FUD và FOMO là hiệu ứng tâm lý khiến nhà giao dịch dễ đưa ra quyết định vội vàng, dẫn đến những rủi ro không đáng có. Vậy FOMO là gì? FUD là gì? Làm sao để kiểm soát tâm lý nóng vội này để luôn giữ an toàn về mặt tài chính? Đây là những gì bạn cần biết!
Hội chứng FOMO là gì?
FOMO viết tắt là Fear of Missing Out: Hội chứng sợ bị bỏ lỡ cơ hội. Hội chứng này là một trạng thái tâm lý đầu tư theo số đông với khát khao kiếm lời nhưng lại chưa trang bị đủ kiến thức và vẫn còn nghi ngờ về quyết định của mình.
Hiểu một cách đơn giản, khi một tài sản nào đó tăng giá đột ngột, nhà đầu tư nhanh chóng rót vốn với hy vọng tài sản đó tiếp tục tăng nhiều hơn nữa mà không nghiên cứu kỹ thông tin dự án. Hệ quả là nhà đầu tư dễ mua vào với mức giá cao. Và tài sản đó có thể giảm giá đột ngột bất cứ lúc nào (không ai có thể đoán trước được).
Hội chứng FUD là gì?
FUD là từ viết tắt của “Fear, Uncertainty, and Doubt” dùng để chỉ tâm lý lo sợ, nghi ngờ và muốn bán để cắt lỗ. FUD thường xảy ra khi nhà đầu tư đọc được các thông tin tiêu cực về dự án của mình.
Điểm chung giữa FUD và FOMO là gì?
Cả FUD và FOMO đều là những cảm xúc dựa trên nỗi sợ ảnh hưởng đến các nhà giao dịch tiền điện tử và các lĩnh vực đầu tư khác.
FUD thường khiến nhà đầu tư lo lắng về việc bị lừa đảo hoặc rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến các quyết định vội vàng hoặc giữ lại tài sản không chắc chắn. Trong khi đó, FOMO thúc đẩy việc đầu tư dựa trên sự sợ hãi về việc bỏ lỡ cơ hội sinh lời, dẫn đến quyết định giao dịch không hợp lý.
FOMO gây hại cho nhà đầu tư như thế nào?
- Mua vào ở mức giá cao: Khi thấy một đồng coin tăng giá mạnh, nhà đầu tư FOMO thường mua vào ngay lập tức mà không phân tích kỹ, dẫn đến mua vào ở đỉnh và có khả năng bị mắc kẹt trong một thị trường giảm giá.
- Bỏ qua phân tích cơ bản và kỹ thuật: Thay vì dựa vào các yếu tố cơ bản và kỹ thuật để đưa ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư FOMO thường chỉ nghe theo tin đồn, cảm xúc và sự FOMO của đám đông.
- Gia tăng rủi ro: Việc đầu tư theo cảm xúc và thiếu thông tin sẽ làm tăng đáng kể rủi ro thua lỗ.
- Thiếu kiên nhẫn: Nhà đầu tư FOMO thường thiếu kiên nhẫn và khó có thể thực hiện chiến lược đầu tư dài hạn.
- Mất đi cơ hội đầu tư tốt hơn: Việc quá tập trung vào một đồng coin đang tăng giá có thể khiến nhà đầu tư bỏ lỡ những cơ hội đầu tư hấp dẫn khác.
- Áp lực tâm lý: FOMO gây ra áp lực tâm lý lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của nhà đầu tư.
Khi một người mất vốn lớn vì đầu tư sai lầm, điều đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của họ. Tình trạng này không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể tác động tiêu cực đến các mối quan hệ cá nhân và sự kết nối xã hội.
Tác hại của FOMO là gì? Nó không chỉ ảnh hưởng đến danh mục đầu tư mà còn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người.
Ví dụ về FOMO trong tiền điện tử
Để giúp bạn hiểu rõ FOMO trong crypto là gì, hãy xem sự biến động mạnh của Dogecoin. Năm 2021, sau một tweet của Elon Musk, giá DOGE tăng đột biến, khiến nhiều người chưa sở hữu token này sợ bỏ lỡ cơ hội tăng giá. Tuy nhiên, sau đó, tỷ phú này xuất hiện trên “Saturday Night Live” và gọi Dogecoin là “lừa đảo”, giá của meme coin này giảm 30% trong vòng 24 giờ.
FOMO trong cộng đồng tiền điện tử đã thúc đẩy đầu tư vào nhiều đồng coin rác, do nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm cơ hội kiếm tiền giống như Bitcoin. Thực tế, việc đầu tư hiệu quả cần dựa trên quyết định hợp lý và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi mua bất kỳ token nào.
Nguyên nhân gây nên FOMO là gì?
Có 6 nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý sợ bị bỏ lỡ cơ hội:
- Khả năng phân tích biểu đồ nến chưa đủ để vào lệnh
- Nôn nóng kiếm tiền, vào lệnh nhanh để kiếm được lợi nhuận. Đặt mục đích kiếm tiền là chính chứ không chịu khó học hỏi và phát triển nghề nghiệp.
