“Mỗi phần tiền tệ đều được sở hữu bởi một trong các thành viên nền kinh tế thị trường. Việc chuyển tiền từ quyền kiểm soát của một bên sang bên khác luôn là tạm thời và duy trì liên tục.”

-Ludwig Von Mises, Human Action

Để chào mừng khối bitcoin thứ 600,000, điều đã mở khoá cho đồng bitcoin thứ 18 triệu, và trong nỗ lực đóng góp thêm nhiều điều thú vị, tôi viết về ý tưởng rằng 21 triệu bitcoin thực ra đã tồn tại sẵn. Ý tưởng này nghe khá lắt léo và bí hiểm, nhưng bitcoin thực sự là một con quái thú khác biệt, cần có sự đánh giá kĩ càng về các giả định chúng ta suy tính cũng như ngôn từ chúng ta dùng để miêu tả nó. Với việc định nghĩa bitcoin rõ ràng hơn và cách nó vận hành, chúng ta có thể nói chính xác hơn về quá trình tiền tệ hoá của nó, điều giúp cho các HODL-er lan toả cái tên bitcoin đến bạn bè và gia đình. Chúng ta đang sống trong thời kì, và chứng kiến một sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử kinh tế – sự tiền tệ hoá nhanh chóng của một đồng tiền khan hiếm, phi chính trị toàn cầu. Việc cung cấp hiểu biết các điểm mạnh từ sớm cho cộng đồng có thể giúp ích lâu dài nếu bitcoin trụ vững.

Việc gọi sai tên đã khá phổ biến trong bitcoin, từ các thuật ngữ như ví, địa chỉ và đào coin. Một ví bitcoin khá giống với một vòng chìa khoá hơn, hay một nhà máy điều phối/sản xuất ra khoá công khai và khoá riêng tư. Địa chỉ bitcoin không thực sự là một “nơi” mà chúng ta muốn người dùng truy cậy liên tục, không giống như địa chỉ email hay địa chỉ vật lí ngoài đời thực. “Mining” – đào coin là một thuật ngữ cũng dùng sai như vậy. Đây là những thứ mà tôi tin sự nhầm lẫn gia tăng khi đánh giá bitcoin, và là nơi các FUD vây quanh bitcoin bởi vì sự nhầm lẫn là rất lớn cho người mới.

Có vài câu hỏi và giả thuyết chúng ta cần khám phá để hiểu rằng tại sao 21 triệu bitcoin thực ra đã xuất hiện. Một chương trình máy tính có thể HOLD BTC hay không? Những điều kiện đầu vào nào cần có để tạo một giao dịch bitcoin? Tại sao người ta lại chọn một cách giao dịch này mà không phải cách khác? 21 triệu bitcoin đã tồn tại từ lúc nào? Sự khác biệt giữa nguồn cung sẵn có và nguồn cung không có sẵn là gì?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu điểm đặc biệt của nguồn cung bitcoin so với nguồn cung các “đồng tiền cứng”. Hãy bắt đầu bằng cách so sánh bitcoin với một loại hàng hoá tiền tệ khác: Vàng.

Nguồn cung bitcoin và nguồn cung vàng

Dựa trên các hiểu biết hiện nay của chúng ta về vật lí và các nguyên tố, chính xác mà nói thì phần lớn nguồn cung vàng (AU) trong vũ trụ đã tồn tại, với một nguồn cung nhỏ hơn đều đặn đến từ các lò phản ứng hạt nhân.

Điểm khác nhau quan trọng giữ nguồn cung vàng và bitcoin cuối cùng nằm ở chuyện khả năng hiểu biết của chúng ta về nguồn cung. Vì vũ trụ vẫn luôn giãn nở và tốc độ giới hạn của vũ trụ, tốc độ ánh sáng, con người dường như không thể ước tính tổng lượng cung của vàng được. Vì vị trí chúng ta không thể xác định và phần lớn nguồn cung ở khoảng cách rất xa.

Mặt khác, chúng ta có sự đồng thuận mạnh về kĩ thuật và xã hội về tổng cung bitcoin, cũng như vị trí chính xác của nguồn cung đang bị khoá. Thực tế, chúng ta có nhiều thông tin về số BTC trữ trong các khối tiếp theo hơn cả thông tin về số BTC đã giải phóng được trữ trên blockchain. Chúng ta biết chính xác bao nhiêu BTC sẽ di chuyển bằng một chức năng giao dịch coinbase của các giao dịch đã xử lí, nhưng chúng ta không thể biết một người nào đó đang giữ, ví dụ một triệu bitcoin, sẽ thực hiện giao dịch một lúc nào đó để đổi tất cả BTC đó sang tiền tệ khác.

