Có những loại công nghệ blockchain nào? Đặc điểm của chúng khác nhau ra sao? Bài viết này sẽ giới thiệu các bạn tất tần tật về cách phân loại các hệ thống blockchain.
Phân loại các hệ thống blockchain
Công nghệ chuỗi khối được chia ra làm ba loại chính. Trong cách phân loại này không bao gồm các loại hình cơ sở dữ liệu truyền thống hay công nghệ sổ cái phi tập trung (Distributed Ledger Technology). Đây là hai thứ thường bị nhầm lẫn với blockchain.
Ba loại đó là:
- Blockchain công khai như Bitcoin và Ethereum
- Chuỗi khối riêng tư như Hyperledger và R3 Corda
- Blockchain hybrid (hỗn hợp) như Dragonchain
Blockchain công khai (Public Blockchain) là gì?
Cùng bắt đầu tìm hiểu về các loại chuỗi khối. Bắt đầu với public blockchain nhé. Đây là những dự án mã nguồn mở. Cho phép tất cả mọi người tham gia với tư cách người dùng, thợ đào, nhà phát triển hay đơn giản là thành viên trong cộng đồng ủng hộ. Mọi giao dịch diễn ra trên chuỗi công khai là hoàn toàn minh bạch. Tức ai cũng có thể tra cứu thông tin chi tiết của mỗi giao dịch.
- Blockchain công khai được thiết kế với mục đích phi tập trung hoàn toàn. Không có sự kiểm soát của bất kì cá nhân hay tổ chức nào với các giao dịch được lưu trữ hoặc xử lí trên chuỗi khối.
- Public blockchain có thể chống lại censorship (kiểm duyệt). Bởi vì ai cũng có thể tham gia mạng lưới, bất kể địa lý hay quốc tịch vân vân. Điều này khiến cho các chính quyền rất khó dập tắt chúng.
- Cuối cùng, chuỗi công khai đều có một token gắn liền với chuỗi. Mục đích là để khuyến khích, tặng thưởng cho các bên tham gia mạng lưới.
Blockchain riêng tư (Private Blockchain) là gì?
Một loại công nghệ blockchain khác là chuỗi khối private. Còn được gọi với tên khác là permissioned blockchain – blockchain được cấp phép, blockchain đóng. Có rất nhiều khác biệt của loại này so với loại chuỗi khối công khai.
- Các đơn vị tham gia cần được chấp thuận để gia nhập mạng lưới.
- Giao dịch mang tính riêng tư, tức chỉ có các bên đã tham gia trong hệ sinh thái có quyền xem. Người ngoài, đại chúng không thể biết các thông tin giao dịch.
- Private blockchain tập trung hoá hơn so với public blockchain.
Chuỗi khối riêng tư đem lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp. Họ là những tổ chức cần hợp tác và chia sẻ dữ liệu trong nội bộ. Nhưng không muốn các thông tin nhạy cảm hiện diện trên các chuỗi công khai. Loại chuỗi khối này về bản chất là tập trung hơn.
Đơn vị vận hành chuỗi có quyền kiểm soát khá lớn so với các bên tham gia hay chính phủ. Private blockchain có thể có hoặc không có token cũng được. Vì họ thường là các công ty doanh nghiệp, động lực vận hành chuỗi đã có sẵn. Hệ thống tưởng thưởng, khuyến khích không cần thiết như bên chuỗi công khai.
Đọc thêm: Ứng dụng của Công nghệ Blockchain là gì?
Chuỗi khối doanh nghiệp (Consortium Blockchain) là gì?
Đây là một cách phân loại blockchain khác. Loại chuỗi khối này đôi khi được xem như một loại riêng, khác với Private Blockchain. Sự khác biệt chính giữa hai loại này là consortium blockchain được quản lí bởi một nhóm chứ không phải một đơn vị duy nhất. Cách tiếp cận này có lợi ích tương tự chuỗi khối riêng tư và có thể xem như một phân loại nhỏ hơn của chuỗi riêng tư.
- Mô hình hợp tác này cung cấp những ứng dụng tốt nhất trong các lợi ích của blockchain. Mang đến một nhóm, một tổ chức gọi là “frenemies” – tức là những doanh nghiệp vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau.
- Họ sẽ vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn, xét về từng cá thể và cả tập thể.
- Những đơn vị tham gia consortium blockchain có thể bao gồm rất nhiều loại tổ chức. Từ các ngân hàng trung ương, các chính phủ, đến các chuỗi cung ứng.
Chuỗi khối hỗn hợp (Hybrid Blockchain) là gì?
Dragonchain chiếm một suất khá đặc biệt trong hệ sinh thái blockchain. Một mình dự án này một loại gọi là hybrid, có thể hiểu là hỗn hợp hoặc lai tạp. Dự án này kết hợp các lợi ích về quyền riêng tư của loại private blockchain và sự bảo mật, minh bạch của public blockchain. Điều này giúp các công ty có được sự linh hoạt. Họ có thể chọn những dữ liệu nào muốn công khai hoặc thông tin nào muốn giữ nội bộ thôi.