Với mức độ bảo mật cực cao và giúp người dùng bảo mật khóa cá nhân trong ví lạnh một cách an toàn, tránh tình trạng mất Bitcoin nếu ví cứng bị lỗi/hư hỏng…, Multisig đang trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư crypto. Nhưng Multisig là gì? Phương pháp bảo mật này có ưu nhược điểm gì và làm sao để sử dụng chữ ký Multisig tốt nhất? Hãy cùng BitcoinVN News khám phá trong bài viết bên dưới nhé!
Singlesig là gì?
Để hiểu về multisig là gì, trước tiên bạn nắm rõ phương pháp lưu trữ Bitcoin truyền thống, đó là Singlesig (đơn chữ ký).
Ví singlesig là hình thức lưu ký Bitcoin đơn giản và phổ biến nhất, chỉ sử dụng 1 khóa riêng để tạo địa chỉ nhận Bitcoin. Số tiền gửi đến địa chỉ này chỉ có thể rút khi được phê duyệt từ người sở hữu khóa riêng.
Người sở hữu khóa riêng chấp thuận bằng cách sử dụng chữ ký trên ví cứng để ký kết giao dịch. Giao dịch ký kết được truyền lên mạng Bitcoin và chỉ được coi là hợp lệ khi chữ ký chính xác.
Ví singlesig dễ thiết lập, cung cấp truy cập nhanh chóng và rút tiền dễ dàng. Phí giao dịch thường ít tốn kém hơn so với multisig. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều nhược điểm như:
- Dễ bị trộm cắp: Nếu khóa riêng của bạn bị lộ, người biết chúng có thể đánh cắp Bitcoin của bạn.
- Dễ bị mất: Nếu bạn mất thông tin khóa riêng của mình (do sơ suất hoặc thiên tai), bạn có thể mất quyền truy cập Bitcoin.
Nhiều cơ chế khác nhau như BIP 39 passphrases, Seed XOR hoặc Shamir’s Secret Sharing trong việc thiết lập singlesig có thể giải quyết vấn đề nhưng vẫn còn nhược điểm. Vì vậy, nhiều người chuyển sang multisig để loại bỏ các nhược điểm này.
Multisig là gì?
Nếu như singlesig chỉ cần sử dụng 1 chữ ký trên ví cứng để ký giao dịch thì multisig yêu cầu nhiều chữ ký mới có thể phê duyệt giao dịch. Cấu trúc này được gọi là m-of-n quorum, với “m” là số lượng khóa riêng cần thiết để ký cho việc rút tiền và “n” là số lượng khóa riêng có thể tạo ra một trong các chữ ký bắt buộc.
Để hiểu hơn về khái niệm multisig là gì, mời bạn xem ví dụ sau:
Giả sử ta có chữ ký multisig là 2-of-2 quorum nghĩa là cần 2 chữ ký từ 2 khóa riêng khác nhau để rút Bitcoin. Điều này giống như việc bạn cần dùng 2 chìa khóa để mở 1 chiếc hộp tài sản mà bạn gửi tại ngân hàng.
Bạn cũng có thể tạo khóa 2-of-3, có nghĩa là có 3 khóa tồn tại và bạn có thể kết hợp 2 khóa bất kỳ là đã có thể chi tiêu Bitcoin.
Multisig quorum có thể tùy chỉnh linh hoạt, bao gồm các thiết lập như 5-of-6, 2-of-9 hoặc các tỷ lệ phức tạp khác. Tuy nhiên, 2-of-3 và 3-of-5 là những công thức phổ biến nhất được sử dụng rộng rãi để bảo mật Bitcoin trong lưu trữ lạnh.
Tại sao nên sử dụng Multisig để lưu trữ Bitcoin?
Nâng cấp bảo mật
Với một số multisig quorum, nếu một khóa riêng bị lộ, người khác vẫn không có đủ thông tin để đánh cắp Bitcoin của bạn. Nếu một khóa bị mất hoặc hỏng, bạn vẫn có thể khôi phục Bitcoin bằng cách sử dụng các khóa còn lại để chuyển tiền vào ví mới.
