Hành động của “chính phủ” và “ông lớn công nghệ” để đoạt lại sự kiểm soát câu chuyện tạo ra vòng ảnh hưởng rộng lớn hơn.
Điều bắt đầu với việc cấm các kênh của nhà bình luận chính trị gây tranh cãi Alex Jones trên Youtube năm 2018 hay Milo Yiannopoulus trên Twitter hồi 2016 và tác động đến những nhân vật công chúng ít nhiều nổi bật khác trong nhiều năm, thách thức câu chuyện thống trị hiện có của các xã hội phương Tây, đã quay trở lại với đợt càn quét mới nhất tuần này nhắm vào các kênh liên quan đến “crypto” trên Youtube.
Trong khi một phần dân tiền điện tử trên Twitter bày tỏ sự hài lòng với bước đi của Youtube nhằm bỏ bớt “những kẻ lừa đảo ICO” (mà chắc chắn phần nhiều kênh là nhóm này, nhưng không phải tất cả) khỏi nền tảng của họ; nhiều người khác kêu gọi thách thức Youtube bằng pháp lí hoặc các lựa chọn tiềm năng khác để khiến các nền tảng tập trung lạc hậu trong tương lai.
“Tôi không tin thuyết âm mưu là Google/Youtube sợ tiền mã hoá. (Cuối cùng thì nó chỉ là một thuận toán máy tính làm hơi quá một chút nhưng thuật toán không nhất thiết là sai. Tôi thấy rất nhiều (nếu không phải phần lớn) các Youtuber mảng Crypto toàn quảng cáo cho scam kiểu ICO và các mô hình đa cấp. Ngoài ra Youtube còn đang đối mặt với nhiều vấn đề pháp luật căng thẳng và sự kết hợp của ép buộc và càn quét 3 điều sau tạo ra khó khăn cho các nhà sáng tạo nội dung trên Youtube:
- Nội dung tạo ra trực tiếp cho trẻ em (13 tuổi trở xuống) cần được gắn nhãn tương ứng
- Nội dung được xếp vào loại quấy rối người khác (ví dụ như phản biện quá trớn người khác, nhưng cái này tuỳ)
- Quảng cáo hoặc bán các hàng hoá nặng tính pháp lí (thuốc lá hoặc rượu bia chẳng hạn, nhưng có bao gồm quảng cáo Giao dịch Phái sinh?)
Nhận định của tôi là Youtube quyết định điều chỉnh 3 loại trên cùng lúc với một thuật toán và có vẻ thuật toán này cấm hơi nhiều video và kênh hơn mong đợi, song không có nghĩa là nó sai 100%. Cũng có sự mơ hờ nhập nhằng giữa 3 chính sách mới này mà nhà sáng tạo nội dung không biết họ có vi phạm không hay vi phạm điều nào.
Youtube cần làm rõ điều này hơn.”
“Sự kiểm duyệt nội dung nặng tay của Youtube tuần qua là một lời nhắc nhở thô lỗ cho mọi người rằng chúng ta thực sự cần một nền tảng đa phương tiện phi tập trung chống lại sự kiểm duyệt, không có một ông chủ tinh hoa nào, với tiêu chuẩn đạo đức cao nào chỉ ra thứ gì chúng ta được hay không được nói.”
Dường như những “tay to” bắt đầu dùng quyền lực của họ, thứ gây ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận và được dẫn dắt bởi sự bao phủ Internet toàn cầu, để kiểm soát nội dung và giữ vị thế thống trị của họ. Sau sự kiện “khai sáng” vào năm 2016 khi họ đặt ưu tiên kiểm soát thứ bạn có thể hay không thể nói trên các “ông lớn công nghệ” tập trung như Youtube, Facebook, Twitter vân vân.
Xây dựng các phương pháp thay thế tin cậy nói không với kiểm duyệt và đạt quy mô đại chúng với thiết kế UX hợp lí là một trong những nhiệm vụ chính cho thập kỉ tới, quyết định thế giới có hướng tới sự tự do hơn không.
Chúng tôi sẽ tiếp tục báo cáo và thông tin về những người đang tìm giải pháp thay thế như vậy trong các bản tin tiếp theo.