Đây là một trong những câu hỏi đầu tiên mà bất cứ ai tìm hiểu về Bitcoin cũng muốn biết. Bởi việc nắm rõ: ai nắm quyền kiểm soát bitcoin, có ai đang “giật dây” bitcoin… sẽ giúp bạn dễ dàng quyết định có nên đặt niềm tin vào đồng tiền này hay không? Tất cả sẽ được giải đáp tường tận trong bài học Bitcoin cho người mới dưới đây!
1. Ai đang nắm quyền kiểm soát bitcoin?
Nếu như từng đọc bài 1: Nhập môn Bitcoin, bạn sẽ có ngay câu trả lời: Bitcoin phi tập trung. Chúng không được kiểm soát bởi bất kỳ quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào. Không có bất kì ai có thể “giật dây” hay tác động vào hệ thống bitcoin. Đây thực sự là một điều tuyệt vời!
Vậy cụ thể, khi bitcoin không bị kiểm soát bởi bên thứ ba, người dùng sẽ có những quyền lợi gì?
2. Các quyền lợi người dùng nhận được khi tham gia Bitcoin
2.1 Được gửi tiền dễ dàng mà không thông qua ngân hàng
Như đã nói ban đầu, ưu điểm lớn nhất của giao thức Bitcoin là tính phi tập trung. Chúng hoàn toàn khác biệt với tính tập trung của Ngân hàng Trung ương – nơi mà toàn bộ tiền được chính phủ kiểm soát và phân phối. Đồng tiền được kiểm soát được gọi là “fiat” hay tiền pháp định. Ví dụ: đô-la Mỹ, Việt Nam Đồng, Nhân dân Tệ,… đều là tiền fiat. (Thuật ngữ “fiat” sẽ xuất hiện nhiều khi bạn đọc tin tức về Bitcoin sau này).
Khi bạn có một loại tiền tệ fiat tập trung như đô la Mỹ có nghĩa là bạn luôn phải tham gia vào một hệ thống tài chính mà “luật chơi” hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan quản lý. Bạn bị hệ thống ngân hàng tính phí thấu chi. Bạn bị yêu cầu số dư tối thiểu là một số tiền nhất định.… và rất nhiều quy tắc khác. Chính các khoản phí đắt đỏ, các yêu cầu số dư tối thiểu… trở thành rào cản khiến mọi người không được tham gia một cách công bằng.
Ngoài ra, không phải ai cũng có quyền truy cập vào hệ thống Ngân hàng Trung ương. Mà chỉ có những người làm nhiệm vụ do chính phủ mới có quyền. Và điều này cũng có nghĩa là: nếu có tham nhũng hay ngân hàng đang hoạt động bất ổn, chỉ có cơ quan quản lý mới có thể điều tra thông tin.
Và sự ra đời của Bitcoin chính là nhân tố quan trọng giúp phá bỏ rào cản nêu trên. Bởi vì không ai quản lý Bitcoin. Bitcoin hoạt động cho tất cả mọi người. Thay vì có ai đó đứng đầu, mạng Bitcoin dựa trên sự đồng thuận của tất cả những người tham gia vào nó.
Không quan trọng bạn đang ở quốc gia nào, hoặc chính phủ của bạn đang kiểm soát tiền như thế nào, bạn đều có thể gửi tiền bitcoin mà không cần phải thông qua chính phủ. Các giao dịch của bạn được Blockchain ghi lại. Và không ai có thẩm quyền hoặc quyền lực để thay đổi dữ liệu lịch sử giao dịch trên Blockchain. (Mặc dù về mặt kỹ thuật, bitcoin có thể bị “tấn công”, nhưng chúng ta sẽ xem xét lý do tại sao điều này sẽ không bao giờ xảy ra ở các bài học sau).
>>> Xem thêm: Blockchain là gì?
2.2 Được bảo vệ quyền riêng tư một cách tối đa
Trong ngân hàng truyền thống, giao dịch của bạn được phê duyệt dựa trên điểm tín dụng và giấy tờ tùy thân (như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước…). Nếu ai đó đánh cắp thông tin của bạn, họ có thể lợi dụng nó để mở thẻ tín dụng và tạo ra các khoản nợ nhân danh bạn. Đây là lý do một sáng đẹp trời, nhiều người bỗng phát hiện ra mình đang “gánh nợ” dù trước đó chưa từng vay lần nào.
Còn với Bitcoin, bất kì ai cũng có thể tham gia ẩn danh. Tên và dữ liệu cá nhân không được kết nối với các giao dịch trên chuỗi khối Bitcoin. Nếu xét về quyền riêng tư, Bitcoin làm tốt nhiệm vụ bảo mật thông tin cá nhân cho người dùng. Nhưng nếu xét về an ninh thì tính ẩn danh có thể khiến tội phạm lợi dụng Bitcoin để rửa tiền.
Để giảm điều này, các sàn giao dịch uy tín đều yêu cầu xác minh danh tính. Bạn phải cung cấp ảnh tự chụp và ID ảnh để xác nhận thông tin. Sau khi bạn rút tiền từ sàn vào ví, tất cả các giao dịch tại thời điểm đó trở đi đều lấy bút danh.
3. Tạm kết:
Như vậy, nội dung chính của bài học Bitcoin cho người mới hôm nay là: không ai kiểm soát Bitcoin ở cấp cao nhất. Mà Bitcoin cho phép bạn trở thành ngân hàng của chính mình. Bạn nắm toàn quyền kiểm soát sự giàu có của chính mình mà không bị bên thứ ba can thiệp.
Để không bỏ lỡ bài học tiếp theo, mời bạn truy cập Trang tin tức Bitcoin mỗi ngày nhé!
Nguồn: Bitcoinmagazine.com
>>> Xem ngay bài 3: Những sự thật về tiền mà bạn chưa từng biết