Tại hội thảo World Blockchain Forum 2019 được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, những chuyên gia về Tiền kỹ thuật số từ khắp châu Á tập trung thảo luận đồng tiền mới được công bố bởi Facebook – đồng “Libra”
CalibraĐây có thể là một bước đi của Mark Zuckerberg nguợc lại sàn giao dịch Tiền điện tử Gemini của hai anh em sinh đôi nhà Winklevoss, người đã có tranh chấp pháp lý với Zuckerberg về Facebook. Thông báo cũng bao gồm việc áp dụng ví ban đầu với tên gọi Calibra.
Nhóm thảo luận bao gồm các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau như Pháp lý, Chính phủ, Đầu tư, Cộng đồng, Kỹ thuật, và Sàn giao dịch, cũng như là từ các quốc gia khác nhau như Philippines, Indonesia, Hàn Quốc và Việt Nam. Nhìn chung, phiên thảo luận đã được chào đón tích cực từ cộng đồng với nhiều cá nhân nhận thấy lợi ích cho hệ sinh thái tiền kỹ thuật số và nền kinh tế nói chung, khi có nhiều sự quan tâm hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều rào cản trong việc áp dụng, và cũng là chủ đề chính của phiên thảo luận này xoay quanh Libra.
Đầu tiên, Libra chỉ là một ‘giấy trắng’ – white paper, với kho lưu trữ Git. Ý tuởng trong white paper vẫn chưa đuợc thực thi trong mã code, thế nên vẫn chưa có gì thực sự vào hoạt động. Một điều nữa là white paper đề cập đến việc sử dụng thuật toán đồng thuận Proof-of-Stake (Pos) để bắt đầu, trong khi tiến tới một hệ thống không cần đồng thuận sau này, mà không hề đề cập điều này sẽ xảy ra như thế nào. Mặc dù gã khổng lồ công nghệ chắc chắn có nguồn lực phát triển một sản phẩm có thể sử dụng được, các lập trình viên cần phải biết rằng họ phải xây dựng những gì dựa trên những kiến trúc kỹ thuật khả thi. Những phần khác của Libra, như là ý tuởng sử dụng Gas để thanh toán cho giao dịch, là sao chép từ Ethereum, trong khi chính Ethereum vẫn đang gặp khó khăn trong việc chứng minh PoS có thể hoạt động. Libra có thể không bao giờ chạm được tới cơ chế không đồng thuận, nghĩa là nó có thể vẫn mãi sẽ là một hệ thống tài chính tập trung, không phải Bitcoin.
Thứ hai, white paper có nói tới một luận điểm về việc tạo dựng một hệ thống tài chính để bao gồm các cá nhân không có tài khoản ngân hàng ở các nước đang phát triển. Hầu hết các chuyên gia đều từ các quốc gia đang phát triển ở châu Á, nhưng không ai cảm thấy Libra có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong hệ thống tài chính của mình. Một chuyên gia cũng đề cập rằng số lượng người không có tài khoản ngân hàng ngày càng giảm, càng làm cho luận điểm này ít mang tính thuyết phục. Luận điểm này có vẻ nhắm tới người Phương Tây không quen thuộc với hiện thực nền kinh tế đang phát triển và nghe rằng họ không sử dụng cùng một hệ thống tài chính.
Thứ ba, Libra phải đối mặt một loạt các thách thức pháp lý. Không giống như các loại tiền điện tử phi tập trung như Bitcoin và stablecoin DAI của MakerDao, tập đoàn Libra, trụ sở tại Thụy Sĩ, có thể bị thách thức về mặt pháp lý và bắt buộc dừng hoặc hạn chế hoạt động bằng cách này hay cách khác. Mạng lưới của Libra cũng bao gồm các công ty có hoạt động theo quy định. Giao dịch Libra phải dựa vào dòng tiền pháp định của rất nhiều quốc gia và việc tích hợp ví vẫn phải phụ thuộc vào các quy định luật pháp hiện hữu của các quốc gia đó. Việc Libra có được hợp pháp ở Việt Nam hay không vẫn chưa có câu trả lời. Đó là những rào cản cho “đồng doanh nghiệp” mới này. Các ngân hàng trung ương cung cấp nguồn tài sản cơ bản cho đồng stable “giả” này cũng có áp lực phải bảo vệ chủ quyền khỏi các đồng được phát hành tư nhân như Libra.
Xem thêm: Các hoạt động khác của BitcoinVN