Bear Market – thị trường giảm giá – là một thuật ngữ khiến giới đầu cơ bất an và thậm chí thua lỗ. Vậy nguyên nhân gây ra bear market là gì? Đâu là các dấu hiệu nhận diện thị trường rớt giá và làm sao để tận dụng cơ hội này để đầu tư thông minh nhằm thu lợi nhuận cao nhất?
Những phân tích chuyên sâu của BitcoinVN News trong bài viết bên dưới sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
Khái niệm “Bear Market là gì?”
Thị trường giảm giá (bear market hay còn gọi là thị trường gấu) là khi giá tài sản giảm hơn 20% trong thời gian dài. Trong thế giới tiền điện tử, đặc điểm chung của Bear Market sẽ bắt đầu từ Bitcoin sau đó kéo tất cả các đồng coin khác cùng bị xuống giá.
Thời điểm này sẽ khiến cho tâm lý người đầu tư bắt đầu lo sợ, họ sẽ bán tống bán tháo coin đã hold trước đó. Điều này làm cho thị trường tiền điện tử càng giảm mạnh hơn.
Nguyên nhân dẫn đến Bear Market
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Bear Market nhưng nhìn chung, giá của Bitcoin nói riêng và tiền điện tử nói chung sẽ bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sau:
- Cá mập thao túng: các cá mập bán tháo số lượng lớn khiến thị trường giảm giá.
- Chính phủ can thiệp: Việc chính phủ can thiệp vào nền kinh tế cũng có thể kích hoạt bear market, ví dụ như thay đổi thuế hoặc lãi suất.
- Nhà đầu tư mất niềm tin: Nếu có nhiều người bán thay vì hold, hoặc không đầu tư cũng khiến cho giá tiền điện tử giảm mạnh.
- Một số nguyên nhân khác: nền kinh tế suy yếu, bong bóng thị trường vỡ, đại dịch, chiến tranh, khủng hoảng chính trị, sự thay đổi trong mô hình kinh tế,..
Bear market dài hạn có thể kéo dài từ 10 đến 20 năm, với lợi nhuận thấp hơn trung bình. Trong khi đó, bear market theo chu kỳ thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Lịch sử thị trường giảm giá – bear market
Lịch sử Bear Market trong chứng khoán
Các chỉ số chính của thị trường Mỹ đã gần chạm ngưỡng thấp nhất vào ngày 24 tháng 12 năm 2018, giảm gần 20%.
Vào khoảng thời gian từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 3 năm 2020, S&P 500 và Dow Jones Industrial Average đã giảm mạnh xuống vùng bear market.
Trước đó, bear market kéo dài gần đây nhất ở Hoa Kỳ đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính từ 2007 đến 2009, kéo dài khoảng 17 tháng và S&P 500 mất 50% giá trị trong thời gian đó.
Tháng 2 năm 2020, thị trường chứng khoán toàn cầu bước vào bear market sau đại dịch Covid-19, khiến DJIA giảm 38% từ mức cao nhất xuống mức thấp nhất chỉ trong hơn một tháng. Tuy nhiên, cả S&P 500 và Nasdaq 100 đều đạt đỉnh cao mới vào tháng 8 năm 2020.
Lịch sử thị trường giảm giá trong crypto
Vào năm 2014, giá Bitcoin đã giảm từ 1.100 USD xuống còn 200 USD trong vòng 6 tháng do nỗi lo ngại về quy định và sự cố của sàn giao dịch Mt. Gox.
Năm 2018, giá Bitcoin giảm gần 50% vào cuối quý đầu tiên so với tháng 1. Chính phủ Trung Quốc đóng cửa các hoạt động khai thác Bitcoin. Giá Bitcoin giao dịch từ 6.000 đến 8.000 USD, chạm đáy 3.250 USD vào tháng 12 và kết thúc năm ở mức hơn 3.700 USD, giảm 73% so với đầu năm.
Năm 2022 chứng kiến sự suy giảm mạnh của Bitcoin và tiền điện tử do nhiều yếu tố kinh tế và địa chính trị. Lãi suất tăng, lạm phát cao, cuộc chiến Ukraine, và sự sụp đổ của TerraUSD (UST) đã gây ra lo ngại trong thị trường. Bitcoin giảm từ 69.000 USD xuống còn 17.000 USD trong vòng 8 tháng. Các quy định nghiêm ngặt và việc rút vốn từ các tài sản rủi ro càng làm trầm trọng thêm tình hình. Sự sụp đổ của Terra gây ra hiệu ứng domino, dẫn đến sự phá sản của các công ty như Celsius, Voyager, và Three Arrows Capital.
Việc bán tháo Bitcoin của Tesla và các công ty khai thác như Core Scientific và Argo Blockchain cũng góp phần vào sự suy giảm. Thêm vào đó, sự sụp đổ của FTX và những tin đồn bất ổn về Grayscale đã đẩy giá Bitcoin xuống mức thấp mới là 15.477 đô la vào cuối năm.
4 giai đoạn của bear market
- Giai đoạn đầu tiên được đặc trưng bởi giá cao và tâm lý từ những người đầu tư lạc quan. Đến cuối giai đoạn này, nhiều người sẽ bắt đầu rút vốn khỏi thị trường và thu lợi nhuận.
- Giai đoạn thứ hai cho thấy giá tiền điện tử bắt đầu giảm mạnh, các giao dịch và lợi nhuận của công ty/sàn giao dịch cũng sẽ bị giảm theo.
