Fintech (Công nghệ tài chính) đang tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng quan hệ giữa các cố vấn tài chính với khách hàng. Nếu như trước đây, người cố vấn phải tốn rất nhiều thời gian vào việc quản lý đầu tư – thì nay, Fintech đã tự động hóa khâu quản lý bằng các công nghệ tiên tiến. Nhờ đó, các cố vấn tài chính sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung củng cố mối quan hệ với khách hàng.

1. Fintech đã giúp ngành quản lý tài chính “lột xác” như thế nào?

Tốc độ tăng trưởng phi mã của Fintech là “bằng chứng thép” chứng minh rằng: nếu muốn tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì các công ty buộc phải áp dụng công nghệ. Trong năm 2015, đầu tư fintech toàn cầu đã tăng 75%, tương đương tăng từ 9,6 tỷ USD lên 22,3 tỷ USD. Để đạt được “con số khủng” này, Fintech đã tăng quy mô, giảm chi phí, cải thiện năng suất của cố vấn. Đồng thời, fintech cũng cung cấp cho khách hàng các lựa chọn đầu tư bổ sung với chi phí thấp hơn và minh bạch hơn.

Mặc dù việc tự động hóa khiến fintech buộc phải thêm một lớp phức tạp hơn vào cấu trúc hệ thống quản lý. Nhưng lớp này được sắp xếp hợp lý và thân thiện với người dùng đến mức: các danh mục đầu tư và tài sản được bố trí và quản lý một cách khoa học hơn, ít cồng kềnh hơn rất nhiều. Lúc này đây, chính các cố vấn là người được hưởng lợi nhiều nhất. Họ vừa có thể quản lý các danh mục đầu tư một cách dễ dàng, gọn nhẹ, vừa có nhiều thời gian hơn để hỗ trợ khách hàng và tự xây dựng công việc kinh doanh của riêng mình.

Bên cạnh đó, nhờ fintech, khách hàng ngày càng an tâm và tin tưởng hơn. Bởi họ không chỉ  được các cố vấn giàu kinh nghiệm hỗ trợ tận tình hơn mà họ luôn biết rằng: tiền của mình đang được quản lý một cách chuyên nghiệp, minh bạch, rõ ràng suốt 24/7.

Nhờ những thành tựu trong công nghệ tự động hóa quản lý tài sản đầu tư, nhiều công ty fintech đang dần “cắt bỏ người trung gian”, giảm số lượng cố vấn tài chính. Họ nỗ lực từng ngày để người dùng được sử dụng các dịch vụ tài chính một cách trực tiếp: từ dịch vụ tiền mặt (cụ thể là rút tiền ATM), ngân hàng trực tuyến (như các ứng dụng mobile banking), cho tới dịch vụ quản lý tài sản, cho vay, bảo hiểm và thậm chí là cả dịch vụ thanh toán (ví dụ như QR code, ví điện tử…). Họ không ngừng phát triển để đáp ứng mọi nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng.

Và trước tình trạng các công ty mới nổi như Aspiration, Betterment, LearnVest, Robinhood, Prosper hay Acorns đang chạy đua về công nghệ làm gián đoạn thị trường, sự phát triển của fintech còn giúp các công ty tư vấn tài chính truyền thống trở nên năng động hơn, trung thực và minh bạch hơn. Điều này thể hiện rõ ở việc: khi hợp tác với các công ty fintech, các “đế chế” tài chính lâu đời như BlackRock, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, LPL Financial và Edward Jones không chỉ được chú ý hơn mà họ còn xây dựng được các nền tảng kỹ thuật số có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ không thua kém các công ty start-up.

fintech giúp các ngân hàng truyền thống mở rộng thêm các ứng dụng ngân hàng số (intetnet banking)
Fintech hỗ trợ các ngân hàng truyền thống mở rộng thêm các ứng dụng ngân hàng số (intetnet banking)

Ban đầu, nhiều người cho rằng.việc các “đế chế” tài chính truyền thống “bắt tay” với fintech.chỉ là một “cuộc hợp tác đôi bên cùng có lợi”. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc của các công ty tài chính này.khi đầu tư vào fintech đã dự báo một kỷ nguyên của sự đổi mới đang mở ra.và sự trở lại thành công của vai trò quản lý thực sự. Và trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay,.các công ty cũng nghiêm túc chú ý đến vấn đề: phải hành động với fintech.

2. Fintech – “trợ thủ đắc lực” của cố vấn tài chính

Đối với các cố vấn tài chính, sức mạnh của các công nghệ mới nổi rất hấp dẫn. Trong đó, các lợi ích tiềm năng được chú ý nhiều nhất là: tự động hóa trong việc quản lý và truy xuất dữ liệu, các chức năng khác liên quan đến dịch vụ nhập liệu, tổng hợp nền tảng và tái cân bằng danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, công nghệ tài chính còn cho phép miễn phí một số khoản hỗ trợ khách hàng. Đồng thời chúng còn tự động lập kế hoạch tài chính toàn diện với thông tin rõ ràng, mạch lạc…

Nói một cách dễ hiểu, fintech đã thay các cố vấn đảm đương một số công việc quan trọng. Từ đây, các cố vấn có nhiều thời gian tập trung giúp đỡ khách hàng của mình nhiều hơn.  Nhờ vậy, mối quan hệ với khách hàng cũng dần trở nên bền chặt hơn.