Bitcoin được tao ra trên một lịch trình nguồn cung đã định sẵn và tự động sửa đổi qua việc điều chỉnh độ khó mỗi 2016 khối. Điều này giúp chúng ta biết khá chắc chắn khi nào 3 triệu bitcoin đang khoá sẽ được giải phóng, và ít chắc chắn hơn, nhưng cũng khá chính xác về việc khi nào chúng sẽ có thể sử dụng bởi khoá riêng tư (trung bình mỗi 10 phút). Sự điều chỉnh độ khó là tính năng giúp điều chỉnh động lực của cá nhân giúp duy trì sự tăng trưởng lâu dài của bitcoin. Bằng cách cân chỉnh giữa độ khó và kích thước mạng lưới, nó cân bằng nỗ lực của mọi người trong việc tạo nguồn cung và sử dụng những công sức đó để tạo tính bảo mật của mạng lưới.

Về mặt lí thuyết, chúng ta có thể biết hết các mỏ vàng trên Trái Đất, nhưng chúng ta không thể biết chính xác khi nào có thể khai thác, chi phí, cũng như chính xác bao nhiêu lượng vàng ở ngoài Trái Đất. Như vậy, chúng ta có thể đặt giả thuyết, nếu vàng có giá trị đủ hấp dẫn đến mức, chúng ta có thể tìm ra cách khai thách nhiều hơn, bằng cách đào trong hoặc ngoài Trái Đất, hay tăng cường lò phản ứng hạt nhân để tạo ra nhiều hơn. Đây là bản chất của cung cầu. Nếu nhu cầu của bất kì hàng hoá hay dịch vụ nào đủ cao, nó sẽ tạo ra động lực khiến mọi người tìm ra nhiều nguồn cung hơn.

Mạng bitcoin tự thân là nguồn cung 21 triệu của chính nó. Nguồn cung là một đường thẳng đứng trong mô hình cung cầu, có nghĩa là nó không thể tăng thêm. Giới hạn này được viết vào mã nguồn mà mọi node đều vận hành như vậy, và quan trọng hơn, nó là giới hạn chúng ta đều đồng thuận khi mua đồng bitcoin đầu tiên – gần như là sự đồng thuận xã hội trọn vẹn. Trong lịch sử bitcoin, đã có khá nhiều lỗi lạm phát kĩ thuật được tìm thấy, và một lỗi lạm phát đã gây trục trặc, nhưng mạng lưới cuối cùng cũng cho rằng những giao dịch này là bản hard fork thứ yếu không hợp lệ và vẫn duy trì lịch trình nguồn cung đã định, thậm chí cho dù việc này yêu cầu các node phải cập nhật các bản patch cho phần mềm. Khả năng cao là chúng ta sẽ thấy nhiều lỗi phần mềm như vậy hơn trong tương lai, và một lần nữa mạng lười sẽ cần đến đồng thuận xã hội. Rất may mắn là động lực của mạng lưới theo nghĩa kĩ thuật hay xã hội đều được thiết kế xoay quanh việc giới hạn 21 triệu này.

Các nhà vận hành full node khá thuyết phục với con số 21 triệu.

Đối với vàng, không có cách đồng thuận kĩ thuật hay xã hội nào để quản lí nguồn cung cả. Chỉ có duy nhất nguyên tố AU, và không thể biết chính xác khi nào và làm cách nào chúng được khai thai và con người có thể sử dụng. Trong trường hợp vàng chúng ta có thể dùng mô hình dự đoán nguồn cung để đo lường tổng cung tương lai. Chúng ta không thể biết bao nhiêu vàng tồn tại trong vũ trụ, và còn khó khai thác hơn nữa nếu không phải trên Trái Đất. Chúng ta có thể mô hình hoá tốc độ lạm phát nguồn cung vàng, với giải định rằng nhu cầu tăn trưởng ổn định tương dối.

Vậy Bitcoin Mining là gì?