- Không có kỹ năng quản lý vốn
- Không tìm được phương thức giao dịch của mình (Day Trading, Swing Trading, Position Trading)
- Không cập nhật tin tức đủ nhanh khi giao dịch
- Không chịu được áp lực khi ngồi máy tính nhiều giờ liền để phân tích.
4 dấu hiệu để nhận biết bạn đang FOMO
- Cảm thấy cần mua một loại tiền điện tử khi nghe tin nó tăng giá mạnh.
- Muốn giao dịch hoặc đầu tư chỉ vì tài sản điện tử đó đang trở nên phổ biến.
- Luôn nghĩ về số tiền có thể kiếm được nếu thực hiện một giao dịch.
- Quá chú ý đến mạng xã hội về xu hướng và giao dịch tiền điện tử.
Làm thế nào để vượt qua FOMO trong giao dịch tiền điện tử?
Để loại bỏ FOMO, bạn cần hiểu rõ thị trường tiền điện tử và cả ưu nhược điểm của nó. Khi đối mặt với vấn đề phức tạp, hãy nhớ rằng trực giác của bạn có thể không chính xác. Vậy cách đơn giản nhất để vượt qua FOMO là gì?
- Nắm chắc các phương pháp phân tích biểu đồ theo phong cách giao dịch mà bạn đã chọn để trở nên kiên định trong các giao dịch.
- Luôn có kế hoạch giao dịch trước khi vào lệnh. Phải có điểm dừng lỗ stop loss, điểm vào lệnh (entry), điểm bán ra (target), kế hoạch phân bổ vốn bao nhiêu, cách quản lý vốn như thế nào… trước khi rót vốn.
- Hạn chế giao dịch theo trend.
- Tập trung cho một phương pháp giao dịch mà bạn cho là hiệu quả với mình, từ đó phát triển lên.
- Không đặt nặng vấn đề lợi nhuận khi bạn đang mới bắt đầu tham gia.
- Không giao dịch quá nhiều vì nó sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của bạn. Từ đó ảnh hưởng đến quyết định trong giao dịch.
5 điều cần lưu ý để phòng tránh FOMO
“Không phải lúc nào bạn cũng có lời”
Nhận ra rằng cuộc sống có thăng trầm giúp nhà đầu tư có quan điểm hợp lý hơn. Hiểu rằng không thể luôn có lợi nhuận trong đầu tư giúp bạn sẵn sàng cho cả “thắng” lẫn “thua”.
Ngay cả những người ủng hộ Bitcoin như Michael Saylor cũng không luôn chiến thắng. Do đó, nhà đầu tư cần phát triển các chiến lược để dễ dàng nhận diện và tránh FOMO.
Tuân theo kế hoạch đầu tư
Để vượt qua FOMO, hãy tuân thủ kế hoạch đầu tư ban đầu Chú ý kết hợp phân tích cơ bản và kỹ thuật để tránh các quyết định giao dịch thiếu suy nghĩ.
Biết rằng thị trường là tuần hoàn
Thị trường tiền điện tử cũng giống như các thị trường tài chính khác, hoạt động theo chu kỳ lên và xuống, với các giai đoạn tăng và giảm giá. Việc hiểu rõ chu kỳ này giúp bạn giảm nguy cơ bị ảnh hưởng bởi FOMO, đồng thời nhận biết thời điểm tốt để vào hoặc thoát khỏi giao dịch.
Học hỏi từ những sai lầm trước
Để tránh lo lắng do FOMO, hãy học từ những sai lầm trước.
Ví dụ, nếu bạn bán khống Bitcoin vì nghe tin đồn về một đợt bán tháo, nhưng sau đó giá tăng mạnh, bạn có thể hối tiếc vì thông tin không chính xác. Hãy nhớ lại những quyết định giao dịch sai lầm trước đây và dùng kinh nghiệm đó để tránh mắc lỗi tương tự. Câu nói “Phải một bận, cạch đến già” có thể là bài học quý giá.
Hãy nhớ rằng FOMO là công cụ của kẻ lừa đảo
Kể từ khi tiền điện tử được công nhận toàn cầu, nhiều đợt chào bán coin ban đầu (ICO) đã xuất hiện, trong đó nhiều đợt là lừa đảo. Những kẻ lừa đảo dùng ICO giả mạo để thuyết phục nhà đầu tư qua FOMO.
Một nghiên cứu cho thấy 80% ICO là lừa đảo, và mỗi ngày có khoảng 9 triệu đô la bị mất vào các vụ lừa đảo tiền điện tử quy mô nhỏ. Hãy cảnh giác, vì FOMO có thể làm bạn dễ bị lừa.
Lời kết
Nhiều tổ chức lợi dụng FOMO, FUD và truyền thông để “thao túng tâm lý” các nhà đầu tư nhằm kiếm lợi nhuận. Do đó, nhà đầu tư mới nên cẩn trọng và tỉnh táo khi bước vào giao dịch tại các thị trường năng động có nhiều cá mập tham gia.
Nếu cần tư vấn thêm về chủ đề FUD và FOMO là gì, hoặc muốn cập nhật các thông tin mới nhất về đầu tư tiền điện tử, mời bạn tham gia cộng đồng của BitcoinVN tại https://t.me/bitcoinvn_community
Nguồn: Investopedia