Trong cơ sở hạ tầng crypto, masternodes ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý, điều hành giao thức của một blockchain. Ngoài ra, khi chạy masternode, người dùng cũng có thêm thu nhập đáng kể. Vậy masternode là gì? Muốn chạy masternode kiếm tiền hiệu quả, bạn cần chuẩn bị những gì?
Trong bài viết dưới đây, BitcoinVN News sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
Masternode là gì?
Trong ngữ cảnh của tiền điện tử, thuật ngữ “node” đề cập đến các máy tinh tham gia vận hành mạng tiền điện tử. Bởi vì tiền điện tử là các mạng phân tán và phi tập trung, người tham gia chạy node sẽ cung cấp năng lượng cho mạng vận hành.
Vậy, sự khác biệt giữa một node và một masternode là gì? Masternode là một node đảm nhận nhiệm vụ quan trọng mà các node thường không thể thực hiện được. Những người chạy masternodes sẽ nhận được phần thưởng, chẳng hạn như coin hoặc token.
Cụ thể, Masternode có thể thực hiện các chức năng đặc biệt sau:
- Gửi tiền trực tiếp
- Tăng độ bảo mật giao dịch
- Thực hiện giao dịch tức thời
- Tham gia bỏ phiếu và quản trị
- Kích hoạt hệ thống lập ngân sách và ngân quỹ trên blockchain
Masternodes có quyền và trách nhiệm cao hơn node thông thường. Việc vận hành một masternode tương tự như việc khai thác tiền điện tử trong một blockchain dựa trên bằng chứng công việc (Proof-of-Work).
Tuy nhiên, masternode không giống như việc khai thác, chúng không tạo ra các khối mới mà chỉ tham gia vào quá trình xác minh giao dịch trên khối mới mà thôi.
Mô hình masternode
Masternodes là một hệ thống dựa trên tài sản thế chấp, trong đó người điều hành cần có một số tiền điện tử cần thiết trước khi vận hành một node. Đổi lại, những người điều hành này kiếm được phần thưởng dưới dạng lãi suất dựa trên phần trăm trong số cổ phần của họ. Tùy thuộc vào mạng, người điều hành masternode có thể nhận được phần thưởng hàng ngày – hoặc thậm chí là nhiều lần mỗi ngày.
Dash, một nhánh từ Bitcoin, là mạng blockchain đầu tiên áp dụng mô hình masternode. Nhiều mạng blockchain khác sau đó cũng đã làm theo, bao gồm:
Mô hình masternode có thể được sử dụng bởi cả các blockchain dựa trên bằng chứng cổ phần (Proof-of-Stake) và bằng chứng công việc (Proof-of-Work), hoặc sự kết hợp của cả hai cơ chế đồng thuận này.
Sự khác biệt giữa fullnode và masternode là gì?
Một full node là một node có bản sao của toàn bộ sổ cái blockchain. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mạng hoạt động tốt. Những node này giữ toàn bộ lịch sử giao dịch của blockchain.
Khi có sự cố nghiêm trọng, nếu ít nhất một máy tính giữ lại bản sao đầy đủ của sổ cái, mạng blockchain có thể được khôi phục hoàn toàn.
Full node đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì an ninh của mạng blockchain. Bằng cách phân phối bản sao của sổ cái trên nhiều máy tính và máy chủ phi tập trung trên toàn thế giới, mạng chỉ có thể bị đe dọa nếu tất cả các full node bị hủy hoại.
Khi một khối giao dịch mới được gửi đi, tất cả các node đều phải xác minh các giao dịch trước khi thêm chúng vào sổ cái. Vậy sự khác biệt chính giữa full nodes và masternodes là gì?
- Full Code thu thập thông tin ở tất cả các khối để xác minh giao dịch.
- Masternodes không gửi thông tin đến tất cả các khối để xác minh mà chúng chỉ xác minh những khối được gửi bởi các node khác. Ngoài ra, chúng có thể được giao vai trò quản lý, điều hành và quản trị đặc biệt.
Masternodes hoạt động ra sao?
Hầu hết các giao thức blockchain đều có hệ thống thưởng cho các node duy trì mạng, tạo ra các khối và đảm bảo chức năng phù hợp bất kể chúng sử dụng PoW, PoS hay cơ chế đồng thuận khác.
Các blockchain thường cung cấp phần thưởng khối cho các masternodes vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mạng.
