Chỉ báo RSI – chỉ báo phân kỳ là một chỉ báo nổi tiếng trong các công cụ phân tích kỹ thuật. RSI dùng để đo tốc độ và dao động giữa 2 cực quá mua và quá bán của thị trường.

RSI là một chỉ số đo tốc độ và sự thay đổi của biến động giá

RSI được xây dựng bởi Wilder, ông khuyến nghị dùng RSI 14 ngày. Sau này, chỉ số RSI được dùng phổ biến ở khung thời gian 9 và 25 ngày. Nếu giai đoạn thời gian ngắn hơn thì độ nhạy cao hơn, giai đoạn thời gian dài hơn thì độ nhạy thấp hơn. Do đó RSI 9 ngày sẽ nhạy cảm với các biến động giá hơn là RSI 25 ngày. Bạn lưu ý là độ nhạy càng cao thì khả năng cung cấp tín hiệu sai càng cao.

Chỉ số RSI dao động trong khoảng từ 0 đến 100.

RSI được coi là quá mua khi trên 70 (Hình dưới: tại mũi tên đỏ) và quá bán khi dưới 30 (tại mũi tên xanh).

  • Giải thích thuật ngữ:

Quá mua (overbought) – nghĩa là tài sản bị định giá quá cao, do nhiều nhà giao dịch mua với giá quá cao.

Quá bán (oversold) – tức là tài sản được bán với giá thấp hơn giá trị thực của nó.

Lưu ý:

Trong các xu hướng mạnh, chỉ báo RSI có thể vẫn ở trạng thái quá mua hoặc quá bán trong thời gian dài. Bạn có thể điều chỉnh RSI về 80 nếu liên tục ở mức quá mua và RSI lên 40 nếu liên tục ở quá bán.

Trong các xu hướng ngắn hạn, có thể điều chỉnh RSI về mức quá bán 20 và mức quá mua 80 thay vì 30-70 để hạn chế tín hiệu sai.

Cách trading dựa vào chỉ báo RSI

Thông thường, trader có thể bắt đầu mua rải tại vùng RSI dưới 30 (xu hướng tăng bắt đầu) và bán rải tại vùng RSI70 (xu hướng giảm bắt đầu) – 2 mũi tên số 1 và số 2 hình trên.

Nhưng nếu chỉ có nhiêu đó thì RSI đâu dễ dàng được tin dùng như vậy, ví dụ: nếu RSI bạn gặp ở trường hợp như mũi tên số 3, bạn vẫn mua vào và giá tiếp tục giảm thì sao? Sau đây là một số cách sử dụng RSI mà các trader thường hay dùng trong các xu hướng ngắn hạn.

Trong xu hướng giảm – bearish market, chỉ báo RSI sẽ đạt đỉnh gần mức 50% thay vì 70%, đáy sẽ gần 10-20%. Trong xu hướng tăng – bull market, chỉ báo RSI sẽ đạt đỉnh gần 90% và đáy sẽ gần 40-50% . Nhưng sửa đổi mức quá mua hoặc quá bán đôi khi là không cần thiết.

Sử dụng phân kỳ

Phân kỳ là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự “lệch pha” giữa giá và bộ chỉ báo, có thể cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và giá có thể đảo chiều.

Xu hướng tăng: Giá tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ / đáy mới thấp hơn đáy cũ nhưng RSI có mức quá bán mới cao hơn mức cũ tương ứng với đỉnh / đáy đường giá. Điều này cho thấy giá có đà tăng và việc RSI vượt qua vùng quá bán có thể tạo ra một vị thế Long mới. Bạn có thể mua vào nếu bắt được tín hiệu này.

Tại khung thời gian từ 21h đên 12h, xuất hiện phân kỳ tăng giữa đường giá và RSI, sau đó giá tăng

Xu hướng giảm: Giá tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ / đáy mới cao hơn đáy cũ nhưng RSI có mức quá mua mới thấp hơn mức cũ tương ứng với đỉnh / đáy đường giá. Điều này cho thấy giá chuẩn bị đà giảm và việc RSI vượt qua vùng quá mua có thể tạo ra một vị thế Short mới. Bạn có thể bán ra nếu bắt được tín hiệu này.

Nhưng thông thường, trong xu hướng ổn định dài hạn thì phân kỳ hiếm khi xảy ra. Lúc này bạn có thể điều chỉnh mức quá mua và quá bán tùy theo là xu hướng tăng hay giảm.

Vẽ đường xu hướng cho đường chỉ báo RSI

Tương tự như vẽ đường xu hướng của giá, bạn cũng có thể vẽ đường xu hướng cho RSI và xem các tín hiệu bạn bắt được.

Ví dụ: Đường RSI bên dưới tăng nhưng chạm đường hỗ trợ và bật lên đến 3 lần trước khi tạo đỉnh.

RSI Swing rejection: Phương pháp này dùng để xác định hành vi của RSI để kiểm tra xu hướng giá.

Nếu là xu hướng đang tăng, nó sẽ có 4 giai đoạn như sau:

  1. RSI rơi xuống mức quá bán 30%.
  2. RSI vượt lên trên 30%.
  3. RSI đi xuống lại nhưng không vượt mức quá bán.
  4. RSI sau đó tạo nên đỉnh mới cao hơn.

Như bạn có thể thấy trong biểu đồ sau, chỉ báo RSI đã xuống dưới mức quá bán, phá vỡ đường 30% và xuống lại nhưng không xuống dưới quá mức 30% và sau đó nó bật lên cao hơn. Sử dụng chỉ số RSI theo cách này khá giống với việc vẽ các đường xu hướng trên biểu đồ giá.

Nếu là xu hướng đang giảm, nó sẽ có 4 giai đoạn như sau:

  1. RSI vượt lên trên mức quá mua 70%.
  2. RSI rớt xuống mức 70%.
  3. RSI đi lên lại nhưng không vượt mức quá mua 70%.
  4. RSI sau đó tạo nên đỉnh mới thấp hơn.

Giới hạn của chỉ báo RSI

Giống như hầu hết các chỉ báo kỹ thuật khác, tín hiệu của RSI đáng tin cậy nhất khi dùng với xu hướng dài hạn và trong một thị trường khi dao động giá đang xen kẽ giữa thời kỳ tăng và giảm.

Kết hợp với chỉ số MACD

Chỉ số MACD đo lường mối quan hệ giữa hai EMA, trong khi chỉ số RSI đo lường sự thay đổi giá liên quan đến mức quá mua và quá bán gần đây. Hai chỉ số này thường được sử dụng cùng nhau để cung cấp cho các trader một bức tranh đầy đủ hơn về xu hướng của thị trường.

Lời kết:

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm được cách sử dụng RSI cơ bản và có niềm tin hơn ở bản thân mình trong trading. Bạn nên nhớ, tất cả các kỹ thuật chỉ là kỹ thuật, việc phân tích giá không đem đến kết quả 100% rằng xu hướng giá sẽ đi đúng theo phán đoán của bạn vì giá bị tác động rất nhiều yếu tố. Bạn luôn luôn cần lập kế hoạch trading và tuân thủ kỷ luật vì chính bản thân mình và lợi nhuận của chính mình.

Tham khảo: Trading an toàn trên VBTC

 

Nguồn tham khảo: investopedia.com