Biểu đồ tiền điện tử là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà giao dịch phân tích xu hướng và dự đoán giá, từ đó đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đọc biểu đồ tiền điện tử đơn giản và dễ hiểu nhất. Dù bạn không giỏi về kỹ thuật cũng có thể nắm bắt nhanh trong vòng 3 phút.

Xem ngay cách đọc biểu tiền điện tử để trở thành nhà giao dịch thành công!
Xem ngay cách đọc biểu tiền điện tử để trở thành nhà giao dịch thành công!

Tại sao bạn cần hiểu cách đọc biểu đồ tiền điện tử?

Biểu đồ tiền điện tử là bằng chứng quan trọng nhất, cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn trực quan về dữ liệu thị trường. Qua phân tích chuyển động giá và xu hướng nến, nhà giao dịch có thể dự đoán hướng giá, xác định thời điểm mua bán và đặt lệnh cắt lỗ hoặc chốt lời đúng thời điểm.

Nói cách khác, đọc hiểu biểu đồ crypto giống như xem bản đồ trước chuyến đi: nó giúp dự đoán và điều hướng thị trường bằng cách làm rõ xu hướng và chuyển động giá. 

Bạn có biết, cựu quản lý quỹ và tỷ phú Michael Novogratz đã bắt đầu đầu tư vào tiền điện tử ở tuổi 50. Sau sự nghiệp thành công trên Phố Wall, ông nhận ra tiềm năng của tiền điện tử và trở thành một nhân vật nổi bật trong lĩnh vực này. Câu chuyện của ông cho thấy rằng không bao giờ là quá muộn để đón nhận cơ hội tài chính mới và thành công.

Đọc biểu đồ tiền điện tử như đọc bản đồ trước chuyến đi!
Đọc biểu đồ tiền điện tử như đọc bản đồ trước chuyến đi!

3 biểu đồ tiền điện tử bạn cần biết

Khi mở một nền tảng giao dịch, bạn sẽ thấy tùy chọn thay đổi loại biểu đồ hiển thị. Hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu 3 dạng biểu đồ chính:

Biểu đồ đường

Biểu đồ đường là loại biểu đồ đơn giản nhất trong giao dịch tiền điện tử. Nó vẽ một đường nối giữa giá đóng cửa của các phiên giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể. Biểu đồ này giúp nhận diện xu hướng chung và biến động giá dài hạn, nhưng không cung cấp chi tiết về biến động giá trong ngày.

Ví dụ dưới đây cho thấy đường di chuyển lên xuống theo sự thay đổi giá, phản ánh xu hướng tổng thể theo thời gian.

Ví dụ về biểu đồ đường (Nguồn: Cointelegraph)
Ví dụ về biểu đồ đường (Nguồn: Cointelegraph)

Biểu đồ thanh

Biểu đồ thanh (hay còn gọi là biểu đồ cột) cung cấp thông tin chi tiết hơn biểu đồ đường. Mỗi thanh biểu thị một khoảng thời gian cụ thể (như một ngày hoặc một giờ) và hiển thị giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian đó.

Đỉnh thanh là giá cao nhất, đáy là giá thấp nhất. Đường ngang bên trái thanh chỉ giá mở cửa, còn bên phải là giá đóng cửa. Biểu đồ thanh giúp nhà giao dịch phân tích sự thay đổi và xu hướng giá theo thời gian.

Ví dụ về biểu đồ thanh (Nguồn: Cointelegraph)
Ví dụ về biểu đồ thanh (Nguồn: Cointelegraph)

Biểu đồ nến

Biểu đồ nến Nhật là loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch tiền điện tử vì nó cung cấp thông tin tương tự như biểu đồ thanh nhưng dễ hiểu hơn.

Mỗi cây nến biểu thị một khoảng thời gian cụ thể và hiển thị giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất. Thân nến có màu (thường là xanh lá cho giai đoạn tăngđỏ cho giai đoạn giảm). Các sợi bấc phía trên và dưới nến đại diện cho giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian đó.