Khi cuộc cách mạng fintech diễn ra,.các công ty môi giới chiết khấu và các chiến lược đầu tư thụ động.như E * Trade hay Vanguard đã nhanh chóng “nhập cuộc”.và có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Giờ đây, tài sản toàn cầu do các cố vấn robot quản lý đã tăng từ 200 tỷ USD vào cuối năm 2016 lên 8,1 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Các chiến lược đầu tư tự động này đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn trong toàn ngành.

3. Khi Fintech tích hợp trí tuệ nhân tạo AI, chuyện gì đã xảy ra?

Có lẽ sức hấp dẫn nhất của fintech.đến từ sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý tài chính.

"<yoastmark

Thông qua các công cụ phân tích dự đoán tích hợp trí tuệ nhân tạo như “Einstein” của Salesforce và Watson của IBM, AI đang ảnh hưởng trực tiếp đến phần mềm dịch vụ tư vấn và các ứng dụng CRM. Máy học và các loại công nghệ AI khác có thể phân tích hành vi của khách hàng. Căn cứ vào dữ liệu ghi lại thói quen đầu tư, tiết kiệm và chi tiêu trước đó của từng người,.AI có thể đưa ra lời khuyên xác đáng và phù hợp nhất.với tình hình thực tế của mỗi khách hàng.

Mặc dù một số cố vấn lo ngại rằng: trong tương lai, có thể họ sẽ bị AI thay thế. Tuy nhiên số đông lại chủ động coi AI là một công cụ đắc lực.để giúp mình tăng cường khả năng quản lý và thúc đẩy doanh thu tăng trưởng.

Sự phân hóa giữa cách tư vấn cũ và mới

Từ khi fintech xuất hiện, sự phân hóa giữa cách tư vấn cũ và mới ngày càng rõ rệt và rất đáng báo động. Gần 100% cố vấn trẻ sử dụng mạng xã hội. trong khi chỉ có 50% quan tâm đến kênh truyền thông này. 1/3 cố vấn thiếu kênh thông tin khách hàng. và 20% không sử dụng bất kỳ phần mềm lập kế hoạch tài chính nào. Trong số các cố vấn từ 65 đến 74 tuổi,. 37% không có bất kỳ phần mềm lập kế hoạch nào. Ngược lại, 40% cố vấn từ 25 đến 34 tuổi lại nhận ra tỷ lệ lợi nhuận ròng (ROI). thu được từ các ứng dụng lập kế hoạch tài chính.cao hơn so với bất kỳ công nghệ nào khác.

Những tác động của fintech là rất to lớn. Bằng chứng là nhóm các cố vấn trẻ hơn, hiểu biết về công nghệ hơn (hay còn gọi là “eAdvisors”) đã có tài sản đang quản lý AUM cao hơn gần 40%, phục vụ nhiều khách hàng hơn 55% và họ hài lòng về chuyên môn hơn so với các đối tác của họ.”

Khách hàng trông đợi điều gì?

Trong khi các cố vấn còn đề phòng với sự thúc đẩy của công nghệ tài chính hiện tại.thì khách hàng lại mong đợi nhiều hơn thế. Theo công cụ “Cố vấn tài chính ảo: Cung cấp lời khuyên cá nhân hóa trong kỷ nguyên kỹ thuật số” do McKinsey & Company xuất bản:  trong 2 năm gần đây, có “40% đến 45% khách hàng giàu có đã chuyển từ công ty quản lý tài chính truyền thống sang công ty quản lý tài chính kỹ thuật số.” Hơn thế nữa, 72% nhà đầu tư dưới 40 tuổi cho biết: họ cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc với một cố vấn tài chính ảo.

Để gia tăng trải nghiệm tích cực của các nhà đầu tư,.các công cụ kỹ thuật số và giao dịch trực tuyến dần được thiết kế tinh gọn hơn.nhưng có thể xử lý nhiều yêu cầu hơn. Thêm vào đó, việc cải thiện khả năng giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn.và nhanh chóng hơn đang được chú trọng. Do đó, một loạt các dịch vụ của công ty tài chính đang cần được bổ sung.

Trong bối cảnh này, nhiều người trong ngành tài chính nhận thức rõ mối đe dọa tiềm ẩn.bởi những công ty công nghệ hàng đầu như Facebook, Amazon và Google. Chính vì vậy, họ đã nhanh chóng ưu tiên cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số,.tính minh bạch và cấu trúc chi phí hiện có của mình.

4. Lời kết:

Fintech mở ra một bước ngoặt quan trọng.trong việc chuyển đổi lĩnh vực tài chính và cách quản lý tài sản. Tất cả những gì fintech làm là hướng tới hiệu quả.và mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng và cố vấn. Giá trị gia tăng của nó không chỉ nằm ở việc hỗ trợ quản lý tài sản một cách tự động hóa. mà chính những công cụ tuyệt vời của fintech.có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng.và làm cho mối quan hệ giữa khách hàng – cố vấn trở nên sâu sắc, khăng khít, bền chặt hơn.

Nguồn: Bài viết của Marguerita Cheng, CFP, RICP