Trong bitcoin có hai cách để mọi người giao dịch. Đầu tiên là cách phần đông người biết và ưa chuộng, đó là xác thực khoá riêng tư. Nếu một người giữ khoá riêng tư liên kết với địa chỉ có nguồn quỹ trên blockchain, họ có thể di chuyển số tiền đó bằng cách công khai phát đi một chữ kí từ khoá riêng tư và bao gồm một khoản phí để tặng thưởng cho mạng lưới, trả công cho điện năng và công sức tính toán giao dịch. Để có địa chỉ gắn với nguồn quỹ, ai đó, từ nơi nào đó đã phải tốn năng lượng tính toán để đạt được BTC.

Cách thứ hai mọi người có thể chuyển giao bitcoin là bán điện năng, dưới dạng SHA-256 hashes đến mạng lưới – cái mà chúng ta gọi một cách thông tục (và không chuẩn) là đào coin (mining).

Bằng việc chuyển đổi số lượng điện rẻ nhất thành nhiều hash SHA-256 nhất có thể, những người này đang đặt hàng và đề xuất các giao dịch đang đợi xử lí bằng cách tìm hash SHA-256 hợp lệ của khối với độ khó hiện tại. Nếu máy đào của họ có thể tìm ra giải pháp trước người khác và khối đề xuất của họ được xác thực bởi full node theo quy định, “thợ đào” có thể di chuyển giao dịch coinbase của khối, thường được biết đến là phần thưởng cho thợ đào, và phí giao dịch của khối đến bất kì địa chỉ nào họ thích.

Vậy trong kịch bản này các “thợ đào” có tạo ra nguồn cung mới, hay chỉ chuyển các giao dịch coinbase đã biết và phí giao dịch bằng cách tiêu thụ điện năng dưới dạng hash SHA-256?

Có sự chia rẽ ở đây. 52% tin rằng thợ đào tạo ra dạng cung nào đó, 48% tin rằng họ không tạo thêm nguồn cung. Hoặc có khả năng câu hỏi này chưa chuẩn xác…

Đây là một sự khác biệt quan trọng và tinh tế, mà theo tôi, cho phép chúng ta có thể nói một cách có thẩm quyền rằng chỉ có 21 triệu bitcoin có thể tồn tại. Câu hỏi (theo cách nào đó) chính là quyết định cá nhân của mỗi nhà vận hành full node và HODLer. Cá nhân ác đơn vị vận hành node không thể định nghĩa cái gì phải hay không phải là bitcoin, họ chỉ có thể xác thực một bitcoin nào đó có phải bitcoin hay không, và từng cá nhân họ luôn ở trong trạng thái đồng thuận hay không đồng thuận. Điều đó có nghĩa là, khi chúng ta đạt khối 630,000 tại đợt halving tiếp theo, full node của bạn có chấp nhận 12.5 BTC, hay chấp nhận chỉ 6.25?

Node của tôi sẽ từ chối bất kì khối nào thử gửi một giao dịch coinbase mà không tuân theo lịch trình nguồn cung đã viết trong mã nguồn của node, bởi vì đây sẽ là một giao dịch không hợp lệ theo sự đồng thuận kĩ thuật và xã hội tôi tuân theo. Với một mạng lưới phân tán của các quyết định cá nhân như vậy, thị trường cuối cùng quyết định bitcoin là gì, và thị trường sẽ quyết định một cách khách quan giới hạn bitcoin là 21 triệu.

Nếu chỉ có một máy tính thực hiện hash độc lập, mọi người có quan tâm?

Chuyển hoá điện năng thành hash SHA-256 (hay thuật toán khác) vốn đã là một hoạt động thiếu hiệu quả nếu nó không phải dịch vụ của cái gì đó có giá trị. Chuyển hoá điện năng thành hash cho mạng bitcoin hiệu quả và sinh lời vì các holder bitcoin chấp nhận giá trị dùng điện năng để bảo mật mạng lưới, miễn là “các thợ đào” tuân theo quy định của sự đồng thuận giữa các holder và nhà vận hành full node.

Với các cá nhân quan tâm chuyện bán điện năng đã hash cho mạng lưới để có cơ hội chuyển giao nguồn quỹ coinbase và thu phí giao dịch (mining), chỉ có vài quy tắc là cố định hoàn toàn. Quy định quan trọng nhất là chỉ có 21 triệu bitcoin. Tiếp theo là số lượng giao dịch coinbase BTC bắt đầu với 50 BTC năm 2009 và giảm mỗi 210,000 khối cho đến khi 21 triệu BTC được chi dùng bởi khoá riêng tư, trong năm 2140. Sau đó, điện năng đã hash được dùng để chuyển giao “phí giao dịch” trả bởi người dùng khởi tạo giao dịch.

