Privacy coin (tiền điện tử ẩn danh) ra đời như một giải pháp để bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng trong các giao dịch blockchain. Vậy privacy coin là gì và nó hoạt động như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại tiền điện tử đặc biệt này và những tính năng giúp nó đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng.

Privacy coin là gì?
Privacy coin (tiền điện tử ẩn danh) là loại tiền điện tử bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, như Monero, Zcash và Dash.
Nhiều người nghĩ rằng tất cả tiền điện tử đều ẩn danh, nhưng thực tế chỉ có một số loại thực sự bảo vệ quyền riêng tư. Hầu hết các loại tiền điện tử khác chỉ ẩn danh một cách giả định, có nghĩa là thông tin người gửi và nhận có thể bị lộ qua phân tích giao dịch.
Ví dụ, giao dịch Bitcoin ghi lại thông tin như ID giao dịch, địa chỉ người gửi và nhận, số tiền gửi và thời gian giao dịch. Dù không có thông tin cá nhân, các dữ liệu này vẫn có thể khiến bạn bị lộ danh tính. Việc sử dụng lại cùng một địa chỉ, liên kết địa chỉ với mạng xã hội, hay giao dịch với nhiều đầu vào có thể tiết lộ thông tin cá nhân. Ngoài ra, nếu bạn giao dịch qua các sàn yêu cầu xác minh danh tính (KYC), sàn đó có thể liên kết lịch sử giao dịch của bạn với danh tính thực.
Phân tích Blockchain
Ngành công nghiệp chuyên theo dõi giao dịch và phân tích kết nối trên blockchain đã phát triển. Các công ty trong lĩnh vực này cung cấp dịch vụ cho chính phủ, cơ quan pháp lý và các doanh nghiệp blockchain.
Các nền tảng này sử dụng công cụ để xác định danh tính chủ sở hữu địa chỉ, kết hợp thông tin giao dịch với các phương pháp phân tích dữ liệu thông thường.
Mặc dù phân tích blockchain giúp ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền và tấn công mạng, nhưng nó lại làm suy yếu quyền riêng tư của người dùng tiền điện tử.

4 cơ chế ẩn danh của Privacy coin
Vì tính ẩn danh không phải là tính năng mặc định của các giao dịch blockchain, nên các loại tiền điện tử ẩn danh đã được tạo ra để đáp ứng nhu cầu này. Chúng sử dụng các công nghệ đặc biệt để giấu hoặc loại bỏ thông tin giao dịch, giúp bảo vệ quyền riêng tư của người gửi và người nhận, ví dụ như:
- Chữ ký vòng (Ring signatures): Cho phép nhiều người cùng ký vào một giao dịch, làm khó xác định ai là người bắt đầu giao dịch.
- Địa chỉ ẩn danh (Stealth addresses): Cho phép người dùng tạo các địa chỉ duy nhất, chỉ sử dụng một lần cho mỗi giao dịch, khiến việc liên kết giao dịch với người dùng trở nên khó khăn.
- Giao dịch bí mật (Confidential transactions): Giấu số tiền giao dịch, thêm lớp bảo mật cho quyền riêng tư.
- Trộn đồng coin (Coin mixing): Trộn coin của nhiều người dùng với nhau, khiến việc xác định nguồn gốc ban đầu của coin trở nên khó khăn.
Top 5 privacy coin nổi bật nhất 2025
Monero (XMR)
Ra mắt vào năm 2014, Monero là một loại tiền điện tử phi tập trung, mã nguồn mở, được thiết kế để bảo mật mặc định. Nó sử dụng kết hợp chữ ký vòng, địa chỉ ẩn danh và giao dịch bí mật để bảo vệ quyền riêng tư, làm cho các giao dịch khó bị theo dõi.Cục Thuế Nội vụ Hoa Kỳ đã treo thưởng 625.000 € cho ai có thể giải mã giao dịch Monero. Hai hợp đồng đã được trao cho Chainalysis và công ty CNTT Integra FEC ở Texas.
Zcash (ZEC)
Ra mắt vào năm 2016, Zcash dựa trên giao thức Bitcoin và cung cấp tính năng bảo mật tùy chọn gọi là zk-SNARKs (Zero-Knowledge Succinct Non-Interactive Argument of Knowledge).
Người dùng Zcash có thể chọn sử dụng địa chỉ công khai hoặc tính năng zk-SNARKs để ẩn danh người gửi, người nhận và số tiền giao dịch. Tuy nhiên, zk-SNARKs yêu cầu tính toán nhiều hơn, khiến giao dịch chậm hơn.
Dash (DASH)
Dash, giống như Zcash, cung cấp tính năng bảo mật như một tùy chọn.
Dash có tính năng trộn đồng coin gọi là PrivateSend, cho phép người dùng trộn đồng coin với nhau, làm cho giao dịch trở nên riêng tư và khó theo dõi. PrivateSend sử dụng một phiên bản sửa đổi của giao thức CoinJoin, trộn nhiều đầu vào và đầu ra. Các ví khác như Wasabi và Samurai cũng sử dụng giao thức này.
