Ray Dillinger là một trong những người đóng góp sớm nhất cho giao thức Bitcoin và đã làm việc trực tiếp với Satoshi Nakamoto về việc kiểm tra mã nguồn trước khi công bố phần mềm Bitcoin tới đại chúng. Trong bài viết công bố vào đỉnh con sóng “crypto” này, anh trình bày góc nhìn tại sao Bitcoin thực sự độc đáo trong cách nó được khởi tạo và thiết kế. Cũng như tại sao không thể có sự so sánh tương tự với bất kì “tiền điện tử” nào khác.
Tháng 11/2008, tôi đã kiểm tra mã nguồn và bảo mật của phần blockchain trong mã nguồn Bitcoin. Hal Finney đã kiểm định mã nguồn cho phần ngôn ngữ kịch bản. Và cả hai chúng tôi đều xem code phần kế toán. Satoshi Nakamoto, kiến trúc sư ẩn danh và tác giả code, thay phiên đặt câu hỏi và trả lời.
Sau đó, tôi công bố bài viết về phần code tôi đã kiểm định. Tuy nhiên, nó không phải mã nguồn hoàn chỉnh của phiên bản đó, và dường như Hal chưa bao giờ công bố bài viết của anh ta.
Có một lí do đặc biệt vì sao tôi lại hứng thú với mã blockchain. Tháng 05/1995, trong một bài nghiên cứu tốt nghiệp lớp mạng lưới, tôi đã tạo ra thứ tôi tin rằng là giao thức tiền điện tử đầu tiên dùng blockchain trong bất kì dạng thức nào – mặc dù nó dùng theo cách rất khác với Bitcoin và các thế hệ sau của nó. Trong giao thức đó, mỗi “coin” có một chuỗi nhỏ riêng và phát triển bởi một đường dẫn mỗi khi nó được chuyển từ chủ sở hữu này đến người khác. Nhìn thấy ý tưởng xuất hiện trong một mô hình khác, là một điều khá hấp dẫn tôi.
Dù nó đáng giá thế nào, tôi thấy code mật mã của Satoshi chặt chẽ và có hai nhận xét chính về giao thức. Đầu tiên, khi mạng lưới còn quá nhỏ, có khả năng sẽ bị tấn công từ sớm bởi ai đó với mạng lưới mạng, có thể chiếm quyền và đảo ngược chuỗi. Nên cần thiết dùng sức mạnh tính toán lớn ngay từ đầu để bảo vệ chuỗi lâu nhất có thể. Satoshi đã hash điên cuồng trong giai đoạn đầu, và điều như trên đã không xảy ra. Thứ hai, nếu mạng lưới phát triển quá lớn, tôi lo lắng về việc mở rộng và băng thông. Điều này hiện tại tôi vẫn lo lắng.
Nhưng tôi kiểm tra Bitcoin như cách giáo sư của tôi kiểm tra bài nghiên cứu khoa học, với không sự kì vọng nào rằng nó sẽ trở nên lớn lao và có nhiều người dùng, mà với dự định rằng nó sẽ thúc đẩy tri thức về vấn đề nó giải quyết. Một vài tuần sau, Satoshi với sự giúp đỡ của Hal, đã thực sự triển khai nó, và họ muốn tuyển dụng thêm nhiều người để hỗ trợ dự án dài hơi. Và tôi bước sang một bên.
Có vài nguyên nhân. Mà lí do chính là, tôi đã quan tâm giao thức tiền điện tử từ trước 1995. Tôi nhận thức rõ hơn bất cứ ai (có lẽ trừ Satoshi và Hal) là các hệ thống tiền điện tử đã từng thử triển khai trước đó. Và trên con đường tiến triển, như Chuck Yeager quan sát, được đánh dấu bởi một cột khói lớn trên mặt đất. Thực tế là bạn có thể chưa bao giờ nghe về bất kỳ điểm số nào của các lần ra mắt đó sẽ cho bạn biết họ đã thành công như thế nào. Tôi thấy không có lý do để mong đợi một định giá khác.
Trên thực tế, nếu bạn tìm kiếm trong kho lưu trữ tin tức cho những lần ra mắt sớm này, có lẽ bạn sẽ chỉ tìm thấy khoảng hai mươi trong số đó. Chúng sẽ giống như E-gold kết cục trên toà án và trên các bản tin. Và giống như những dự án thất bại và kết thúc một doanh nghiệp, như digicash và Mark Twain Bank.
Hầu hết những người liên quan đến các hệ thống tiền kỹ thuật số ban đầu đã thực hiện những hành vi phạm tội rõ ràng và vào tù, bằng cách lạm dụng vị trí đáng tin cậy của họ.
