. Cuối cùng, bạn tải lên giấy tờ theo yêu cầu của sàn để hoàn tất quá trình KYC.

Hướng dẫn thiết lập bảo mật 2 lớp (2FA) cho tài khoản trên Poloniex

  • Bước 1: Tại trang chủ, bạn nhấn vào biểu tượng cá nhân và chọn mục “Security” hoặc “Bảo vệ” để bật 2FA.

  • Bước 2: Hãy lưu trữ cẩn thận 16 ký tự hiển thị ở bên phải để phòng trường hợp cần khôi phục 2FA sau này. Tiếp theo, nhập 16 ký tự này vào ứng dụng Google Authenticator, sau đó lấy mã code do ứng dụng tạo ra và nhập vào ô tương ứng, cùng với mật khẩu tài khoản của bạn.

Tích vào ô xác nhận rằng bạn đã lưu 16 ký tự, sau đó nhấn “Enable 2FA” để hoàn tất.

Hướng dẫn nạp tiền vào tài khoản Poloniex

  • Bước 1: Tại trang chủ của sàn Poloniex, bạn chọn mục “Wallet” như hình minh họa bên dưới.

  • Bước 2: Chọn “Deposit”

  • Bước 3:  Bạn có thể tìm kiếm tài sản cần nạp bằng cách nhập tên vào ô tìm kiếm hoặc chọn trực tiếp từ danh sách bên dưới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lấy ETH làm ví dụ.

  • Bước 4: Chọn chuỗi/mạng để giao dịch.

  • Bước 5: Truy cập ví lưu trữ đồng coin bạn muốn nạp, sau đó bạn sao chép địa chỉ hoặc quét mã QR để nạp tiền.

Hướng dẫn rút tiền trên Poloniex

  • Bước 1: Bước rút tiền gần như giống với bước nạp tiền. Tuy nhiên, thay vì chọn Deposit, bạn hãy chọn “Withdraw”.

  • Bước 2: Bạn có thể tìm kiếm tài sản cần bán bằng cách nhập tên vào ô tìm kiếm hoặc chọn trực tiếp từ danh sách bên dưới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lấy ETH làm ví dụ.

  • Bước 3: Chọn chuỗi/mạng để giao dịch và nhập địa chỉ ví lưu trữ của bạn. Tiếp theo, nhập số lượng ETH bạn muốn rút và bấm “Withdraw” để rút tiền về ví của bạn.

Hướng dẫn giao dịch trên sàn Poloniex

  • Bước 1: Bấm vào “Trade” và chọn “Spot”.

  • Bước 2: Trên màn hình sẽ hiển thị như sau. Ở ô đỏ góc trái màn hình là cặp giao dịch, bạn có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của mình.

[1] Nơi chọn lệnh mua hoặc bán.

[2] Nơi chọn lệnh Limit hay Stop Limit.

[3] Nơi nhập giá cần mua hoặc bán.

[4] Nơi nhập số lượng cần mua hoặc bán.

[5] Thanh chọn giao dịch theo % dựa trên số tài sản của bạn.

[6] Nơi hoàn tất lệnh bán hoặc mua.

Kết luận

Tóm lại, Poloniex là gì? Poloniex là một sàn giao dịch tiền điện tử nổi bật, cung cấp các dịch vụ giao dịch tiền điện tử và hợp đồng tương lai. Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, Poloniex đang nỗ lực mở rộng và phát triển trong các lĩnh vực kỹ thuật số mới như metaverse và blockchain, nhằm duy trì sự cạnh tranh và thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tiền điện tử.

Nguồn: Tổng hợp