Chào mừng bạn đã quay trở lại với khóa học bitcoin cho người mới của BitcoinVN. Tất cả chúng ta đều đang kiếm tiền và tiêu tiền mỗi ngày nhưng không phải ai cũng nắm rõ về tiền. Nếu bạn đang nghĩ: tiền chỉ đơn thuần là tiền giấy hay tiền xu – những tờ Việt Nam Đồng, những tờ Đô-la hay những con số trong tài khoản ngân hàng… thì bạn mới chỉ biết “một nửa sự thật” mà thôi!
Vậy bản chất thực sự của tiền là gì? Nắm rõ điều này, bạn sẽ dễ dàng trả lời cho câu hỏi: bitcoin có phải là tiền thật không hay chỉ là tiền ảo và có thể “chết” bất cứ lúc nào như người ta vẫn thường đồn?
>>> Xem thêm: Khóa học bitcoin cho người mới bài 2: Ai đang “giật dây” bitcoin?
1. Sự thật về tiền
Các định nghĩa về tiền trên thế giới luôn nói rằng: “tiền là thứ được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa/dịch vụ hoặc dùng để trả nợ thuế”. Điều này có nghĩa là chúng không chỉ giới hạn ở tiền giấy và tiền đúc. Mà bất cứ thứ gì thỏa mãn đủ 3 tiêu chí: là một đơn vị đo lường (có thể đếm được), là phương tiện trao và là một kho lưu trữ giá trị đều được coi là tiền.
Nhìn lại lịch sử, bạn sẽ thấy những món đồ như vỏ sò, gạo, bạc, vàng… mà tổ tiên của chúng ta từng dùng để mua bán – trao đổi hàng hóa đều là tiền.
Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20, vỏ ốc đã được sử dụng làm tiền tệ để trao đổi và buôn bán trên khắp châu Phi và châu Á. Chúng từng là loại tiền tệ tự nhiên hoàn hảo nhất giống như tiền xu thời bấy giờ. Bởi vỏ ốc là chất liệu bền bỉ, có thể phân chia được, có thể nhận dạng và có tính khan hiếm.
Bên cạnh đó, các mặt hàng khác như hạt thủy tinh, đá và muối cũng được sử dụng làm tiền tệ trong các nền văn hóa khác nhau. Hãy tưởng tượng: những tảng đá trên đại dương mà bạn đang chiêm ngưỡng hay những hạt muối mà bạn ăn thường ngày cũng đã từng được coi như những đồng đô la. Và những đồng tiền cổ xưa đó tới bây giờ đã vô giá trị. Vì chúng đã bị siêu lạm phát “giết chết” giá trị của mình.
2. Bài học “đắt giá” về tiền từ Đá Rai trên Đảo Yap
Một trong những hệ thống tiền tệ cổ đại thú vị nhất là việc sử dụng đá Rai trên đảo Yap (một phần của quần đảo Micronesia). Người Yap đã sử dụng những tảng đá lớn, nặng với đường kính tới 12 feet và có lỗ ở giữa để làm tiền tệ. Bởi những tảng đá này khá hiếm và khó mua ở các hòn đảo lân cận.
Để vận chuyển đá Rai từ đảo khác đến Yap bằng bè hoặc ca-nô phải huy động lực lượng hàng trăm người. Đặc biệt, thời đó chưa có máy móc và công nghệ hiện đại hỗ trợ như bây giờ nên hầu như không ai có thể chuyển đá Rai thật nhanh để tăng cường nguồn cung đá trên đảo.
Trong nhiều thế kỷ, những viên đá Rai được dùng như một loại tiền lưu trữ giá trị (hay còn gọi là tiền âm thanh – sound money). Những viên đá Rai được đặt ở trung tâm đảo để mọi người ngắm nhìn. Tuy nhiên vì các viên đá này quá nặng nên không thể mang theo. Do đó, người mua – bán chỉ trao đổi quyền sở hữu các viên đá này mà thôi.
