Chỉ với vài năm qua tiền điện tử đã chứng minh được sự thần kỳ của chúng khi có thể khiến bạn trở thành triệu phú USD trong nháy mắt. Nhưng bên cạnh đó, mặt trái tiền điện tử là gì? Các vụ lừa đảo điện tử xảy ra như thế nào và cách phòng tránh triệt để điều đó?
Tiền điện tử và phương thức hoạt động
Tiền điện tử hay còn gọi là tiền ảo đã và đang “làm mưa, làm gió” trong thời gian gần đây. Bạn chỉ cần gõ lên Google từ khoá này thì nhanh chóng hàng trăm triệu kết quả hiện ra ngay lập tức. Tiền điện tử đúng như tên gọi của nó không phải là một vật hữu hình có thể cầm nắm được như đồng tiền giấy mà một loại tiền được mã số hóa trong môi trường điện tử.
Tiền điện tử là loại tiền đã được số hóa ở dạng bit số. Đây là đồng tiền có cấu trúc được các nhà thành lập cài đặt và không thể bị phá vỡ, sao chép hay thay đổi. Nó được lưu thông chỉ trong môi trường điện tử, một loại tài sản vô hình nhưng có giá trị thực để trao đổi, thậm chí nó còn có giá trị hơn bất cứ đồng tiền truyền thống nào hiện nay.
Tiền điện tử có giá trị tương đương như đồng tiền khác trên thế giới, hay nói cách khác nó giống như vàng hoặc dầu. Bạn có thể mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ thông qua hệ thống trực tuyến. Tuyệt vời là vậy nhưng hiện nay tiền điện tử vẫn bị giới hạn ở một số cộng đồng nhất định, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay tiền điện tử có rất nhiều loại khác nhau nhưng điển hình nhất chính là Bitcoin tiếp đến Ethereum. Sau đó tiền điện tử chia thành 2 loại là Bitcoin và Altcoin. Hầu hết các Altcoin đều có thể được mua bằng Bitcoin.
Tiền điện tử được giao dịch trên một sổ cái công cộng được gọi là Blockchain – một bảng ghi lại tất cả các giao dịch diễn ra, được cập nhật liên tục và không thể thay đổi.
Chắc hẳn bạn cũng sẽ nghe qua về thuật ngữ “đào coin” và đây cũng là cách mà các đơn vị tiền điện tử được tạo ra. Chi tiết hơn thì đây là một quá trình xử lý và xác nhận nhanh chóng trên hệ thống mạng lưới tiền điện tử được các đơn bị bảo đảm. Hoặc đơn giản là dùng máy tính để săn tìm tiền điện tử có giá trị cao nhất.
Để đầu tư tiền điện tử thì nhà đầu tư phải tạo một tài khoản tại các sàn giao dịch hay còn gọi là các công ty môi giới rồi lưu trữ tiền điện tử mua được trên những nền tảng này. Sau đó dùng chúng mua – bán với các nhà đầu tư khác, không khác gì một thị trường tài chính truyền thống. Để có thể mua tiền điện tử, bắt buộc bạn phải có ví tiền điện tử, hoặc dùng ví của tài khoản của bạn trên sàn giao dịch để giao dịch với các nhà đầu tư khác.
Xem thêm: Tiêu chí để chọn sàn giao dịch tiền điện tử an toàn và uy tín?
Mặt trái trong giao dịch tiền điện tử – các vụ lừa đảo nổi tiếng thế giới
Nói không ngoa thì tiền điện tử đúng là mỏ vàng không đáy trong thế kỷ 21, khi chỉ cần một đêm bạn cũng có thể trở thành triệu phú USD nếu sở hữu chúng. Chính bởi sự biến động giá siêu mạnh khiến ai ai cũng muốn sở hữu và tạo thành lưu lượng giao dịch liên tục, không giới hạn. Nhưng cùng với đó là các vụ lừa đảo khủng chẳng kém khiến các tài khoản đầu tư hàng tỷ đồng của trader bốc hơi không dấu vết. Ngay sau đây là một số ví dụ điển hình khiến bạn cũng phải dè chừng thị trường “dễ giàu mà cũng dễ chết” này.
OneCoin: Chắc cũng nhiều người khi tham gia thị trường này cũng biết đến Onecoin – đồng tiền khá nổi tiếng trong các phi lừa đảo khi cơn sốt tiền ảo ập tới. Dựa theo mô hình Ponzi chạy trên Blockchain riêng được quản lý bởi Công ty Onecoin có trụ sở chính tại Gibralta. Chỉ trong vòng 1 năm ngắn ngủi, công ty này đã nhanh chóng thu về hơn 50 triệu USD do hoạt động bán sản phẩm bất hợp pháp nhờ chiến lược quảng bá mạnh trên Facebook.
Sản phẩm chính của Onecoin đó là các tài liệu giao dịch, hoặc những gói sản phẩm có giá từ 100 Euro đến 118.000 Euro bao gồm các Token để khai thác mỏ Onecoin ở Bulgaria và HK. Ta có thể thấy rằng công ty này không hề bán đồng tiền kỹ thuật số mà chỉ bán các gói tài liệu. Ý và Trung Quốc là những nước đầu tiên phơi bày bản chất lừa đảo của OneCoin.