Biểu đồ nến rất hữu ích để xác định các mô hình và xu hướng chuyển động giá tiềm năng trên thị trường tiền điện tử.

Biểu đồ nến bắt nguồn từ Nhật Bản vào thế kỷ 18, do Munehisa Homma, một thương nhân gạo phát triển để theo dõi giá gạo. Biểu đồ này cung cấp hình ảnh trực quan về xu hướng giá và tâm lý thị trường, giúp nhà giao dịch đưa ra quyết định thông minh. Sau đó, biểu đồ nến Nhật được giới thiệu sang phương Tây và trở thành công cụ phổ biến trong phân tích tài chính.

Nắm được cách đọc biểu đồ tiền điện tử dạng nến giúp bạn nắm bắt nhanh xu hướng chuyển động giá tiềm năng trên thị trường
Nắm được cách đọc biểu đồ tiền điện tử dạng nến giúp bạn nắm bắt nhanh xu hướng chuyển động giá tiềm năng trên thị trường

Các thành phần chính của một biểu đồ tiền điện tử

Để bắt đầu học cách đọc biểu đồ tiền điện tử, bạn cần nắm nhanh các thông tin quan trọng sau:

Khung thời gian

Giá tiền điện tử biến động theo thời gian. Dù bạn chọn đọc hiểu biểu đồ nào thì điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải quan sát khung thời gian nằm trên biểu đồ. 

Các khung thời gian phổ biến bao gồm 1 phút, 5 phút, 1 giờ, 1 ngày và 1 tuần. Việc chọn khung thời gian phù hợp phụ thuộc vào chiến lược và mục tiêu giao dịch của bạn. Nhà giao dịch ngắn hạn thường chọn khung thời gian ngắn để phân tích nhanh, trong khi nhà đầu tư dài hạn thường chọn khung thời gian dài hơn để có cái nhìn tổng quan hơn.

Khung thời gian trong biểu đồ tiền điện tử (Nguồn: Cointelegraph)
Khung thời gian trong biểu đồ tiền điện tử (Nguồn: Cointelegraph)

Trục giá và trục khối lượng giao dịch

Điểm quan trọng thứ hai khi tìm cách đọc biểu đồ tiền điện tử là quan sát trục giá & khối lượng giao dịch coin/token tại từng thời điểm. 

  • Trục giá (thường là trục dọc bên phải) hiển thị mức giá của tiền điện tử
  • Trục khối lượng (thường ở bên trái hoặc dưới cùng) thể hiện khối lượng giao dịch, tức là số lượng coin/token được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.

Khối lượng giao dịch cao có thể cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ và khả năng thay đổi giá, trong khi khối lượng thấp có thể phản ánh sự thiếu quan tâm hoặc sự không chắc chắn trên thị trường.

 Ví dụ dưới đây từ Bybit minh họa khối lượng giao dịch ở dưới cùng của biểu đồ, với chỉ báo khối lượng ở bên trái phía dưới.

Ví dụ về trục giá và trục khối lượng giao dịch (Nguồn: Cointelegraph)
Ví dụ về trục giá và trục khối lượng giao dịch (Nguồn: Cointelegraph)

Các chỉ báo và lớp phủ biểu đồ tiền điện tử

Chỉ báo (indicator) và lớp phủ (overlay) là công cụ giúp bạn phân tích biểu đồ chuyên sâu. Lớp phủ được áp dụng trực tiếp lên biểu đồ giá, trong khi chỉ báo thường hiển thị trong một khung riêng bên dưới biểu đồ. Chúng không thay đổi hành động giá trực tiếp, mà cung cấp thông tin bổ sung dựa trên dữ liệu giá và khối lượng giao dịch.