Tuy nhiên, khóa multisig kiểu “1-of-n” quorum (như 1-of-2 hoặc 1-of-5) lại không đủ khả năng chống trộm. Vì nếu một khóa bị lộ, người đó có thể đánh cắp Bitcoin của bạn. Ngược lại, tỷ lệ “n-of-n” (như 2-of-2 hoặc 5-of-5) ngụ ý rằng nếu bất kỳ khóa nào bị mất hoặc hỏng, bạn sẽ không thể chi tiêu Bitcoin.
Để khắc phục những điểm yếu trên, một cách sắp xếp đơn giản và hiệu quả là 2-of-3, một quorum phổ biến để bảo mật việc lưu trữ lạnh Bitcoin. Tuy nhiên, tỷ lệ 3-of-5 cũng phổ biến, mặc dù phức tạp hơn nhưng chúng vẫn có thể được mở rộng lên 4-of-7, 5-of-9, thậm chí là đến vô cùng.
Hỗ trợ quản trị kho bạc
Đối với doanh nghiệp, chính phủ hoặc tổ chức, việc sử dụng multisig là cần thiết để nắm giữ Bitcoin một cách thông minh. Điều này không chỉ tăng cường bảo mật mà còn đảm bảo phân phối quyền phê duyệt giao dịch một cách thích hợp trong tổ chức.
Giả sử một ủy ban hoặc hội đồng lập pháp gồm 9 thành viên quản lý kho bạc Bitcoin. Nếu mỗi thành viên sở hữu một khóa riêng, họ có thể tùy chỉnh cấu trúc để yêu cầu sự tham gia cụ thể cho quyết định chi tiêu tiền, có thể là 3-of-9, đa số là 5-of-9, hoặc thậm chí đa số tuyệt đối là 6-of-9.
Các thành viên đặc biệt trong nhóm có thể sở hữu thêm quyền lực chi tiêu tiền bằng cách nắm giữ thêm các khóa trong tỷ lệ tối thiểu đã chọn.
Hỗ trợ quản lý hoạt động vay mượn Bitcoin
Nhiều người nắm giữ Bitcoin muốn sử dụng sức mua của Bitcoin của họ mà không cần bán nó, điều này có thể dẫn đến thuế thu nhập từ tăng vốn cũng như bỏ lỡ sự gia tăng giá trị trong tương lai.
Giải pháp phổ biến cho tình trạng này là vay Bitcoin, thường sử dụng ví multisig 2-of-3 quorum. Người nắm giữ Bitcoin có thể vay tiền sau khi gửi vào ví multisig, trong đó người vay giữ một khóa, người cho vay giữ một khóa và trọng tài giữ một khóa.
Sau khi khoản vay được trả, người đi vay và người cho vay có thể sử dụng khóa của họ để ký vào quyết định trả lại Bitcoin và kiểm soát hoàn toàn quá trình này. Trong trường hợp khoản vay không được trả, Bitcoin có thể chuyển quyền kiểm soát hoàn toàn sang người cho vay. Trong trường hợp tranh chấp hoặc không hợp tác, trọng tài có thể xem xét tình hình và hỗ trợ bên hợp lý.
Mô hình này giảm rủi ro đánh cắp tiền bằng cách cần có sự thông đồng giữa hai người nắm giữ chìa khóa, đồng thời bảo vệ uy tín của cả hai. Cấu trúc này, được gọi là “giảm thiểu rủi ro”, là một cải tiến đáng kể so với việc tin tưởng đơn lẻ vào một người giám sát. Loại hình này cũng đảm bảo rằng Bitcoin không bị thế chấp và luôn sẵn sàng được chuyển quyền sở hữu đầy đủ sang chủ sở hữu hợp pháp.
Nhược điểm của multisig là gì?
Multisig mang đến sự gia tăng đáng kể về độ phức tạp xảy ra khi kết hợp nhiều khóa trong thỏa thuận lưu ký. Với số lượng khóa nhiều hơn, việc quản lý trở nên phức tạp hơn vì mỗi khóa cần được theo dõi ở vị trí riêng biệt. Việc rút Bitcoin từ ví trở nên cồng kềnh hơn, mặc dù multisig có lợi cho bảo mật nhưng lại gây khó khăn khi bạn cần chuyển tiền.
