Trading – Giao dịch là gì?

Trading có nghĩa là giao dịch, hay mua bán. Trading chỉ công việc của các trader trong thị trường tài chính như cổ phiếu hay Bitcoin.

Hầu hết mọi người đều quen thuộc với thuật ngữ “trading”. Đa số chúng ta đều đã giao dịch trong cuộc sống hàng ngày của mình dù chúng ta có thể không nhận ra rằng chúng ta đã làm như vậy.

Về cơ bản, tất cả mọi thứ bạn mua trong một cửa hàng là giao dịch bằng tiền để đổi lại được thứ hàng hóa bạn muốn.

Các nguyên tắc giao dịch

Thuật ngữ “giao dịch” chỉ đơn giản có nghĩa là “trao đổi một mặt hàng này lấy một mặt hàng khác”. Chúng ta thường hiểu đây là việc trao đổi hàng hóa lấy tiền hay nói cách khác là mua một thứ gì đó.

Nguyên tắc đó cũng tượng tự khi chúng ta nói về giao dịch trên thị trường tài chính. Hãy nghĩ về một người giao dịch cổ phiếu. Những gì họ thực sự đang làm là mua cổ phần (hoặc một phần nhỏ) của một công ty. Nếu giá trị của những cổ phiếu đó tăng lên, thì họ kiếm tiền bằng cách bán lại chúng với giá cao hơn. Đây chính là giao dịch. Bạn mua thứ gì đó với giá này và bán lại với giá khác và hy vọng bán được ở mức giá cao hơn, từ đó kiếm được lợi nhuận và ngược lại.

Nhưng tại sao giá trị của cổ phiếu lại tăng? Câu trả lời rất đơn giản: Giá trị thay đổi do cung và cầu – càng có nhiều nhu cầu về thứ gì đó, thì càng có nhiều người sẵn sàng trả tiền cho nó.

Tăng về nhu cầu đồng nghĩa với tăng giá

Chúng ta có thể giải thích điều này bằng một ví dụ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày về việc mua thức ăn. Giả sử bạn đang ở trong một khu chợ và chỉ còn mười quả táo trên một quầy hàng và đây là nơi duy nhất bạn có thể mua được táo. Nếu bạn là người duy nhất và bạn chỉ muốn có một vài quả táo, thì rất có thể chủ quầy hàng trong chợ sẽ bán chúng cho bạn với giá hợp lý. 

Bây giờ, hãy giả sử rằng có mười lăm người vào chợ và họ đều muốn mua táo. Họ sẵn sàng trả nhiều tiền để đảm bảo rằng họ sẽ thực sự có được chúng trước khi những người khác làm. Do đó, chủ sạp chợ có thể tăng giá vì biết rằng nhu cầu về táo nhiều hơn nguồn cung.

Một khi táo đạt đến mức giá mà khách hàng nghĩ rằng chúng quá đắt, họ sẽ không mua nữa. Và khi chủ sạp chợ nhận ra rằng mình không nên bán táo nữa với giá quá đắt, ông ta sẽ ngừng tăng giá và có thể sẽ giảm xuống một mức mà lúc đó khách hàng sẽ bắt đầu mua táo trở lại.

Tăng nguồn cung đồng nghĩa với giảm giá

Giả sử rằng đột nhiên có một chủ sạp hàng khác dọn vào chợ và có thêm nhiều quả táo để bán. Nguồn cung táo hiện đã tăng đột biến. Chủ sạp chợ thứ hai có thể muốn bán táo với giá rẻ hơn chủ sạp thứ nhất để lôi kéo khách hàng. Đó cũng là lý do khiến khách hàng có thể muốn mua với giá thấp hơn. 

Nhận thấy điều này, chủ sạp đầu tiên rất có thể sẽ hạ giá. Nguồn cung tăng đột biến vì vậy đã kéo giá táo xuống. Mức giá mà ở đó cầu khớp với cung được gọi là “giá thị trường”, tức là mức giá mà cả chủ sạp chợ và khách hàng đều đồng ý về cả giá và số lượng táo bán ra.

Áp dụng vào thị trường tài chính

Khái niệm cung và cầu là giống nhau trong thế giới tài chính. Nếu một công ty công bố một số kết quả tuyệt vời và đang trả cổ tức rất tốt, thì sẽ càng có nhiều người muốn mua cổ phiếu của công ty đó. Nhu cầu này tăng lên sẽ dẫn đến thị trường tăng giá (Bull market) của các cổ phiếu đó

Giao dịch trực tuyến là gì? Online trading

Đã trong một thời gian dài, các giao dịch tài chính hoàn toàn được thực hiện bằng phương thức điện tử giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính với nhau. Điều này có nghĩa là giao dịch trên thị trường tài chính hoàn toàn bị đóng cửa đối với bất kỳ ai bên ngoài các tổ chức này. Ngày nay, cùng với sự phát triển của Internet tốc độ cao, bất kỳ ai muốn tham gia vào giao dịch đều có thể thực hiện trực tuyến.

Hầu hết mọi thứ đều có thể được giao dịch trực tuyến: từ cổ phiếu, tiền tệ cho đến hàng hóa, hàng hóa vật chất và nhiều thứ khác như cryptocurrency. Ngày nay, bạn không cần phải lo lắng về tất cả những thứ này. Trong số tất cả các thị trường này, thị trường ngoại hối là thị trường lớn nhất. Với số tiền trị giá gần 4 nghìn tỷ đô la được giao dịch mỗi ngày – con số này lớn hơn bất kỳ sàn giao dịch chứng khoán nào trên thế giới. Còn thị trường tiền mã hoá thì xuất hiện sau và còn non trẻ hơn. 

Đọc thêm: Hiểu về “cá mập” trong thị trường cryptocurrency