Trong lĩnh vực bảo mật, đặc biệt mật mã học – Tín nhiệm nói lên tất cả. Thực tế nó gần như ghê tởm. Tín nhiệm nghĩa là điều gì hoặc ai đó có quyền phá vỡ bảo mật của bạn bằng các hành vi xấu. Mỗi vai trò được tín nhiệm, theo định nghĩa, là một điểm yếu trong bảo mật. Bạn có thể thấy lý do tại sao các chuyên gia bảo mật kinh ngạc khi mọi người nói về “Mô-đun tính toán đáng tin cậy” trở thành một phần tiêu chuẩn của máy tính.
Bảo mật tốt nghĩa là cố giảm thiểu thiệt hại một vị trí tín nhiệm có thể gây ra, cho dù nếu bạn không thể loại bỏ hoàn toàn vị trí đó. Và đến điểm này, giới hạn thiệt hại đã là cách tốt nhất bất cứ hệ thống tiền điện tử nào có thể thực hiện. Nhưng Satoshi đã phát triển hệ thống tiền điện tử mà không có vị trí tín nhiệm và vì thế, không có cách nào để lạm dụng vai trò đó.
Và bản chất phi tín nhiệm của Bitcoin là điều chủ yếu thuyết phục tôi rằng Satoshi không phải lừa đảo. Anh ta xây dựng đường cao tốc mà không có trạm thu phí. Người ta có thể dùng Bitcoin mà không có nghĩa vụ trả anh ta cái gì cả. Anh ta không phải đang bán coin, anh ta cho không chúng để giải quyết bài toán. Và không để lại gì cho chính mình.
Anh ta không cố tích luỹ túi tiền của mình bằng tiền của người khác. Thực tế tôi không nghĩ rằng đã gặp ai mà hoàn toàn không quan tâm tài sản cá nhân như thế. Satoshi không muốn được ghi nhận. Hai năm sau anh ta bỏ đi và để lại sự ẩn danh. Cũng với việc khó tin như vậy, anh ta như thể không muốn được trả công vậy. Cho đến giờ chúng ta biến anh ta đã đào khoảng một triệu Bitcoin và chưa bao giờ bán một đồng nào.
Tỉ phú ẩn danh đầu tiên đang rất nghiêm túc muốn chứng minh với thế giới rằng anh ta không lấy tiền của người khác. Anh ta thậm chí không dùng uy tín là người đào sớm để giành được lợi ích cá nhân. Chỉ là dừng lại và nghĩ về chúng một lát, trước khi bỏ đi.
Khi Bitcoin đã thành công, có nhiều phiên bản sao chép. Hơn ba ngàn tiền mã hoá có tuổi đời ngắn hạn đã dùng giao thức tương tự và triển khai. Hiện nay hầu như chúng không còn tồn tại. Tôi đã từng có theo dõi, và ghi chép ít nhất vài từ lí do và cách thức từng dự án một thật bại. Nhưng tôi không theo kịp, và bên cạnh đó, nó khá thất vọng.
Tiêu chuẩn về hành vi thiết lập không trạm thu phí và không vai trò tín nhiệm – để lại cơ hội cho người sáng lập đào coin tương tự như bất cứ ai – hiếm khi thấy trong số những nhà sáng lập altcoin. Tiêu chuẩn về hành vi này được thiết lập bởi Satoshi – thậm chí không lấy lợi lộc gì cho bản thân – chưa từng xuất hiện trở lại theo như tôi biết.
Đáng buồn thay, nhiều người triển khai altcoin không hề biết họ đang làm gì. Thậm chí buồn hơn, nhiều người có biết họ đang làm gì, và ít nhất ba phần tư biết rằng thứ họ đang làm là lừa tiền người khác. Họ cố gắng đạt được điều đó, thường bằng cách mà tôi không thể phân biệt với việc thao túng giá cổ phiếu và giao dịch nội gián.
Họ đã tạo ra mã code với các vai trò tín nhiệm nhằm mục đích tạo ra các trạm thu phí mà Satoshi đã thuyết phục tôi anh không phải là scammer. Họ thậm thí thực hiện bán coin, giống như e-gold và một đống tiền điện tử tung ra thập kỉ trước mà kết quả là người ta vào tù – ngoại trừ việc họ đang gọi chúng là các thương vụ ICO.
Ngôn từ mới, nhưng trò chơi vẫn vậy.
Điều khiến tôi băn khoăn về điều này, là ở đâu đó ở giữa tất cả những kẻ lừa đảo và rác rưởi này, có một số ý tưởng thực sự tốt sẽ được tìm thấy trong đống lộn xộn khi toàn bộ sự việc vỡ lỡ với những vụ bê bối và truy tố và vân vân.
