Sau khi được phát hành lần đầu vào năm 2014, ngay lập tức, stablecoin thu hút sự chú ý của giới đầu tư vì tốc độ giao dịch nhanh, độ bảo mật blockchain cực tốt và giúp nhà đầu tư có một chỗ trú ngụ an toàn khi thị trường biến động mạnh. Vậy Stablecoin là gì? Đầu tư vào những đồng tiền này có phải là một quyết định đúng đắn? Và đâu là 7 đồng stablecoin uy tín nhất hiện nay?
Tất cả những điều bạn cần sẽ được BitcoinVN News giải đáp chi tiết trong bài viết này. Mời bạn khám phá nhanh!
Phân tích khái niệm “Stablecoin là gì?”
- Stablecoin hay còn được gọi là đồng tiền ổn định. Đây là một đồng tiền kỹ thuật số được phát triển dựa trên nền tảng của Blockchain và được hỗ trợ bằng tài sản cụ thể hoặc thuật toán điều chỉnh nguồn cung dựa trên nhu cầu.
- Giá của Stablecoin được neo vào một tài sản ổn định khác như vàng hay tiền pháp định (USD, EUR, VNĐ). Ví dụ: 1 Stablecoin = 1 USD.
- Stablecoin còn có tính toàn cầu, ít biến động và không phụ thuộc vào một ngân hàng trung ương nào.
Stablecoin là gì? Đây là phiên bản blockchain của tiền tệ fiat. Nó được lập trình và tương tác với các ứng dụng cùng các hợp đồng thông minh trên blockchain.
Đặc điểm nổi bật của stablecoin là gì?
- Giá cả phải ổn định
- Có khả năng mở rộng
- Tính bảo mật cao
- Phi tập trung
- Được bảo trợ và kiểm tra nghiêm ngặt
Hiện tại, trên thị trường tiền điện tử chưa có đồng tiền nào đáp ứng được các tiêu chí trên, nhưng có khá nhiều dự án đang phát triển để hướng đến đạt được những đặc tính này.
Một trong những dự án nổi bật là Tether (USDT) – đồng Stablecoin phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết các sàn giao dịch đều sử dụng USDT như một đồng coin giao dịch – ngang hàng với Bitcoin và Ethereum. Tính về vốn hóa thị trường thì Tether đang thứ 3 trên CoinMarketCap. Tuy nhiên chính Tether cũng đã gây ra nhiều tranh cãi về việc nó có phải là một Stablecoin tốt nhất hay không, khi sự phát triển của đồng tiền này đã từng có thời gian tăng liên tục và nhiều người cho rằng sự sụt giảm của thị trường phần lớn là do tác động của Tether.
Ưu và nhược điểm của Stablecoin là gì?
Ưu điểm của Stable coin
- Ổn định về giá khi giao dịch
- Hỗ trợ các nhà đầu tư “tránh bão” khi thị trường giảm giá mà không cần phải đổi sang tiền pháp định (USD, VNĐ,..)
- Giúp thực hiện giao dịch với chi phí thấp hơn so với tiền tệ fiat truyền thống, cung cấp lợi suất cao hơn tài khoản tiết kiệm thông thường trên các ứng dụng blockchain. Ngoài ra, người nắm giữ stablecoin còn có thể thực hiện khoản vay và mua bảo hiểm để bảo vệ tài sản tiền điện tử của họ.
- Hỗ trợ giao dịch xuyên biên giới nhanh chóng, ít tốn kém và dễ dàng chuyển đổi thành tiền tệ fiat trên các sàn giao dịch nhờ sự chấp nhận rộng rãi và tính thanh khoản cao.
Nhược điểm của Stablecoin
- Dễ bị thao túng nguồn cung và thao túng thị trường tiền điện tử.
- Có xu hướng tập trung hơn là phi tập trung. Bên cung cấp stablecoin có thể từ chối đổi token lấy tiền dự trữ hoặc có thể đóng băng số tiền bạn có bất cứ lúc nào.
Vai trò của stablecoin là gì?
Như đã chia sẻ: các loại tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum thường biến động cao, khiến mọi người không chắc chắn về giá trị của nó. Lúc này, đồng tiền ổn định Stablecoin đóng vai trò như một loại tiền tệ ổn định. Từ đó, chúng góp phần thu hẹp khoảng cách giữa tiền tệ fiat và tiền điện tử.
Stablecoin là tài sản ổn định, là lựa chọn tốt cho kho lưu trữ giá trị và giao dịch hàng ngày, đồng thời nâng cao tính di động của tiền điện tử trong hệ sinh thái.
Người nắm giữ stablecoin và tiền tệ fiat hiểu rằng: giá trị tài sản của họ sẽ ổn định theo thời gian và đồng tiền này thường được sử dụng để:
- Vay vốn với lãi suất hấp dẫn hơn khi bạn thực hiện khoản vay được hỗ trợ bởi tiền điện tử trong không gian tài chính phi tập trung (DeFi).