Phí giao dịch tăng lên là một nhược điểm khác khi sử dụng ví multisig.
Khi bạn chi tiêu Bitcoin từ ví này, phí thường cao hơn so với ví singlesig. Mức phí cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trung bình, ví singlesig thường rẻ hơn so với các quorum phức tạp như 2-of-3 và 3-of-5.
Về mặt tích cực, bản nâng cấp taproot của Bitcoin vào năm 2021 đã làm cho các giao dịch multisig không thể phân biệt với singlesig trên blockchain, giảm chi phí và không cần phí bổ sung cho multisig quorum. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi tính đến thời điểm viết bài.
Một chiến lược phổ biến để tận dụng lợi ích của multisig và giảm thiểu nhược điểm là giữ một số Bitcoin trong cả hai thỏa thuận lưu ký. Ví dụ, giữ phần lớn Bitcoin trong ví lạnh multisig để bảo vệ lâu dài và giữ một lượng nhỏ trong ví singlesig trên điện thoại để thuận tiện cho việc gửi và nhận số tiền nhỏ. Điều này mang lại sự yên tâm khi tài sản Bitcoin được bảo vệ tối đa, đồng thời cung cấp tiện lợi trong giao dịch hàng ngày.
Cách sử dụng multisig
Tự thiết lập ví multisig
Các chương trình miễn phí và mã nguồn mở tồn tại để giúp bạn tự mình thiết lập ví multisig. Vì hầu hết công nghệ ví Bitcoin có khả năng tương tác, nên bạn có thể dễ dàng chuyển ví multisig giữa các chương trình khác nhau bằng cách tải tệp cấu hình của mình. Điều này đảm bảo rằng nếu xảy ra sự cố với phần mềm, Bitcoin của bạn vẫn an toàn và có thể truy cập được.
Việc tự tạo một ví multisig có thể mang lại trải nghiệm học hỏi và cũng là một cách để bảo vệ quyền riêng tư của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn gặp vấn đề kỹ thuật sau này, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ người đáng tin cậy có thể trở thành thách thức. Nếu có sự cố nghiêm trọng xảy ra với bạn, việc thừa kế Bitcoin qua thỏa thuận multisig có thể là một công việc khó khăn cho người thân của bạn.
Lưu ký cộng tác
Mặc dù việc tin tưởng một người giám sát duy nhất với Bitcoin có thể nguy hiểm, nhưng multisig lưu ký cộng tác lại khác. Nếu được triển khai đúng cách, bạn vẫn giữ quyền kiểm soát đối với các khóa Bitcoin của mình và có sự hỗ trợ từ chuyên gia trong các vấn đề kỹ thuật hoặc thừa kế.
Mặt khác, nếu bạn nắm giữ hai khóa, bạn có thể tự tạo hai chữ ký cho việc rút tiền mà không phải dựa vào khóa của của cộng tác! Hơn nữa, việc ký và phát sóng giao dịch không yêu cầu sự cho phép, miễn là bạn giữ khóa của mình an toàn và có thể truy cập được, thì bạn có quyền tự do di chuyển Bitcoin của mình.
Kho lưu ký cộng tác có thể được xem như một hình thức tự lưu ký, vì bạn là người duy nhất có quyền đầy đủ để chi tiêu Bitcoin trong kho lưu trữ của mình. Khóa bổ sung có thể hữu ích nếu bạn đánh mất một trong các khóa của mình.
Tuy nhiên, việc sử dụng dịch vụ lưu ký cộng tác không hoàn toàn riêng tư, vì cộng tác của bạn sẽ có quyền xem số dư ví của bạn trong khi họ hỗ trợ bạn về các câu hỏi kỹ thuật.
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm Multisig là gì và độ bảo mật vượt trội mà chúng mang lại. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan đến tiền điện tử, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua email support@bitcoinvn.io để được tư vấn và hỗ trợ.
Nguồn: Unchained