Hiểu một cách đơn giản, chỉ báo & lớp phủ như công cụ chỉnh sửa ảnh:

  • Nếu như chỉ báo hiển thị dưới bức ảnh cung cấp chi tiết như độ phơi sáng hoặc cân bằng màu sắc… thì chỉ báo trên biểu đồ tiện điện tử cung cấp thông tin dựa trên dữ liệu giá và khối lượng giao dịch trong một khung riêng dưới biểu đồ giá.
  • Nếu như lớp phủ trên ảnh giúp bạn điều chỉnh độ sáng hoặc độ tương phản thì lớp phủ trên biểu đồ tiền điện tử giúp làm rõ hơn hành động giá.

Cả chỉ báo và lớp phủ đều có thể được truy cập từ các menu chuyên dụng, như ví dụ Bybit.

Chỉ báo và lớp phủ từ menu của Bybit (Nguồn: Cointelegraph)
Chỉ báo và lớp phủ từ menu của Bybit (Nguồn: Cointelegraph)

3 lớp phủ (overlay) phổ biến

Đường trung bình động (MA)

Đường trung bình động giúp dễ dàng nhận ra xu hướng giá. Nhà giao dịch dùng trung bình động để xác định hướng của xu hướng, điểm đảo chiều tiềm năng, và các mức hỗ trợ hoặc kháng cự.

Đường trung bình động - một yếu tố không thể thiếu khi bạn tìm cách đọc hiểu biểu đồ tiền điện tử
Đường trung bình động – một yếu tố không thể thiếu khi bạn tìm cách đọc hiểu biểu đồ tiền điện tử
Dải Bollinger

Dải Bollinger hỗ trợ nhà giao dịch dự đoán khả năng giá sẽ đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng.

Dải Bollinger gồm 3 đường: 1 dải giữa (là trung bình động giản đơn – SMA) và 2 dải ngoài nằm cách dải giữa một khoảng nhất định dựa trên độ lệch chuẩn.

Dải giữa thường là SMA 20 kỳ, thể hiện giá trung bình trong một khoảng thời gian (ví dụ: 20 ngày). Đây là đường cơ sở của Dải Bollinger.

2 dải ngoài nằm cách dải giữa 2 độ lệch chuẩn, phản ánh độ biến động của giá – cho thấy giá lệch bao nhiêu so với mức trung bình.

Khi giá tiến gần đến dải trên, thị trường có thể đang ở mức mua quá mức. Ngược lại, khi giá gần dải dưới, thị trường có thể đang bán quá mức.

Ví dụ về dải Bollinger
Ví dụ về dải Bollinger
Fibonacci hồi quy

Fibonacci hồi quy (hay thoái lui) sử dụng các đường ngang để đánh dấu các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng tại các tỷ lệ Fibonacci: 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8%, và 100%. Công cụ này, dựa trên dãy số Fibonacci, giúp nhà giao dịch dự đoán các mức giá có thể đảo chiều. 

Bằng cách sử dụng các mức Fibonacci, nhà giao dịch có thể ước đoán nơi giá có thể gặp hỗ trợ hoặc kháng cự sau một biến động lớn, từ đó đưa ra quyết định nên vào hoặc thoát lệnh. Công cụ này cần được vẽ thủ công, chẳng hạn qua tab “vẽ” trên Bybit.

Ví dụ về Fibonacci hồi quy 
Ví dụ về Fibonacci hồi quy

3 chỉ báo phổ biến trong tiền điện tử

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

RSI đo lường tốc độ và mức thay đổi của giá để xác định xem thị trường có đang ở trạng thái mua quá mức hay bán quá mức hay không. Chỉ số RSI dao động từ 0 đến 100: 

  • Khi RSI trên 70, thị trường có thể đang mua quá mức
  • RSI dưới 30, thị trường có thể đang bán quá mức

Nắm được cách đọc biểu đồ tiền điện tử dựa vào RSI, nhà giao dịch có thể dự đoán các đảo chiều tiềm năng và đánh giá sức mạnh của một xu hướng.

Ví dụ về chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
Ví dụ về chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)

MACD có 3 phần chính: đường MACD (chênh lệch giữa EMA 12 ngày và EMA 26 ngày), đường tín hiệu (EMA 9 ngày của đường MACD) và biểu đồ cột (cho thấy sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu).