- Hỗ trợ hợp đồng thông minh và được sử dụng rộng rãi trong không gian DeFi và trên các sàn giao dịch.
- Dùng để trả lương bằng tiền điện tử, giúp giảm chi phí chuyển tiền xuyên biên giới và tăng tốc độ giao dịch trên blockchain.
- Nó còn được sử dụng cho mua sắm hàng ngày.
Sự khác biệt giữa tiền điện tử truyền thống và stablecoin là gì?
Để hiểu rõ điểm khác biệt, mời bạn theo dõi thông tin ở bảng bên dưới:
5 loại stablecoin phổ biến nhất hiện nay
Stablecoin được hỗ trợ bằng tiền fiat
Đây là Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền tệ fiat như đô la Mỹ. Với mỗi token đang lưu hành thường sẽ có 1 đô la tương đương được dự trữ, có thể là tiền mặt hoặc chứng khoán tương đương tiền mặt. Ví dụ như Tether được công ty Tether Limited bảo đảm đổi sang USD theo tỷ lệ 1:1.
Việc dự trữ stablecoin được tổ chức theo dõi và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo tính tuân thủ, đồng thời cũng yêu cầu người dùng thực hiện quy trình KYC (Know Your Customer) và Chống rửa tiền (AML) tương tự như khi giao dịch trên các sàn. Quy trình này bao gồm thu thập thông tin cá nhân và bản sao căn cước công dân do chính phủ cấp phát.
Sau khi lưu hành, bất kỳ ai cũng có thể gửi và nhận stablecoin. Tuy nhiên, nhà phát hành có thể có quyền đóng băng số tiền trên các địa chỉ ví. Ví dụ, đã có trường hợp stablecoin bị đóng băng khi nhà phát hành hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật trong cuộc điều tra hoặc để thu hồi số tiền bị đánh cắp.
Một số đồng Stablecoin điển hình như: Tether, TrueUSD, Stably, Arccy,…
Stablecoin – tài sản thế chấp bởi crypto
Loại stablecoin này được thế chấp bằng một đồng tiền điện tử khác trên Blockchain. Ví dụ đồng bit.USD của Bitshare – sàn giao dịch phi tập trung, bit.USD được tạo ra bằng cách có 1 lượng đồng BTS tương ứng bị khóa lại (thế chấp).
Một số đồng Stablecoin điển hình như: BitShares, Maker, Havven, Sweetbridge, Augmint,..
Stablecoin được hỗ trợ bởi hàng hóa
Đây là phiên bản số của các mặt hàng truyền thống, được lưu trữ trên blockchain và có sự hỗ trợ từ dự trữ do một thực thể trung tâm kiểm soát.
Ví dụ: Các tài sản vật chất như kim loại quý, dầu và bất động sản được sử dụng để hỗ trợ stablecoin. Đặc biệt là vàng – một tài sản phổ biến được thế chấp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giá trị của những mặt hàng này có thể biến động, vì vậy chúng có khả năng bị mất giá.
Stablecoin hỗ trợ bởi hàng hóa giúp đơn giản hóa việc đầu tư vào tài sản khó tiếp cận. Ví dụ, sở hữu và lưu trữ an toàn vàng thỏi có thể phức tạp và tốn kém. Do đó, sử dụng stablecoin hỗ trợ bởi hàng hóa là lựa chọn thuận tiện để chuyển đổi thành tiền mặt hoặc giám sát tài sản token hóa.
Một số đồng Stablecoin nổi bật: PAX Gold (PAXG), Tether Gold (XAUt), USD Gold (USDG),..
Stablecoin được hỗ trợ bởi thuật toán
Stablecoin thuật toán hoặc hybrid là đồng coin sử dụng thuật toán phức tạp để duy trì giá ổn định trên blockchain, bằng cách áp dụng các hợp đồng thông minh để điều chỉnh cung và cầu để duy trì sự ổn định giá.
Cách thức hoạt động của đồng stablecoin này là gì? Chúng hoạt động như ngân hàng trung ương ảo. Khi giá của stablecoin vượt quá mức ràng buộc, họ sẽ mua tài sản và bán chúng khi giá giảm xuống dưới mức ràng buộc.
Một số stablecoin thuật toán mất giá khi xảy ra sự kiện “thiên nga đen” hoặc biến động thị trường bất ngờ do thiếu tài sản thế chấp. Hệ thống này giảm số lượng token khi giá thị trường thấp hơn tiền tệ fiat và phát hành token mới khi giá cao hơn fiat để điều chỉnh giá trị stablecoin.
Một số đồng Stablecoin nổi bật: Dai (DAI), Fei USD (FEI), Basis Cash (Basis),..