Bitcoin cung cấp tùy chọn Coin Mixing thông qua CoinJoin
Bitcoin cung cấp CoinJoin như một tính năng bảo mật tùy chọn. Tương tự như tính năng PrivateSend của Dash, CoinJoin không ẩn dữ liệu giao dịch – nó chỉ đơn giản là mix (trộn) các giao dịch lại với nhau.
Tuy nhiên không loại trừ tính năng này cũng khiến các giao dịch dễ dàng bị theo dõi: các công cụ như CoinJoinSudoku cho phép theo dõi một số giao dịch, mặc dù không rõ có bao nhiêu giao dịch trên CoinJoin “bị để mắt” đến.
Hiện tại, CoinJoin chưa được phổ biến rộng rãi. Tính đến nay chỉ có khoảng 4% giao dịch Bitcoin sử dụng CoinJoin.
Beam
BEAM được xây dựng trên Mimblewimble, một giao thức rất nhỏ gọn cho phép cả tính bảo mật và khả năng mở rộng. Số tiền giao dịch, người gửi và người nhận được ẩn bằng giao dịch bí mật và không có địa chỉ nào trong hệ thống – mỗi người dùng chỉ giữ các khóa riêng.
Quyền riêng tư trong Beam được kích hoạt mặc định. Thật ra, không có người nào có thể “mở” tất cả các giao dịch trực tuyến nên việc đọc blockchain sẽ không mang lại bất kỳ thông tin nào cho người theo dõi.
Ngoài quyền riêng tư mặc định của Mimblewimble, Beam cũng thực hiện Dandelion – một chính sách kết nối giúp cải thiện đáng kể tính ẩn danh.
Ngoài ra, Grin cũng là 1 đồng tiền privacy coin khác cùng giao thức Mimblewimble.
Một số tranh cãi xoay quanh privacy coin
Việc sử dụng tiền điện tử ẩn danh gây ra tranh cãi trong cộng đồng blockchain. Một số người cho rằng quyền riêng tư là quyền cơ bản cần được bảo vệ, trong khi những người khác lo ngại rằng việc ẩn danh sẽ là mối nguy hại, khiến nhiều kẻ xấu lợi dụng để rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố,….
Vì lý do này, một số quốc gia đã đưa ra lệnh cấm. Năm 2018, Hàn Quốc cấm giao dịch tiền điện tử ẩn danh, Nhật Bản cấm hoàn toàn và từ năm 2020, các sàn giao dịch ở Úc bắt đầu hủy niêm yết chúng. Các quy định quốc tế, như Chỉ thị Chống Rửa tiền của EU và hướng dẫn từ FATF, cũng gây áp lực lên tiền điện tử ẩn danh.
Mặc dù có áp lực mạnh mẽ từ quy định, lệnh cấm hoàn toàn vẫn khó thực hiện. Tuy nhiên, việc cấm đoán đã buộc người dùng và nhà phát triển phải lựa chọn. Một số đồng coin, như Dash, đã quyết định giảm tính năng bảo mật của mình.
Mặc dù tội phạm sử dụng tiền điện tử ẩn danh, nhưng phần lớn giao dịch là hợp pháp. Cấm tiền điện tử ẩn danh giống như cấm internet vì có tội phạm trên đó.
Cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục, đặc biệt là khi các quy định và hành động thực thi pháp luật ngày càng tăng. Một ví dụ điển hình là việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ trừng phạt Tornado Cash vào năm 2021, làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến bảo vệ quyền riêng tư giao dịch tiền điện tử.
Đầu tư tiền ẩn danh có rủi ro gì không?
Đầu tư vào tiền ẩn danh tiềm ẩn nhiều rủi ro mà nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ:
- Rủi ro pháp lý: Quy định về tiền ẩn danh thường xuyên thay đổi và khác biệt giữa các quốc gia, với một số nơi áp dụng lệnh cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt. Ngoài ra, do thường bị liên kết với các hoạt động bất hợp pháp, tiền ẩn danh có thể khiến người sở hữu trở thành đối tượng điều tra của cơ quan chức năng.
- Rủi ro thị trường: Giá của tiền ẩn danh thường biến động mạnh, tiềm ẩn nguy cơ giảm sâu hoặc mất hoàn toàn giá trị. Đồng thời, tính thanh khoản thấp khiến nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc bán ra để thu hồi vốn khi cần.
- Rủi ro kỹ thuật: Việc mất mật khẩu ví hoặc khóa riêng có thể dẫn đến mất toàn bộ số tiền trong ví. Bên cạnh đó, ví tiền cũng có nguy cơ bị hacker tấn công, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.
- Rủi ro lừa đảo: Nhiều dự án và sàn giao dịch lừa đảo hứa hẹn lợi nhuận cao nhưng thực chất nhằm chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.