MACD là chỉ báo động lượng giúp xác định hướng xu hướng và khả năng đảo chiều. Khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu, đó là tín hiệu mua, báo hiệu giá có thể tăng. Khi MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu, đó là tín hiệu bán, báo hiệu giá có thể giảm. Kích thước biểu đồ cột thể hiện sức mạnh của xu hướng.

Ví dụ về đường MACD
Ví dụ về đường MACD

Dao động ngẫu nhiên (Stochastic oscillator)

Cuối cùng, dao động ngẫu nhiên so sánh giá đóng cửa với phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định để đo lường động lượng. Chỉ báo này dao động từ 0 đến 100. 

  • Khi chỉ báo trên 80, thị trường có thể đang mua quá mức
  • Khi chỉ báo giao động ngẫu nhiên rơi xuống dưới 20, thị trường có thể đang bán quá mức. 

Nhà giao dịch dùng dao động ngẫu nhiên để tìm các điểm đảo chiều tiềm năng, giúp quyết định khi nào nên mua hoặc bán.

Ví dụ về dao động ngẫu nhiên
Ví dụ về dao động ngẫu nhiên

Việc chọn lớp phủ và chỉ báo phù hợp khi giao dịch phụ thuộc vào phong cách giao dịch, mục tiêu và loại phân tích thị trường mà bạn ưa thích.

Cách đọc biểu đồ tiền điện tử dựa vào các mô hình

Trong giao dịch tiền điện tử, có khoảng 30-40 mô hình được công nhận. Bạn không cần biết hết, nhưng việc nhận diện các mô hình biểu đồ rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Chúng giúp bạn dự đoán các chuyển động giá. Dưới đây là 6 mô hình phổ biến cần chú ý:

Mô hình đầu và vai (head and shoulder)

Mô hình đầu và vai là mô hình đảo chiều báo hiệu khả năng thay đổi hướng của xu hướng. Mô hình này có ba đỉnh: một đỉnh cao nhất ở giữa (đầu) và hai đỉnh thấp hơn ở hai bên (vai).

Cấu trúc mô hình:

  • Vai trái: Hình thành một đỉnh, sau đó là sự giảm giá.
  • Đầu: Tạo một đỉnh cao hơn, rồi lại giảm giá.
  • Vai phải: Hình thành một đỉnh khác, ngang với vai trái, rồi lại giảm giá.

Mô hình đầu và vai thường báo hiệu xu hướng giảm giá sau một xu hướng tăng. Khi giá phá vỡ dưới đường cổ (đường nối các điểm thấp giữa hai vai), mô hình được xác nhận, báo hiệu cơ hội bán.

Ví dụ đơn giản về mô hình đầu và vai
Ví dụ đơn giản về mô hình đầu và vai

Mô hình đỉnh và đáy kép

Nắm rõ cách đọc biểu đồ tiền điện tử dựa trên đỉnh & đáy kép sẽ giúp bạn sớm nhận diện được xu hướng đảo chiều: 

  • Đỉnh kép: Xảy ra sau xu hướng tăng. Giá đạt đỉnh, giảm nhẹ, rồi tăng lên cùng mức đỉnh một lần nữa và sau đó giảm xuống. Đây là tín hiệu cho thấy giá có thể sắp giảm.
  • Đáy kép: Xảy ra sau xu hướng giảm. Giá chạm đáy, phục hồi nhẹ, rồi giảm xuống đáy tương tự và sau đó tăng lên. Đây là tín hiệu cho thấy giá có thể sắp tăng.

Đỉnh kép báo hiệu xu hướng giảm, trong khi đáy kép báo hiệu xu hướng tăng. Mô hình được xác nhận khi giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ (đỉnh kép) hoặc trên mức kháng cự (đáy kép).