Stablecoin không được thế chấp hoặc có chủ quyền
Stablecoin không thế chấp hoặc có chủ quyền tương tự như stablecoin thuật toán, nhưng chúng không có dự trữ trong hợp đồng thông minh. Vậy cơ chế hoạt động của đồng stablecoin là gì? Câu trả lời là chúng sử dụng quy trình phức tạp để điều tiết cung cầu. Cơ chế hoạt động là khi giá giảm nó sẽ giảm lượng cung để giá tăng lên, ngược lại khi giá tăng thì nó giảm lượng cung để giá giảm xuống.
Ví dụ: Nếu giá giảm xuống 0,70 đô la, thuật toán mua lại stablecoin với quyền sở hữu để giảm nguồn cung và đưa giá trở lại 1 đô la.
Một số đồng Stablecoin điển hình như: Basecoin, Carbon, Fragments, Kowala,..
Có nên rót tiền vào stablecoin không?
Tùy vào mục đích sử dụng cũng như nhu cầu giao dịch mà bạn cân nhắc đưa ra quyết định phù hợp.
- Nếu bạn cần chuyển tiền xuyên biên giới nhanh chóng và người nhận có thể rút tiền nhanh thì nên tham khảo các đồng stablecoin được đảm bảo bằng fiat để giao dịch.
- Nếu bạn muốn mua stablecoin để dự trữ thì nên cân nhắc chọn các dự án lâu năm, có uy tín cao. Và chú ý: chỉ bỏ ra số tiền mà bạn có thể mất để mua stablecoin. Bởi mỗi dự án stablecoin đều có rủi ro nhất định. Do đó, bạn không nên đánh cược toàn bộ tài sản của mình.
Top 7 đồng stablecoin có vốn hóa cao nhất năm 2024
Tether (USDT)
Vốn hóa thị trường: 112,5 tỷ đô.
Đứng đầu trong danh sách các đồng stablecoin được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay là USDT. Đồng tiền này được phát hành đầu tiên vào năm 2014 bởi Tether Limited, một công ty được thành lập bởi Chủ tịch Quỹ Bitcoin – Brock Pierce, người dẫn đầu lĩnh vực Web3 – Reeve Collins và người dẫn đầu trong việc phát triển đổi mới toàn cầu dựa trên Blockchain của Bitcoin – Craig Sellars.
Vậy bản chất của USDT stablecoin là gì?
- USDT được xây dựng trên nền tảng blockchain của Bitcoin và Ethereum, cho phép nó được giao dịch nhanh chóng và dễ dàng trên các sàn giao dịch tiền điện tử.
- Mỗi đồng USDT được neo giá với 1 USD và được Tether Limited đảm bảo dự trữ bằng 1 đồng USD tiền mặt.
- USDT là đồng tiền có tính thanh khoản rất cao, thường được dùng để thanh toán, tiêu dùng, chuyển lương… mà không cần thông qua ngân hàng.
USD Coin (USDC)
Vốn hóa thị trường: 32,4 tỷ đô.
USD Coin (USDC) là một stablecoin được phát hành bởi Circle Internet Financial LLC, một công ty công nghệ tài chính có trụ sở tại Hoa Kỳ. Stablecoin USDC được hỗ trợ bởi dự trữ tiền mặt và các kho bạc, nhằm duy trì giá trị tương đương với 1 USD. Stablecoin này có thể được sử dụng để gửi tiền nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
DAI
Vốn hóa thị trường: 5,3 tỷ đô.
DAI là một stablecoin được hỗ trợ bởi thuật toán, được phát hành bởi MakerDAO, một tổ chức tự trị phi tập trung. Mục tiêu của DAI là duy trì giá trị ổn định 1 USD bằng cách sử dụng hệ thống thế chấp quá mức với nhiều loại tài sản khác nhau.
First digital USD (FDUSD)
Vốn hóa thị trường: 2,5 tỷ đô.
First Digital USD (FDUSD) là một stablecoin được phát hành bởi FD121 Limited, công ty con của First Digital. Vậy bản chất của đồng FUSD stablecoin là gì?
- FDUSD được neo giá 1:1 với USD và được hỗ trợ bởi dự trữ USD và các tài sản tương đương.
- Mục tiêu của FDUSD là cung cấp một phương thức thanh toán ổn định, đáng tin cậy và hiệu quả cho các giao dịch toàn cầu.
USDD
Vốn hóa thị trường: 732,1 triệu đô.
USDD là một stablecoin thuật toán được phát hành bởi TRON DAO vào tháng 4 năm 2022. Đồng này được thiết kế để duy trì giá trị ổn định ở mức 1 USD bằng cách sử dụng thuật toán điều chỉnh cung cầu và một kho dự trữ tài sản thế chấp đa dạng.
TrueUSD (TUSD)
Vốn hóa thị trường: 494,2 triệu đô.