Rất may cho “thợ đào”, độ khó điều chỉnh bởi thiết kế luôn đảm bảo chuyện ai đó bán điện năng đã hash cho mạng lưới sẽ sinh lời. Nếu một thợ đào nào đó không sinh lời dài hạn, họ phải chọn quyết định hoặc dừng kinh doanh (và có thể bán phần cứng trong thị trường thứ cấp), hoặc tìm một nguồn điện năng rẻ hơn. Nếu có đủ “thợ đào” không sinh lời và tắt máy đào, hashrate của mạng lưới sẽ giảm và các khối sẽ được đào ra chậm hơn 10 phút, độ khó sẽ tự điều chỉnh chính nó tới mức hashrate thấp hơn để đảm bảo lịch trình nguồn cung trung bình. Kết quả là, mạng lưới bitcoin tự điều chỉnh để luôn trả giá thị trường cho điện năng tiêu thụ phụ thuộc vào giá trị mạng lưới. Nếu một thợ đào không sinh lời khi bán điện năng cho mạng lưới bitcoin, chỉ đơn giản là họ bị cạnh tranh vượt mặt bởi người khác, bởi những thợ đào có hiệu suất cao hơn.

Với các quy tắc mạng lưới cứng nhắc như vậy, các thợ đào kinh nghiệm sẽ nhanh chóng nhận ra nếu họ có thể giảm chi phí điện xuống gần không, có thể là sản xuất điện rất rẻ và chọn giữa việc bán chúng hoặc dùng cho việc băm (hash) mạng lưới BTC, họ có thể bán điện năng đã hash cho mạng lưới và sinh lời mãi mãi.

Giá trị của đồng tiền, chứ không phải số lượng đơn vị

“Phải chỉ ra rằng với mức độ của tổng lượng cung tiền và giá trị của đơn vị tiền tệ là hai vấn đề tách biệt hoàn toàn, miễn là lợi ích đạt được từ đồng tiền vẫn được quan tâm. Xã hội sẽ luôn tận dụng lợi ích tối đa mà đồng tiền mang lợi. Một nửa lượng tiền do cộng đồng xử lí sẽ có lợi ích tương tự toàn bộ lượng tiền, thậm chí với sự thay đổi trong giá trị đơn vị tiền tệ sẽ không tỉ lệ với sự thay đổi trong lượng cung tiền.”

-Ludwig Von Mises, Li thuyết về Tiền tệ và Tín dụng

Sau khi Satoshi tạo ra khối đầu tiên và Hal Finney đồng ý tham gia mạng lưới với các quy chuẩn được đặt trước trong mã nguồn, và quan trọng hơn, đồng thuận xã hội, tất cả 21 triệu bitcoin đã xuất hiện trong một khoảnh khắc “Big Bang”. Mỗi người dùng đầu tiên chuyển điện năng thành hash để giao dịch nhận được khoá riêng tư truy cập số lượng lớn bitcoin cũng như hiểu quy định rằng HODLer tương tai và “thợ đào” có thể giao dịch số bitcoin đã khoá bằng cách chuyển điện năng thành hash để cạnh tranh và giải các khối giao dịch.

Với cách này, chúng ta có thể xem giá trị của số bitcoin đã khoá như chúng đã được phân phối và giữ bởi mọi thành tố trong mạng lưới với số lượng ngang bằng. Giá trị này được trả bởi HODLer và thợ đào cho việc chuyển điện năng đã hash vào mạng lưới với giá trị trường, được đo bằng giá trị mạng lưới mà nó dùng để bảo vệ. Trong 2009, mang bitcoin chỉ đáng giá rất ít với vài người, nên điệu năng cần để chuyển 50 BTC rất thấp. Hiện nay, năng lực chuyển 12.5 BTC đáng giá khoảng 100 exahash điện năng mỗi giây.

Bất kì ai tham gia mạng lưới nên nhận ra khoảng 14% (3tr/21tr)  của giá trị họ tiêu thụ tháng 10/2019 được giữ bởi mọi bên tham gia mạng lưới với số lượng ngang nhau, chỉ được dịch chuyển bởi các cá nhân gửi PoW hợp lệ để bảo mật giao dịch. Những điều này đã biến mất khi lịch trình nguồn cung từ ngày 1 của bitcoin đi vào hoạt động, và không có gì thay đổi về phần thưởng kinh tế của việc bán điện năng đã hash cho mạng lưới trong tương lai. Việc điều chỉnh độ khó, được thiết kế đảm bảo luôn sinh lời cho hầu hết nhà sản xuất điện năng hiệu quả để bán điện rẻ nhất của họ cho mạng lưới bitcoin.