Ví dụ về mô hình đỉnh và đáy kép
Ví dụ về mô hình đỉnh và đáy kép

3 Mô hình tam giác trong biểu đồ tiền điện tử

Mô hình tam giác là dạng tiếp diễn, cho thấy giá có khả năng tiếp tục đi theo hướng cũ sau khi mô hình hoàn thành. Có 3 loại tam giác chính: tam giác tăng, tam giác giảm và tam giác đối xứng.

Tam giác tăng dần

Mô hình này có một đường kháng cự nằm ngang và một đường hỗ trợ dốc lên (tăng dần).

  • Cách hình thành: Giá tạo ra các đáy cao dần nhưng vẫn gặp kháng cự ở mức giá giống nhau.
  • Ứng dụng: Mô hình này cho thấy xu hướng tăng. Khi giá phá vỡ đường kháng cự, mô hình được xác nhận.
Ví dụ về mô hình tam giác tăng dần
Ví dụ về mô hình tam giác tăng dần

Tam giác giảm dần

Mô hình này có một đường hỗ trợ nằm ngang và một đường kháng cự dốc xuống (giảm dần).

  • Cách hình thành: Giá tạo ra các đỉnh thấp hơn nhưng tìm thấy hỗ trợ ở cùng mức.
  • Ứng dụng: Mô hình cho thấy xu hướng giảm. Khi giá phá vỡ dưới đường hỗ trợ, mô hình được xác nhận.
Ví dụ về mô hình tam giác giảm dần
Ví dụ về mô hình tam giác giảm dần

Tam giác đối xứng

Mô hình này có các đường hỗ trợ và kháng cự hội tụ lại với nhau.

  • Cách hình thành: Giá di chuyển giữa hai đường xu hướng, một đường dốc lên và một đường dốc xuống, dần dần hội tụ.
  • Ứng dụng: Mô hình này cho thấy xu hướng hiện tại có thể tiếp diễn. Khi giá phá vỡ theo hướng của xu hướng, mô hình được xác nhận.
Ví dụ về tam giác đối xứng trong phân tích biểu đồ tiền điện tử
Ví dụ về tam giác đối xứng trong phân tích biểu đồ tiền điện tử

Đơn giản mà nói, học cách đọc hiểu biểu đồ tiền điện tử dựa trên mô hình tam giác giúp nhà giao dịch dự đoán giá có tiếp tục đi theo hướng hiện tại hay không. Mỗi loại tam giác sẽ cung cấp tín hiệu khác nhau cho xu hướng tăng hoặc giảm.

Mẹo để xác định các mô hình giao dịch

  • Kiên nhẫn và thực hành: Thường xuyên dành thời gian phân tích và rèn luyện cách đọc biểu đồ tiền điện tử để sớm nâng cao kỹ năng. 
  • Sử dụng nhiều khung thời gian: Kiểm tra mô hình trên nhiều khung thời gian để tăng tính khách quan.
  • Kết hợp với các chỉ báo khác: Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để xác nhận mô hình. Ví dụ, kết hợp phân tích khối lượng với mô hình biểu đồ sẽ cho bạn những nhận định đa chiều và chính xác hơn.
  • Quản lý rủi ro: Luôn áp dụng các chiến lược quản lý rủi ro, như đặt lệnh cắt lỗ, khi giao dịch theo mô hình để bảo vệ khỏi các tín hiệu sai.

Khi nắm vững các mô hình này, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về các chuyển động giá tiềm năng và cải thiện chiến lược giao dịch của mình.

Bạn có biết? Khái niệm sử dụng biểu đồ để nhận diện mô hình trên thị trường tài chính bắt đầu từ đầu thế kỷ 20. Charles Dow, người sáng lập Dow Jones và The Wall Street Journal, đã phát triển lý thuyết về chuyển động thị trường, tạo nền tảng cho phân tích kỹ thuật hiện đại. Khi nhận diện các mô hình như đầu và vai, đỉnh đáy kép hay tam giác, bạn đang sử dụng những kỹ thuật đã được phát triển hơn 100 năm!