Ngoài ra, tính ẩn danh không đồng nghĩa với an toàn tuyệt đối và việc mất tiền thường không được pháp luật bảo vệ. Nhà đầu tư cần thận trọng và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định rót vốn.
Có thể mua – bán tiền ẩn danh ở đâu tại Việt Nam?
BitcoinVN là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử uy tín nhất tại Việt Nam với hơn 10 năm hoạt động, cung cấp đa dạng các loại tiền điện tử, bao gồm cả các đồng tiền ẩn danh như Monero (XMR) và ZCash (ZEC).
- Sàn giao dịch có giao diện thân thiện và trực quan, giúp người dùng, đặc biệt là người mới, dễ dàng thực hiện các giao dịch mua bán.
- Sàn cũng áp dụng các biện pháp bảo mật như 2FA để đảm bảo an toàn cho tài sản của người dùng.
- Ngoài ra, đội ngũ hỗ trợ khách hàng của BitcoinVN luôn sẵn sàng trực tuyến để giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cách mua tiền điện tử ẩn danh bằng VND
BitcoinVN hiện đang hỗ trợ 2 đồng tiền điện tử ẩn danh là XMR và ZEC. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lấy XMR làm ví dụ.
- Bước 1: Truy cập BitcoinVN.
- Bước 2: Tại “bạn gửi” chọn VND (chuyển khoản ngân hàng).
- Bước 3: Tại “bạn nhận” chọn XMR.
- Bước 4: Nhập số lượng XMR bạn muốn mua ở cột bên phải, cột bên trái sẽ hiển thị số tiền bạn phải trả. Sau đó nhập địa chỉ ví nhận XMR của bạn rồi chọn “Hoán đổi” để tiến hành giao dịch.
- Bước 5: Quét mã QR và chuyển khoản chính xác số lượng VND được yêu cầu. Bạn sẽ nhận được XMR trong khoản từ 1 đến 3 giờ kể từ khi chuyển khoản.
Cách bán tiền điện tử ẩn danh nhận VND trực tiếp vào tài khoản ngân hàng
- Bước 1: Truy cập BitcoinVN.
- Bước 2: Tại “bạn gửi” chọn XMR.
- Bước 3: Tại “bạn nhận” chọn VND (Chuyển khoản ngân hàng).
- Bước 4: Nhập số lượng XMR bạn muốn bán ở cột bên trái, cột bên phải sẽ hiển thị số tiền bạn nhận được. Sau đó nhập thông tin chuyển khoản của bạn rồi chọn “Hoán đổi” để tiến hành bán coin.
- Bước 5: Truy cập ví lưu trữ tiền điện tử, quét mã QR hoặc copy địa chỉ hiển thị trên màn hình và gửi chính xác số lượng XMR được yêu cầu. Bạn sẽ nhận được tiền trong khoản từ 1 đến 3 giờ kể từ khi gửi coin.
Lưu ý về hạn mức giao dịch tại BitcoinVN
BitcoinVN hỗ trợ giao dịch ẩn danh, nhưng để thực hiện giao dịch với số tiền lớn hơn, người dùng cần hoàn thành các bước xác minh danh tính (KYC). Dưới đây là các cấp tài khoản giao dịch trên BitcoinVN:
- Không cần mở tài khoản, bạn có thể giao dịch tối đa 250 nghìn VND mỗi ngày.
- Cần mở tài khoản nhưng không yêu cầu cung cấp giấy tờ cá nhân. Hạn mức giao dịch tối đa 20 triệu VND mỗi tháng, với giá trị mỗi giao dịch không quá 5 triệu VND.
- Yêu cầu KYC bao gồm cung cấp họ tên, số CMND/hộ chiếu và ảnh chụp rõ mặt kèm giấy tờ. Hạn mức tối đa là 350 triệu VND mỗi tháng, với giá trị mỗi giao dịch không quá 50 triệu VND.
Với những giao dịch từ 350 triệu trở lên, bạn có thể liên hệ giao dịch với chúng tôi qua OTC với mức phí thương lượng cạnh tranh và được bảo mật toàn bộ thông tin giao dịch.
Thị trường tiền điện tử vô cùng biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi quyết định đầu tư vào bất kỳ loại tài sản nào, bao gồm cả tiền điện tử ẩn danh, đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng và dựa trên nghiên cứu cá nhân. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không phải là lời khuyên đầu tư.
Kết luận
Tóm lại, privacy coin (tiền điện tử ẩn danh) là các loại tiền điện tử được thiết kế để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng thông qua các tính năng như chữ ký vòng, giao dịch bí mật và địa chỉ ẩn danh. Việc hiểu privacy coin là gì sẽ giúp bạn nhận thức rõ hơn về cách thức hoạt động và ứng dụng của chúng, từ đó đưa ra quyết định phù hợp khi sử dụng hoặc đầu tư vào các loại tiền điện tử này.
Nguồn: Skrill