Điều khác khiến tôi băn khoăn nữa, là hoàn toàn không sai với việc phát hành cổ phiếu công ty bạn như token trên blockchain thay vì thông qua môi giới trên một sàn giao dịch tiêu chuẩn. Chỉ cần làm chúng hợp pháp, làm ơn! Đến SEC, hay bất cứ cơ quan pháp luật phù hợp nào sở tại, và xin chấp thuận pháp hành cổ phiếu! Thuê ai đó triển khai việc bỏ phiếu cổ đông bằng giao dịch blockchain. Nếu luật pháp nước bạn không cho phép nhà đầu tư ẩn danh, thì bạn cần xác thực người tham gia (và không tránh khỏi một hệ thống tín nhiệm để giao hay khớp ID). Hoàn toàn làm được. Thậm chí có điểm tốt. Nhưng sau cuộc khủng hoảng bởi những kẻ lừa đảo gây ra trong toàn bộ lĩnh vực này, sắp tới điều đó sẽ là sự thờ ơ, hay thậm chí phi pháp.
Hầu hết người thực hiện ICO không có kế hoạch kinh doanh thực sự. Họ không giải thích rằng họ sẽ tạo ra tiền bằng cách cung cấp dịch vụ hay bán sản phẩm có lợi nhuận. Thay vào đó, họ nói với tôi những dự định để quảng cáo coin của họ.
Hãy suy nghĩ một chút. Bạn có mua cổ phiếu một doanh nghiệp nào mà kế hoạch kinh doanh chỉ là một chiến dịch marketing khổng lồ để quảng cáo giá trị cổ phiếu? Nếu họ không tạo ra giá trị gì và dành tiền bán cổ phiếu để quảng cáo (và việc khác), thì sẽ không có mô hình kinh doanh nào cả. Với không nguồn thu khác, doanh nghiệp đó sẽ luôn cần gây quỹ và liên tục làm giảm giá trị cổ phiếu bạn nắm giữ. Đó không phải kế hoạch kinh doanh thực sự. Tôi sẽ khuyên không mua chúng.
Nhà đầu tư đã quen với việc được bảo vệ bởi các cơ quan quản lý và “sự thẩm định” đối với nhiều người trong số họ là chiếu lệ tốt nhất. Thái độ này hoàn toàn không phù hợp với công nghệ chuỗi khối hiện tại. Trong nhiều khu vực pháp lý, mối quan hệ giữa pháp luật và những người làm việc với blockchain được đặc trưng bởi sự thiếu hiểu biết, thù địch, bất ổn hoặc hiểu lầm. Việc bảo vệ nhà đầu tư bởi các cơ quan quản lý có thể không có. Những điều kiện này có thể làm suy yếu giá trị của các khoản đầu tư hợp pháp.
Tìm hiểu công ty ở đâu thế thế giới và những người đứng đầu ở đâu. Tìm hiểu cơ quan pháp luật nào sẽ điều chỉnh họ. Tìm xem các cơ quan pháp lí đó có công nhận blockchain như một khoản tiền gửi hay không, và bảo đảm họ có nhận thức về thứ bạn đang mua vào. Đảm bảo rằng những người liên quan đích thực là họ giống như họ nó (Tôi không hề đùa!) và bạn có nguồn lực pháp lí nếu như họ thất bại trong việc thực hiện. Đảm bảo rằng họ có giấy phép kinh doanh hợp lệ, giấy tờ công ty, cơ quan chức năng cho phát hành cổ phiếu (vâng, về luật pháp đó chính là coin trên blockchain, nếu họ bán chúng khi phát hành) và vân vân. Nếu những thứ trên khả quan, thì ít nhất bạn đang làm việc với những người kinh doanh thực sự. Và nếu bạn làm việc với họ, bạn có thể yêu cầu kế hoạch kinh doanh và thực hiện những thứ bạn thường nghĩ là thẩm định dự án.
Satoshi giữ – và vẫn đang nắm giữ, tôi cho rằng anh ta gần với chuẩn hành vi vượt ra khỏi con người tầm thường, với việc không có dấu hiệu lừa đảo người khác. Tôi rất vui vì có cơ hội làm việc với anh ta và Hal về thứ đã trở thành một dự án quan trọng. Tôi tin rằng công nghệ blockchain, khi kết thúc giai đoạn mập mờ này, sẽ đóng góp lớn cho thế giới hơn đống scam đang có hoặc đã chết.
Tôi ghét phải tưởng tượng bao nhiêu tỉ đô la lừa đảo và trộm cắp đã được thực hiện bằng cách lạm dụng niềm tin và sự nhiệt tình của mọi người cho công nghệ. Và tôi không biết làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn nó.
Nguồn: linkedin.com