Hệ thống tiền tệ bằng đá Rai đã hoạt động tốt trong nhiều thế kỷ. Đến năm 1871, một người Mỹ gốc Ireland tên là David O’Keefe đã dạt vào bờ biển Yap. Anh ta nhận ra trên đảo có nguồn dừa tự nhiên phong phú và dễ dàng thu mua lượng dầu dừa nguyên chất. Trong khi đó, người dân ở đây lại không quan tâm đến tiền tệ nước ngoài. Đây thực sự là một cơ hội lớn để kinh doanh.
Ngay lập tức, anh ta tìm cách đi thuyền đến đến hòn đảo Palau gần đó và sử dụng các công cụ hiện đại cùng các loại chất nổ để tạo ra một lượng lớn đá Rai và mang về đảo Yap. Đến đây, có phải bạn đang nghĩ chàng trai này sẽ nhanh chóng thành công trong việc đổi đá Rai nhân tạo để lấy dầu dừa?
Thực tế là mọi thứ không diễn ra nhanh chóng như kịch bản mà anh ấy đã nghĩ. Bởi vì giá trị thực sự của đá Rai tự nhiên nằm ở công thức tính toán phức tạp về kích thước đá, lịch sử hình thành, chất lượng đá và cả sức lực của người đi thu mua và vận chuyển. Nói một cách đơn giản, đá Rai tự nhiên có giá trị vì chúng là “hàng hiếm”. Trong khi đó, những viên đá của O’Keefe được lấy một cách quá dễ dàng. Vì vậy, một số dân làng trên đảo không quan tâm đến nó. Có thể nói, các viên đá nhân tạo của O’Keefe đã trở thành.một trong những câu chuyện cổ tích đầu tiên về tiền giả.
Thật không may, một số người Yap khác lại không hiểu.giá trị thực sự của tiền cổ xưa nằm ở sự khan hiếm. Vì vậy, họ vui vẻ chấp nhận những viên đá giả này. Và lâu dần, đá Rai giả đã trà trộn vào các viên đá thật. Từ đây, nguồn cung đá đã tăng lên đột biến và đá Rai dần mất đi giá trị vốn có. Cuối cùng, tiền tệ Rai đã sụp đổ.
3. Siêu lạm phát ở thời kì hiện đại và cách chống lại nó
Như vậy việc tăng nguồn cung đá Rai là nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Tương tự, các ví dụ ở thời hiện đại như:.việc in tiền hàng loạt ở các nước Venezuela và Zimbabwe.cũng chính là lý do khiến đồng tiền mất giá và siêu lạm phát xảy ra.
Vậy làm thế nào để chống lại lạm phát? Câu trả lời là chúng ta buộc phải giới hạn nguồn cung tiền. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn không thể can thiệp việc in tiền fiat. Bởi kế hoạch in tiền thuộc về thẩm quyền của chính phủ.
Lúc này đây, Bitcoin đã ra đời và trở thành giải pháp tối ưu. Bởi Bitcoin khan hiếm. Tổng nguồn cung được giới hạn ở mức 21 triệu đồng bitcoin. Con số này được mã hóa và sẽ vĩnh viễn không thay đổi.
Như vậy, khi nguồn cung bitcoin không đổi thì.chính nhu cầu và sự chấp nhận của người dùng sẽ quyết định giá bitcoin tăng hay giảm. Nhu cầu tăng khi thì giá bitcoin sẽ tăng. Nhu cầu giảm thì giá bitcoin sẽ giảm. Hoàn toàn không thể tạo thêm bitcoin mới để thỏa mãn người dùng.giống như cách ngân hàng in thêm tiền.
Tạm kết:
Như vậy, kết thúc bài học bitcoin cho người mới phần này,.bạn cần nắm trong tâm vấn đề: David O’Keefe có thể tạo ra đá Rai và chính phủ có thể in thêm tiền,.nhưng với bitcoin thì không! Không ai có thể thay đổi nguồn cung bitcoin. Sự khan hiếm của bitcoin chính là lý do giúp đồng tiền này có thể tồn tại bền vững.