PlusToken: Một ví điện tử nổi tiếng tại Trung Quốc mới đây đã dính phốt khi thực hiện một vụ lừa đảo , đánh cắp tiền của người dùng. Theo một báo cáo gần đây phát hành bởi FinanceMagnates, các quỹ bị đánh cắp có giá trị trên 3 tỷ $ từ các cá nhân sử dụng chiếc ví.
Theo báo cáo của Finance Magnates thì PlusToken đã có hơn 3 triệu người dùng đã đăng ký sử dụng và hy vọng sẽ mở rộng tới 10 triệu cá nhân vào cuối năm nay. Tuy nhiên, điều này là không thể vì công ty đã biến mất vài ngày sau đó.
Điều đáng nói là PlusToken chỉ cung cấp cho người dùng ví tiền điện tử nhưng không có sản phẩm hoặc dịch vụ nào khác. Đồng thời, không có sàn giao dịch nào niêm yết tiền ảo của họ, điều này cho thấy ngành công nghiệp không hợp pháp hóa tài sản kỹ thuật số này.
PlusToken được quảng cáo là ví an toàn có khái niệm chia sẻ lợi nhuận trên mạng. Ví tiền này hoạt động thông qua hệ thống chênh lệch giá tự động cho phép người dùng đặt tiền với công ty và nhân đôi số tiền của họ trong 8 tháng. Tuy nhiên, chưa bao giờ có một báo cáo tài chính giải thích cách ví tiền tiến hành các hoạt động của nó. Họ chỉ hứa với các nhà đầu tư tiền lãi hàng tháng từ 6 phần trăm đến 18% và hoa hồng giới thiệu. Đây là một kế hoạch Ponzi điển hình mà thị trường tiền điện tử đã trải qua trong quá khứ.
Còn rất nhiều ví dụ điển hình khác, đặc biệt trong thời gian gần đây ở Việt Nam thì vụ việc nổi tiếng cũng đang khiến nhiều người mất ăn, mất ngủ bởi lừa đảo ví tiền Payasian. Theo lời quảng cáo, chỉ cần đầu tư mua đồng tiền ảo có tên là PayA ở trong ví điện tử thì vài năm sau người đầu tư sẽ nhận lãi lớn. Ngoài ra, người chơi còn được hứa hẹn nhận hoa hồng rất cao nếu mời thêm được nhà đầu tư mới.
Cụ thể, để tham gia, người đầu tư phải nộp số tiền tối thiểu là 100 USD tiền quỹ bảo chứng (quy đổi ra tiền PayA). Khi bảo chứng xong thì người đầu tư (F0) sẽ được hoàn lại từ 20-25% số PayA đã bảo chứng. Số tiền này sẽ được bán ra hoặc tiếp tục được mang vào bảo chứng.
Sau đó, khi giới thiệu người đầu tư là F1 tham gia, F0 sẽ được 30% số tiền bảo chứng mà F1 được hoàn lại. Đồng thời, người tham gia mời được những người F2 thì sẽ được 20% số tiền bảo chứng của người sau theo hình kim tự tháp. Tất cả hoa hồng đều được trả bằng tiền ảo từ quỹ bảo chứng
Vậy làm thế nào để tránh các vụ lừa đảo trong đầu tư tiền điện tử?
Điểm chung các phi vụ lừa đảo này đều chính là do sự cả tin của các nhà đầu tư khi mới chập chững bước vào thị trường mà không chuẩn bị kiến thức gì cả. Điều này dẫn đến việc lòng tham vượt mặt lý trí và bị các tay lừa đảo dụ dỗ về các khoản lợi nhuận khổng lồ, chỉ cần đưa tiền thì việc gấp đôi số vốn trong thời gian ngắn là chuyện bình thường. Việc đầu tư tiền ảo hay bất cứ thứ gì đều phải đòi hỏi các khả năng phân tích, sự kiên trì và thời gian mới có thể giàu nhanh được. Và yếu tố quan trọng nhất chính là việc bạn lựa chọn một nơi uy tín để gửi gắm số tiền của mình mà yên tâm đầu tư.
Nếu bạn mới chập chững bước vào ngành tiền điện tử, BitcoinVN khuyên bạn nếu muốn đầu tư chỉ nên mua trữ Bitcoin hoặc ETH/BCH khi giá còn thấp, bạn hãy học các mua và bán và trữ an toàn bằng ví lạnh và đợi giá lên thì bán. Thời gian rãnh, bạn nên đọc thêm về kiến thức ngành, đa số những người mới tham gia ngành đều không hiểu, Bitcoin là gì, Blockchain là gì, nó giải quyết được cái gì mà mọi người trong thời đại này đang cần,… không hiểu cái nền căn bản thì chắc chắn bạn sẽ không thể phát triển lên được, không hiểu về đối tượng bạn đang đầu tư, không đủ kiến thức mà vẫn tham gia thì chỉ giống như bạn đang đánh bạc và nếu thắng thì nhờ may mắn mà thôi, vì một nhà đầu tư thực thụ không bao giờ đầu tư khi xác suất thành công dưới 50%.
Xem thêm: Mua Bitcoin an toàn tại sàn Bitcoinvn.io
Lời kết
BitcoinVN hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về các môi nguy hiểm ở trong thị trường này và tự trang bị cho mình kiến thức để tự bảo vệ mình. Chúng tôi luôn cố gắng mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất từ căn bản đến nâng cao, nếu thấy bài viết có ích, bạn vui lòng chia sẻ với bạn bè của bạn nhé!