- Giai đoạn thứ ba là lúc các nhà đầu cơ bắt đầu nhảy vào thị trường, dẫn đến giá và volume giao dịch tăng nhẹ.
- Giai đoạn cuối cùng, giá vẫn tiếp tục giảm nhưng sẽ chậm dần lại. Các tin tốt bắt đầu thu hút những người đầu tư trở lại thị trường, Bear Market dần chuyển thành Bull Market.
Cụm từ “Thị trường gấu” và “Thị trường bò” được cho là bắt nguồn từ cách thức tấn công của hai loài này.
- Bear market: Gấu (bear) tấn công con mồi bằng cách vuốt bàn chân xuống dưới. Do đó, thị trường với giá cổ phiếu giảm được gọi là thị trường gấu (bear market).
- Bull market: Được đặt tên theo cách tấn công của bò đực (bull), đó là húc sừng lên cao.
Có nên “mua” trong giai đoạn bear market không?
Đầu tiên, các bạn nên biết rằng không ai có thể dự báo chính xác thị trường, nhất là Bear Market có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào khi mà thị trường hoàn toàn có thể bị thao túng bởi “cá mập”.
Ở giai đoạn Bitcoin sụt giảm từ 20.000 USD về mức “đáy” 3.000 USD, nhiều trader từng nói vui rằng: “Đáy hôm nay chính là đỉnh của ngày mai”. Nên có thể nói rằng đầu tư ở thời điểm Bear Market là một sự rủi ro, mà rủi ro thì sẽ có … hên xui. Bear Market chính là giai đoạn mà giá thị trường xuống thấp, đây là lúc thích hợp để bạn mua vào và bán ra khi Bull Market quay trở lại. Tuy nhiên, bất kỳ sự đầu tư nào chúng ta cũng cần có bản lĩnh và một cái đầu lạnh để phán đoán tình huống.
Có nên “bán” trong giai đoạn bear market không?
Đối với hầu hết các nhà đầu tư, chiến lược mua và giữ (buy and hold) là cách tốt nhất để kiếm tiền, thay vì mua bán vội vàng mỗi khi thị trường thay đổi.
Nếu bạn có một danh mục đầu tư cân bằng và đa dạng, bao gồm trái phiếu chính phủ, cổ phiếu phòng thủ, tiền mặt và bitcoin, bạn không cần phải bán tháo trong thị trường giảm giá. Thực tế, việc bán cổ phiếu vì sợ giảm giá thêm có thể khiến bạn bỏ lỡ lợi nhuận đáng kể khi thị trường phục hồi.
Bán khống trong thị trường bear market là gì?
Trong thị trường giảm giá, nhà đầu tư có thể kiếm lời bằng cách bán khống. Điều này liên quan đến việc bán cổ phiếu/bitcoin đi vay và sau đó mua lại chúng với giá thấp hơn. Đây là một giao dịch rủi ro và có thể gây thua lỗ nặng nếu không thành công. Người bán khống cần phải vay cổ phiếu/bitcoin từ nhà môi giới trước khi bắt đầu giao dịch.
Lợi nhuận hay thua lỗ của họ là sự khác biệt giữa giá bán và giá mua, gọi là “đóng trạng thái bán khống” (covered).
Ví dụ: Một nhà đầu tư bán khống 100 cổ phiếu của một công ty với giá 94 đô la. Khi giá giảm, họ mua lại cổ phiếu với giá 84 đô la. Như vậy, họ kiếm được lợi nhuận là 10 đô la mỗi cổ phiếu, tổng cộng là 1.000 đô la. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu tăng đột ngột, họ sẽ phải mua lại với giá cao hơn, gây ra thua lỗ nặng.
Bán khống là một chiến lược giao dịch có rủi ro cao và có thể gây thua lỗ lớn. Vì vậy, nó không phù hợp cho những nhà đầu tư mới vào nghề.
Put option và inverse ETF trong bear market là gì?
- Quyền chọn bán (Put option) cho phép bạn bán cổ phiếu/bitcoin trước một ngày nhất định với một mức giá cố định. Điều này có thể giúp bạn đầu cơ khi giá cổ phiếu giảm hoặc bảo vệ danh mục đầu tư của mình khỏi rủi ro khi giá giảm. Nhưng bạn cần có quyền giao dịch quyền chọn trong tài khoản để thực hiện điều này. Thường thì, mua quyền bán an toàn hơn là bán khống, trừ khi thị trường đang trong giai đoạn giảm giá.
- Quỹ giao dịch ngược (Inverse ETF) được thiết kế để tăng giá trị khi chỉ số mà chúng theo dõi giảm. Ví dụ, một quỹ ngược với S&P 500 sẽ tăng 1% nếu S&P 500 giảm 1%. Có các quỹ giao dịch ngược đòn bẩy (leveraged inverse ETF) giúp phóng đại lợi nhuận của chỉ số lên gấp hai hoặc ba lần. Giống như quyền chọn, quỹ giao dịch ngược có thể dùng để đầu cơ hoặc bảo vệ danh mục đầu tư.
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được bear market là gì và cách đầu tư trong thị trường này. Đây không chỉ là một giai đoạn khó khăn mà còn là cơ hội cho nhà đầu tư thông minh. Bằng cách hiểu và áp dụng các chiến lược phù hợp, nhà đầu tư có thể tận dụng được những lợi ích của thị trường giảm giá mang lại.
Nguồn: Investopedia