Khi Satoshi Nakamoto công bố sách trắng Bitcoin trong năm 2008 đã mô tả một loại tiền tệ “một phiên bản ngang hàng của tiền điện tử”. Công nghệ blockchain lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện trước công chúng.
Blockchain đã phát triển suốt thập kỉ qua và trở thành một công nghệ tiềm năng nhất thay đổi mọi ngành nghề trong xã hội. Từ tài chính, kinh doanh sản xuất đến các tổ chức giáo dục. Dưới đây mời bạn tìm hiểu vắn tắt lịch sử phát triển của công nghệ chuỗi khối này.
Khởi đầu của blockchain và cryptocurrency
Không thể thảo luận về lịch sử công nghệ blockchain mà không nhắc đến Bitcoin. Không lâu sau khi sách trắng của Nakamoto được công bố, Bitcoin được giới thiệu đến cộng đồng mã nguồn mở năm 2009. Blockchain chính là giải pháp cho niềm tin trên không gian số. Vì nó ghi lại các thông tin quan trọng và không cho phép ai xoá bỏ cả. Tính minh mạch, các nhãn thời gian và sự phi tập chính là các đặc điểm nổi bật.
Bạn có thể hình dung Bitcoin đối với blockchain hệt như email và Internet vậy. Là một hệ thống thông tin điện tử, nơi mà người dùng có xây dựng thêm những ứng dụng trên đó.
Lịch sử blockchain không phải chỉ là Bitcoin
Cho tới hiện nay vẫn còn nhiều người tin rằng Bitcoin và blockchain là một. Thực ra không phải vậy. Từ khoảng 2014 nhiều người đã nhận ra blockchain có thể áp dùng nhiều hơn ngoài chức năng tiền tệ. Họ bắt đầu đầu tư và khám phá về những ứng dụng mà công nghệ này có thể mang tới cho các lĩnh vực.
Về mặt bản chất, chuỗi khối blockchain là một sổ cái mở, phi tập trung ghi chép lại mọi giao dịch giữa hai phía mà không cần bên thứ ba. Đây là một quy trình rất hiệu quả và giúp có thể cắt giảm chi phí đáng kể.
Khi các nhà kinh doanh hiểu sức mạng của blockchain mang đến, có một loạt khoản đầu tư cho công nghệ chuỗi khối vào các lĩnh vực. Từ chuỗi cung ứng, y tế, bảo hiểm, giao thông vận tải, bầu cử chính trị, quản trị hợp đồng và hơn thế nữa.
Sự trỗi dậy của Hợp đồng thông minh (Smart Contract) Ethereum
Là đồng sáng lập của Bitcoin Magazine và blockchain Ethereum, Vitalik Buterin cũng là một nhà phát triển đóng góp mã nguồn cho dự án Bitcoin. Nhưng Buterin đã thất vọng với những giới hạn của dự án BTC và thúc đẩy việc phát triển một blockchain linh hoạt hơn. Vì vấp phải sự phản đối của cộng đồng Bitcoin nên anh đã sáng lập một blockchain công khai thứ hai gọi là Ethereum.
Điểm khác biệt lớn nhất của hai chuỗi khác ETH và BTC là Ethereum có thể ghi chép các tài sản khác như khoản vay hay hợp đồng, chứ không chỉ có tiền tệ. Đây là ưu điểm vượt trội của Ethereum.
Smart contract là những đoạn mã lập trình có thể xây dựng và chạy trên blockchain ETH. Công nghệ này đã gây được tiếng vang, thu hút sự chú ý của rất nhiều ông lớn như Microsoft, BBVA và UBS. Rất nhiều doanh nghiệp tổ chức đã và đang nghiên cứu blockchain để có thể ứng dụng trong lĩnh vực của họ.
Chuyển đổi qua mô hình bằng chứng cổ phần (Proof of Stake)
Blockchain hiện tại chủ yếu vận hành trên cơ chế bằng chứng công việc (Proof of Work). Là cách một hệ thống máy tính xử lí (mining) giao dịch và tạo một khối mới. Bằng việc xác thực các giao dịch và hỗ trợ mạng lưới vận hành. Các thợ đào sẽ được trả thưởng bằng chính đồng tiền điện tử của blockchain đó. Các nhà phát triển Ethereum thì tiếp cận theo một hướng khác, với một quy tắc đồng thuận gọi là Proof of Stake.
Bằng chứng cổ phần (Proof of Stake) có mục tiêu tương tự Proof of Work – là để xác thực giao dịch và đạt được đồng thuận trong dữ liệu của chuỗi khối. Nhưng cách tiếp cận này dùng thuật toán và quy trình khác biệt. Với Proof of Stake, người tạo ra mỗi một block mới sẽ được chọn lựa có tính toán. Dựa trên phần tài sản họ bỏ vào (stake).
Trong hệ thống Proof of Stake, không có phần thưởng cho mỗi khối. Mà thợ đào sẽ được trả phí giao dịch. Những người đề xuất mô hình này, bao gồm cả Vitalik, ưu tiên Proof of Stake vì đây là một cách hiệu quả và tiết kiệm để đạt được sự đồng thuận trong blockchain.
“Scaling” – Câu chuyện mở rộng chuỗi khối
Thời điểm hiện tại, các hệ thống máy đào trong một mạng blockchain cùng xử lí mọi giao dịch. Dẫn đến việc tốc độ xử lí khá chậm. Một giải pháp cho chuyện scaling của chuỗi khối sẽ quyết định bao nhiêu máy tính cần để xác thực một giao dịch. Trong khi vẫn có thể giữ được tính bảo mật và phi tập trung.
Bitcoin chỉ là một trong số hàng trăm ứng dụng của công nghệ blockchain. Thập kỉ qua là những năm cực kì ấn tượng của công nghệ này. Chúng góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi số. Sẽ còn rất nhiều tuyệt vời blockchain mang đến cho cuộc sống thường ngày của bạn.
Lời kết
Mặc dù là một công nghệ khá non trẻ, nhưng không vì thế mà blockchain có lịch sử nhàm chán. Công nghệ chuỗi khối này sẽ còn mang lại cho cuộc sống chúng ta những ứng dụng hay ho khác.