Lừa đảo tiền điện tử P2P đang ngày càng trở nên phức tạp và phổ biến khi công nghệ blockchain phát triển mạnh mẽ. Những kẻ lừa đảo thường lợi dụng tính linh hoạt và ẩn danh của các nền tảng P2P để thực hiện các hành vi lừa đảo như: thanh toán giả, gian lận hoàn tiền, đánh cắp danh tính. 

Bài viết này giải thích chi tiết về các vụ lừa đảo tiền điện tử trên các nền tảng P2P, các dạng lừa đảo phổ biến mà bạn có thể gặp phải, cách nhận biết và phòng tránh chúng. 

Lừa đảo tiền điện tử P2P là gì? Làm sao để nhận biết?
Lừa đảo tiền điện tử P2P là gì? Làm sao để nhận biết?

Sự bùng nổ của giao dịch tiền điện tử P2P 

Giao dịch tiền điện tử peer-to-peer (P2P) đã bùng nổ trong những năm gần đây, với các nền tảng như Binance P2P thu hút hàng triệu người dùng. Theo Allied Market Research, thị trường cho vay P2P dự kiến sẽ đạt 558,91 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 29,7%. 

Nguyên nhân chính cho sự tăng trưởng này là do các nền tảng P2P mang lại tính linh hoạt cao hơn, chi phí thấp hơn và khả năng tiếp cận rộng rãi hơn cho cả người mua lẫn người bán tiền điện tử.

Trong giao dịch tiền điện tử, mạng P2P cho phép người dùng trao đổi trực tiếp mà không cần bên thứ ba. Dịch vụ ký gửi đảm bảo an toàn bằng cách giữ tiền cho đến khi các điều kiện giao dịch được đáp ứng, bảo vệ cả người mua và người bán. 

Các nền tảng P2P cũng cung cấp thông tin về lịch sử giao dịch của người dùng và quy trình giải quyết tranh chấp. Dù có các biện pháp bảo vệ này, kẻ lừa đảo vẫn luôn rình rập để chiếm đoạt tài sản.

Kẻ lừa đảo lợi dụng sự phổ biến của giao dịch P2P để lừa đảo

Các vụ lừa đảo tiền điện tử P2P diễn ra như thế nào?

Lừa đảo tiền điện tử P2P xảy ra khi kẻ gian lừa hoặc thao túng người khác vào giao dịch, dẫn đến mất tiền với nhiều hình thức như: gian lận hoàn tiền, đánh cắp danh tính hoặc xác nhận thanh toán giả.

Mặc dù các nền tảng P2P mang lại tính linh hoạt và ẩn danh, nhưng điều này cũng tạo cơ hội cho kẻ lừa đảo. Khác với sàn giao dịch tập trung có quy tắc và giám sát chặt chẽ, nền tảng P2P giám sát lỏng lẻo hơn, khiến bạn phụ thuộc vào sự trung thực của người giao dịch và dễ bị kẻ lừa đảo thao túng.

Trên các nền tảng P2P, kẻ lừa đảo thường sử dụng các cuộc tấn công để chiếm giữ khóa riêng hoặc thông tin đăng nhập và giả mạo xác nhận thanh toán để lừa người dùng gửi tiền điện tử. Nếu không muốn trở thành nạn nhân của chúng, bạn cần học cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo lừa đảo. 

Năm 2022, đã có 3,7 tỷ đô la tiền điện tử bị đánh cắp. Và năm 2023, con số này chỉ còn 1,7 tỷ đô la vào năm 2023, nhưng các vụ tấn công cá nhân vẫn tăng.

Dịch vụ giao dịch P2P trên Binance

5 kiểu lừa đảo tiền điện tử P2P phổ biến nhất hiện nay

  • Thanh toán giả: Kẻ lừa đảo thuyết phục bạn gửi tiền điện tử mà không thực sự thanh toán, sử dụng biên lai giả hoặc ảnh chụp màn hình chỉnh sửa để lừa bạn tin rằng giao dịch đã hoàn tất.
  • Lừa đảo hoàn tiền: Kẻ gian thanh toán bằng phương thức có thể bị hủy thanh toán như PayPal hoặc thẻ tín dụng. Sau khi nhận được tiền điện tử, chúng hủy giao dịch, khiến bạn mất cả tiền điện tử lẫn số tiền mà chúng đã nhận.
  • Phishing (Lừa đảo qua mạng): Kẻ lừa đảo giả làm nguồn tin cậy hoặc gửi email lừa đảo dẫn đến trang web giả, nhằm đánh cắp thông tin đăng nhập hoặc khóa riêng của bạn.
  • Đánh cắp danh tính: Kẻ gian giả làm nhà giao dịch uy tín, tạo hồ sơ giả để chiếm lòng tin của bạn, rồi lừa lấy thông tin cá nhân hoặc thông tin nhạy cảm.
  • Lừa đảo bằng hình thức chuyển khoản dư tiền: Kẻ lừa đảo gửi nhiều tiền hơn thỏa thuận và yêu cầu bạn hoàn lại phần dư. Sau khi bạn hoàn lại, giao dịch ban đầu bị hủy, khiến bạn mất cả tiền gốc lẫn số tiền đã hoàn cho chúng.

