Cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ gây sự chú ý trên “mặt trận chính trị”.mà chúng còn kéo theo nguy cơ dẫn đến suy thoái toàn cầu và khủng hoảng năng lượng. Trong cuộc bàn luận với các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới,.ông Daniel Yergin – nhà sử học về thị trường năng lượng nhận định:.cuộc chiến tranh này có thể châm ngòi cho cuộc khủng hoảng dầu mỏ.giống như những năm 1970.

Những quan điểm trái chiều về vấn đề khủng hoảng năng lượng trong chiến tranh Nga – Ukraine

Hôm qua, báo cáo của tác giả Paul Davidson tờ USA Today đã cho biết: trong bối cảnh lạm phát tăng vọt như hiện nay thì khả năng suy thoái vào năm 2022 đang lên cao hơn bao giờ hết. Hiện tại, các lệnh trừng phạt chặn thanh toán của Nga đã khiến nguồn cung năng lượng “bị đứt gãy”. Từ đây, giá năng lượng (như dầu mỏ, khí đốt, gas…) đang tăng đột biến và lạm phát đã đạt mức kỷ lục.

Trong khi đó, ngày 28.2, ông Mark Zandi – nhà kinh tế trưởng  của Moody’s Analytics giải thích: hậu quả từ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Ông Zandi cũng cho biết thêm: sự gián đoạn thị trường năng lượng chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, với Nga, đây sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác. Kinh tế nước Nga sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến tranh xâm lược này.

Đồng quan điểm, bà Lindsey Bell – chiến lược gia tiền tệ và thị trường của Ally nhấn mạnh thêm:.“tác động của cuộc chiến tranh lên nền kinh tế Hoa Kỳ có vẻ không đáng kể”.

>>> Xem thêm: Vì sao tiền điện tử đang trở thành “công cụ” của chiến tranh?

Bên cạnh những người lạc quan về kinh tế thế giới thì một số chuyên gia lại tin rằng: suy thoái kinh tế có thể diễn ra ở quy mô nhỏ hơn.nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên toàn cầu.

Thậm chí, Ông Daniel Yergin- phó chủ tịch IHS Markit – tin rằng.thế giới có thể đang tiến tới một cuộc khủng hoảng năng lượng.tương tự như cuộc khủng hoảng năng lượng diễn ra vào năm 1973.

CFD (hợp đồng chênh lệch) của Dầu thô (WTI) vào thứ Sáu, ngày 4 tháng 3 năm 2022.
CFD (hợp đồng chênh lệch) của Dầu thô (WTI) vào thứ Sáu, ngày 4 tháng 3 năm 2022.

Ngược dòng lịch sử về năm 1973 và 1979. Cuộc chiến tranh Yom Kippur và Cách mạng Iran đã trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Tương tự, nước Nga cũng là “ông lớn” trong ngành dầu mỏ. Nga xuất khẩu 7,5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và các loại sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác. Và việc chặn các cổng thanh toán của Nga cũng sẽ trực tiếp chặt đứt nguồn cung năng lượng trên toàn cầu. Từ đó, nguy cơ khủng hoảng năng lượng càng tăng cao hơn.

Chiến tranh và các lệnh trừng phạt đã dẫn đến sự gián đoạn nghiêm trọng về nguồn cung năng lượng. Mọi người đang giành giật nhau các thùng dầu….

Đặc biệt, ông Yergin cũng nhấn mạnh thêm: “Đây có thể là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập và cuộc cách mạng Iran vào những năm 1970”.

Giá xăng ở Hoa Kỳ đã chạm mức báo động

Ngày 28.2, ông Patrick De Haan – người đứng đầu bộ phận phân tích giá xăng dầu tại Gasbuddy.(Công ty chuyên thu thập và tìm giá nhiên liệu theo thời gian thực.tại hơn 140.000 trạm xăng ở Hoa Kỳ) cho biết:.giá xăng ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ sẽ là 5 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít) “trong vài tuần tới”. Và ngày 3.3 vừa qua, ông De Haan đã tweet rằng:.thành phố San Francisco đã chạm mức 5 USD cho mỗi gallon.

Ông De Haan nói: “Thật là tồi tệ khi giá xăng tăng trên toàn quốc. Nhưng không nơi nào giá tăng đột biến như ở California, vượt mốc 5 USD/gallon.

Hơn nữa, nhà phân tích xăng dầu của Gasbuddy đã dự báo:.giá khí đốt “sẽ tiếp tục leo thang” và có thể đạt 5,35 USD/gallon vào cuối tháng.

“Giá xăng dầu tăng đến mức kỷ lục là điều mà chúng tôi chưa từng thấy. Và nguyên nhân của vấn đề này là Các công ty không muốn làm ăn với Nga.” ông Yergin nhấn mạnh.

“Trong một tuần, Vladimir Putin đã phá hủy những gì ông ấy dành 22 năm xây dựng. Với những gì đã xảy ra, Nga đã bị rút khỏi nền kinh tế toàn cầu”. Ông Yergin chia sẻ thêm.

Nguồn bài viết: News.bitcoin.com