Các máy móc và phần mềm đã được thiết lập để có thể nắm giữ và giao dịch với khoá riêng tư. Tôi khẳng định rằng chúng ta có gần 11 năm bằng chứng thực nghiệm rằng mạng lưới tự nó đã luôn nắm giữ và giao dịch bitcoin, nhưng thay vì với chữ kí khoá riêng tư, nó trao đổi với điện năng đã hash.

Không phải số lượng BTC mà bên này hay bên khác nắm giữ. Mà chính là giá trị của mạng lưới tổng thể nói chung, và giá trị mạng lưới chỉ có thể tăng trưởng bởi việc hiểu thuộc tính tiền tệ của nó là ổn định. Chỉ có 21 triệu bitcoin.

Tất cả hoặc không gì cả

Sáng kiến bitcoin là thực sự khan hiếm có thể truy cập không biên giới, trung lập và không quyền hạn. Phát minh này đảo lộn kinh ngạc mọi khía cạch của tương tác nhân loại, và chính phát minh này dẫn dắt sự tăng trưởng giá trị mạng lưới theo thời gian. Bitcoin giới hạn ở mốc 21 triệu. Và không có lúc nào khác ngoài 21 triệu, bởi vì điều đó sẽ đi ngược lại những gì chúng ta biết, hiểu hiện tại về cách mạng lưới hoạt động, và sẽ dấy lên vấn đề “sự khan hiếm kĩ thuật số”.

Bitcoin đạt được khan hiếm tuyệt đối nhờ cấu trúc của mạng lưới, được thiết kế để tăng tính phi tập theo thời gian và chủ động cự tuyệt sự can thiệp của con người nhằm tăng nguồn cung của một hàng hoá có nhu cầu lớn. Tăng phi tập trung hoá theo thời gian giúp phân tán quyết định nguồn cung bitcoin ra toàn mạng lưới một cách hiệu quả, với giả định căn bản rằng một mạng phi tập của các cá nhân sẽ không chọn phá giá đồng tiền của chính họ, khi mỗi nhân tố không cơ hội thống trị hoàn toàn.

Vì vậy, nhà vận hành full node khôn ngoan, các thợ đào, các holder có thể cùng làm việc trên giả định giới hạn 21 triệu không thể thay đổi. Sự đồng thuận về tính khan hiếm này dàn dần trồi lên một cách tự nhiên theo thị trường tự do và qua mạng lưới “hold đến chết”, nhưng toàn bộ cuộc thí nghiệm này phụ thuộc vào nền tảng vững chãi của 21 triệu BTC với các quy tắc rõ ràng, trung lập, không thay đổi về cách mọi người giao dịch.

Bởi vì chúng ta tự nguyện tuân theo mạng lưới này, chúng ta có thể nói rằng 21 triệu bitcoin đã tồn tại hôm nay, từ khi nguyên tắc đồng thuận mạng lưới chỉ ra rằng lịch trình nguồn cung cần được giữ vững. Sự khác biệt duy nhất giữa nguồn cung có/không có khả năng tiếp cận là ai hay điều gì nắm giữa giá trị bitcoin, và cách con người cạnh tranh để giao dịch với bitcoin theo dõi trên blockchain hay bitcoin theo dõi bởi số khối đằng sau PoW và sự điều chỉnh độ khó.

Khan hiếm kĩ thuật số là một ý tưởng khá lạ. Bitcoin theo dõi bởi blockchain chỉ là hàm toán học với các số một và không được hỗ trợ bởi các động lực kinh tế. Điều này cũng đúng với các coin giao dịch. Lịch trình được viết vào phần mềm chúng ta chạy, và không thể có kịch bản nào mà các khối tiếp theo chứa một con số coin khác bởi vì đồng thuận kĩ thuật và xã hội không xem chúng như bitcoin.

Bitcoin là điểm giao cắt giữa mã máy và đồng thuận xã hội. Hoặc là tất cả 21 triệu bitcoin đã tồn tại, hoặc chưa từng có cái nào tồn tại. Không có chuyện lưng chừng.

Nguồn: unchained-capital.com