Hãy luôn kiên nhẫn và thực hành đọc biểu đồ tiền điện tử thường xuyên để nâng cao kỹ năng
Hãy luôn kiên nhẫn và thực hành đọc biểu đồ tiền điện tử thường xuyên để nâng cao kỹ năng

Một số lưu ý để đọc biểu đồ tiền điện tử hiệu quả, chính xác

Chọn nền tảng biểu đồ phù hợp 

Chọn đúng nền tảng biểu đồ quyết định trực tiếp đến độ chính xác của việc phân tích thị trường. Bạn có thể chọn các nền tảng phổ biến như TradingView, hay các công cụ biểu đồ của sàn giao dịch như Binance và Bybit…

Kết hợp nhiều chỉ báo có liên quan

Một trong những cách đọc biểu đồ tiền điện tử hiệu quả nhất, giúp bạn có một cái nhìn tổng quan và xác đáng về thị trường là kết hợp các chỉ báo khác nhau. Ví dụ, kết hợp chỉ báo xu hướng như trung bình di động với chỉ báo động lượng như RSI có thể cho tín hiệu chính xác hơn. Tuy nhiên, đừng sử dụng quá nhiều chỉ báo cùng lúc, vì điều này có thể làm cho biểu đồ trở nên rối mắt và khó đọc.

Tận dụng tối đa các tùy chọn tùy chỉnh biểu đồ

Tùy chỉnh giao diện biểu đồ để dễ đọc hơn. Các nền tảng như TradingView cho phép thay đổi màu sắc nến, nền và đường lưới. Hãy chọn màu sắc giúp bạn đọc dễ dàng và không gây căng thẳng khi phân tích lâu.

Tiếp cận có hệ thống

Để đọc hiểu biểu đồ thuận tiện hơn, bạn cần xây dựng một quy trình phân tích biểu đồ rõ ràng. Bạn có thể tạo danh sách kiểm tra, ví dụ như xác định xu hướng, kiểm tra các mức hỗ trợ và kháng cự, phân tích khối lượng giao dịch và sử dụng chỉ báo để xác nhận tín hiệu.

7 việc cần làm để tiếp cận có hệ thống trong phân tích biểu đồ tiền điện tử
7 việc cần làm để tiếp cận có hệ thống trong phân tích biểu đồ tiền điện tử

Kiểm tra dữ liệu lịch sử

Kiểm tra chiến lược giao dịch bằng cách sử dụng dữ liệu giá và khối lượng lịch sử sẽ giúp bạn nhận ra những quy luật. Từ đó có thêm nhiều bài học để đầu tư tối ưu cho tương lai.

Khi phân tích biểu đồ tiền điện tử, việc kết hợp nhiều chỉ báo như xu hướng, động lượng và khối lượng có thể mang lại góc nhìn toàn diện hơn, giúp bạn đưa ra quyết định chính xác hơn. Tuy nhiên, thị trường tiền điện tử luôn tiềm ẩn rủi ro do tính biến động cao và khó dự báo. Ngay cả khi sử dụng nhiều công cụ, không có phương pháp nào đảm bảo dự đoán chính xác. Vì vậy, hãy quản lý rủi ro chặt chẽ và luôn chuẩn bị đối mặt với những biến động bất ngờ.

Kết luận

Đọc biểu đồ tiền điện tử là kỹ năng quan trọng giúp các nhà giao dịch hiểu rõ xu hướng và dự đoán chuyển động giá trong thị trường. Bằng cách nắm vững các loại biểu đồ cơ bản, nhận diện các mô hình giá, kết hợp với các chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật, bạn có thể đưa ra các quyết định giao dịch thông minh và hiệu quả. 

Hãy nhớ rằng việc thực hành thường xuyên và kiên nhẫn sẽ giúp bạn trở thành một nhà giao dịch giỏi hơn theo thời gian.

Đến đây, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về cách đọc biểu đồ tiền điện tử cho người mới, hãy tham gia Cộng Đồng BitcoinVN trên Telegram để được giải đáp nhanh!

Nguồn: Cointelegraph