Masternodes có thể có các vai trò khác nhau tùy thuộc vào blockchain. Ví dụ, trên mạng Dash, chúng có quyền thực hiện các sự kiện bỏ phiếu quyết định các hoạt động giao thức. Ngoài ra, chúng có thể được sử dụng để giao dịch riêng tư hoặc giao dịch tức thì.
Masternodes là một phần quan trọng của Dash. Chúng đảm nhận vai trò quản trị với mỗi masternode là một phiếu bầu. Phiếu này thường dùng để phê duyệt hoặc từ chối các phát triển đổi mới và các sửa đổi giao thức trên mạng.
Mức xử lý để tạo khối mới trong các hệ thống khác nhau có thể ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu của masternode. Ví dụ, hệ thống PoS cần ít điện toán hơn so với PoW. Do đó, masternode trong hệ thống PoS có thể mang lại doanh thu cao hơn với chi phí vận hành thấp.
Điều kiện để chạy masternode là gì?
- Cần có vốn: Việc vận hành một masternode đòi hỏi người tham gia phải đầu tư một số tiền đáng kể và chịu chi phí vận hành. Ví dụ, để vận hành masternode Dash, bạn phải sở hữu 1.000 Dash trở lên.
- Có kiến thức mạng và kỹ thuật cơ bản.
- Cần thiết bị cấu hình mạnh. Mặc dù không cần thiết bị ASIC mới nhất nhưng vẫn cần một máy tính cấu hình mạnh hơn so với laptop thông thường.
- Có địa chỉ IP và máy chủ riêng cho node với khả năng lưu trữ lớn.
Điều kiện tham gia masternode thay đổi tùy theo mạng, nhưng nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên. Quan trọng là bạn nên nghiên cứu các dự án và đánh giá yêu cầu cùng tiềm năng phần thưởng trước khi thiết lập masternode.
Ưu điểm và nhược điểm của việc vận hành masternode là gì?
Ưu điểm
- Hỗ trợ kiếm tiền điện tử: Đa số mạng cung cấp phần thưởng khối cho những người điều hành masternode dưới dạng token dự án. Điều này làm cho việc vận hành masternode trở thành một cách đơn giản để kiếm tiền điện tử và thu hồi khoản đầu tư ban đầu.
- Nắm quyền phê duyệt giao dịch: Chủ sở hữu masternode có thẩm quyền phê duyệt hoặc từ chối các giao dịch mà các node khác đã xác minh. Điều này tạo ra một cơ quan giám sát quan trọng để duy trì trách nhiệm và thúc đẩy một hệ sinh thái lành mạnh.
- Chiến lược hodl: Vận hành masternodes cũng được xem là một chiến lược hodl đối với một số nhà đầu tư. Các token được sử dụng để stake thực chất được giữ như một khoản dự trữ khi chúng tạo ra lợi tức từ mạng.
- Tiết kiệm dài hạn: Ví dụ, cộng đồng masternode Dash xem masternodes như tài khoản tiết kiệm: có số tiền gửi tối thiểu và tích lũy lãi suất theo thời gian.
Nhược điểm khi chạy masternode là gì?
- Nguy cơ tập trung: Một số người lo ngại rằng rào cản tham gia vận hành masternode có thể tạo ra sự tập trung, mâu thuẫn với giá trị phi tập trung của các mạng tiền điện tử. Điều này xuất phát từ việc masternode đòi hỏi tài nguyên và kiến thức chuyên môn không phải ai cũng có.
- Nguy cơ thông đồng: Sự tập trung có thể tạo ra một sân chơi không bình đẳng, hạn chế sự tham gia của một số bên và tăng nguy cơ bị tác động bởi các tác nhân độc hại.
- Nguy cơ tấn công 51%: Một cuộc tấn công 51% có thể làm đảo lộn hệ sinh thái tiền điện tử và ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của các token còn lại.
- Hạn chế vốn và giao dịch: Việc vận hành masternode đòi hỏi người tham gia phải khóa token của họ như một khoản stake, gây ra hạn chế về việc sử dụng token như vốn hoặc trong giao dịch. Điều này có thể làm khó khăn cho những người muốn giao dịch token và tận dụng biến động thị trường.
So với những người tham gia khai thác, chủ sở hữu masternode không có lợi ích gì khi thực hiện hành vi độc hại vì họ sẽ mất phần thưởng và một phần của số tiền stake.
Kết luận
Trên đây là góc nhìn tổng quan về khái niệm masternode là gì và những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Mong rằng thông qua hướng dẫn này, bạn có thể bắt đầu thực hiện và khai thác tiềm năng của masternode một cách hiệu quả.
Nguồn: Cointelegraph