TrueUSD (TUSD) là một stablecoin được bảo chứng bằng USD, có nghĩa là mỗi token TUSD được hỗ trợ bởi 1 USD được lưu trữ trong tài khoản ngân hàng được bảo đảm.
Mục tiêu của TUSD stablecoin là gì? Câu trả lời là nó cung cấp một stablecoin minh bạch, đáng tin cậy và dễ sử dụng cho người dùng tiền điện tử.
PayPal USD (PYUSD)
Vốn hóa thị trường: 415,5 triệu USD.
PayPal USD (PYUSD) là một loại tiền điện tử được phát hành bởi PayPal, một công ty thanh toán trực tuyến lớn. PYUSD được hỗ trợ bởi đô la Mỹ được lưu giữ trong kho dự trữ của PayPal. Mỗi PYUSD tương đương với 1 USD. PayPal tuyên bố rằng họ sẽ luôn duy trì đủ dự trữ USD để đáp ứng mọi yêu cầu đổi PYUSD lấy USD.
Hướng dẫn mua – bán stablecoin tại Việt Nam bằng VNĐ
Tại Việt Nam, BitocoinVN với 10+ năm hoạt động và là sàn giao dịch lâu đời nhất ở nước ta luôn là lựa chọn số 1 của các nhà đầu tư.
- Sàn hỗ trợ giao dịch stablecoin nhanh chóng, chi phí thấp, an toàn và bảo mật cao.
- Cho phép mua bán stablecoin bằng VNĐ với phí siêu rẻ chỉ từ 25.000VNĐ.
- Sàn luôn khuyến khích khách hàng rút tiền về ví để đảm bảo an toàn tài sản tuyệt đối.
Hướng dẫn mua stablecoin bằng VND
Để mua tiền điện tử trực tiếp bằng VND tại BitcoinVN, bạn thực hiện 3 bước đơn giản sau:
- Bước 1: Truy cập sàn giao dịch tiền điện tử BitcoinVN. Nếu muốn giao dịch số tiền nhỏ, bạn có thể tiến hành các bước tiếp theo mà không cần đăng ký tài khoản. Tuy nhiên, nếu muốn giao dịch nhiều hơn, bạn cần nhấn nút ĐĂNG KÝ ở góc phải phía trên màn hình.
- Bước 2: Ở ô bạn gửi, chọn logo VNĐ và hình thức mà bạn muốn nạp tiền. Ví dụ: VND chuyển khoản ngân hàng, VND nạp tại văn phòng tiền mặt…
Ở ô bạn nhận, tìm chọn logo đồng stablecoin mà mình muốn giao dịch. Ví dụ: DAI, BUSD, USDC,.. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn mua stablecoin USDT.
- Bước 3: Bạn nhập địa chỉ ví người nhận và nhấn chọn hoán đổi.
Hướng dẫn bán stablecoin lấy VND về tài khoản ngân hàng
- Bước 1: Truy cập BitcoinVN và đăng nhập.
- Bước 2: Tại “bạn gửi”, Chọn USDT (số dư).
- Bước 3: Tại “bạn nhận”, chọn VND (Chuyển khoản ngân hàng).
- Bước 4: Nhập thông tin được yêu đầu và bấm chọn “hoán đổi” để giao bán coin.
Câu hỏi thường gặp về chủ đề: stablecoin là gì?
Có thể staking kiếm tiền thụ động với stablecoin không?
Có. Hiện BitcoinVN đã có chương trình staking stablecoin đối với DAI coin. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết ngay tại đây!
Cần lưu ý những gì khi đầu tư vào Stablecoin?
- Nghiên cứu kỹ thông tin từng dự án, ưu tiên chọn các dự án lâu đời, có tiềm năng dự trữ tài sản cao.
- Xem xét kỹ các rủi ro của từng dự án.
- Chỉ đầu tư số tiền mà bạn sẵn sàng mất.
- Luôn rút tiền về ví cá nhân để toàn quyền quản lý tài sản của mình.
Sự xuất hiện của nhiều loại Stablecoin sẽ ảnh hưởng thế nào tới thị trường Việt Nam?
Khi xuất hiện nhiều Stablecoin thì nhà đầu tư sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Bên cạnh đó sẽ giúp cho khoản đầu tư của họ dễ dàng thanh khoản hơn. Sự minh bạch rõ ràng từ các đồng uy tín sẽ bảo vệ được nhà đầu tư khỏi những tác động tiêu cực.
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết Stablecoin là gì đã giúp bạn hiểu rõ về khái niệm, lợi ích và rủi ro của đồng tiền ổn định này. Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin nào về stablecoin, bạn có thể liên hệ nhanh qua cộng đồng hỏi đáp Telegram của BitcoinVN News để được hỗ trợ nhé!
Nguồn: Cointelegraph