Cách nhận biết chiêu trò lừa đảo tiền điện tử P2P

  • Hồ sơ giả: Tránh các tài khoản có ít hoặc không có lịch sử giao dịch, thông tin không rõ ràng, hoặc đánh giá kém, vì kẻ lừa đảo thường sử dụng danh tính giả để tạo tài khoản mới.
  • Giao dịch đáng ngờ: Cẩn thận với các phương thức thanh toán bất thường hoặc khó truy dấu, như thẻ trả trước hoặc thẻ quà tặng, vì đây có thể là dấu hiệu của lừa đảo.
  • Chiến thuật gây áp lực: Kẻ lừa đảo thường tạo cảm giác khẩn cấp giả để ép bạn đưa ra quyết định nhanh chóng. Hãy dành thời gian kiểm tra kỹ trước khi hành động.
  • Lời đề nghị không thực tế: Nếu một thỏa thuận quá tốt để là thật, nó có thể là lừa đảo. Hãy cẩn thận với các lời đề nghị hấp dẫn như lãi suất cao hoặc không có phí giao dịch.
Số lượng các cụ lừa đảo tiền điện tử P2P vẫn tăng cao dù đã có nhiều cảnh báo

Làm thế nào để phòng tránh lừa đảo tiền điện tử P2P?

  • Chọn nền tảng P2P đáng tin cậy: Sử dụng các nền tảng uy tín như Binance P2P hoặc Paxful, vì họ có bảo mật tốt, dịch vụ ký gửi và hỗ trợ giải quyết tranh chấp, giúp bảo vệ bạn trong giao dịch.
  • Kiểm tra hồ sơ người dùng: Trước khi giao dịch, hãy xem kỹ hồ sơ đối tác, bao gồm lịch sử giao dịch và đánh giá. Tránh xa các hồ sơ thiếu thông tin hoặc đáng ngờ.
  • Phương thức thanh toán an toàn: Đảm bảo đối tác sử dụng phương thức thanh toán đáng tin cậy. Chỉ dùng các phương thức không thể hoàn lại nếu bạn thực sự tin tưởng và luôn dùng dịch vụ ký gửi của nền tảng để bảo vệ giao dịch.
  • Không tiết lộ thông tin cá nhân: Nếu muốn tránh bị lừa đảo tiền điện tử P2P, đừng bao giờ chia sẻ khóa riêng hoặc thông tin đăng nhập. Kẻ lừa đảo có thể giả dạng hỗ trợ khách hàng để đánh cắp thông tin của bạn.
  • Kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA): Sử dụng 2FA để thêm một lớp bảo mật. Ngay cả khi kẻ gian có thông tin đăng nhập, chúng cũng không thể truy cập tài khoản nếu thiếu bước xác minh thứ hai.
  • Thận trọng với mọi giao dịch: Luôn cảnh giác với các giao dịch, đặc biệt nếu chúng có vẻ quá tốt để là thật. Hãy nghiên cứu kỹ đối tác trước khi quyết định.

3 điều cần làm nếu bạn bị lừa đảo tiền điện tử P2P

  • Báo cáo ngay cho nền tảng: Liên hệ nhóm hỗ trợ của nền tảng P2P để họ có thể điều tra và hỗ trợ khôi phục tiền hoặc khóa tài khoản kẻ lừa đảo.
  • Thông báo cho cơ quan chức năng: Báo cáo vụ việc cho cảnh sát hoặc cơ quan tội phạm tài chính, nhất là nếu liên quan đến số tiền lớn hoặc đánh cắp danh tính.
  • Bảo mật tài sản: Thay đổi mật khẩu, kích hoạt 2FA và chuyển tiền điện tử còn lại vào ví an toàn nếu tài khoản bị xâm phạm.

Giao dịch tiền điện tử P2P mang lại sự thuận tiện, nhưng cũng có nhiều rủi ro, đặc biệt là từ những kẻ lừa đảo.

Để giảm nguy cơ bị lừa, hãy cẩn trọng và chỉ sử dụng các nền tảng đáng tin cậy. Luôn kiểm tra hồ sơ đối tác giao dịch, thực hiện thanh toán qua các kênh an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân của bạn. 

Nếu một thỏa thuận nghe có vẻ quá tốt để là thật, rất có thể đó là lừa đảo. Hãy luôn giữ thái độ cảnh giác khi tham gia vào giao dịch tiền điện tử P2P.

Hãy luôn minh mẫn trước những giao dịch quá “hời”

Kết luận

Lừa đảo tiền điện tử P2P có thể gây thiệt hại lớn nếu bạn không cẩn trọng. Hãy luôn kiểm tra đối tác giao dịch, sử dụng phương thức thanh toán an toàn và nghi ngờ những thỏa thuận quá hấp dẫn. Sự cảnh giác là chìa khóa để giao dịch an toàn trong thế giới tiền điện tử P2P.

Nguồn: Cointelegraph