Bitcoin Cash có giống như Bitcoin? Liệu hai cái tên này có phải chỉ cùng một loại tiền ảo? Sự khác nhau thực sự giữa Bitcoin và Bitcoin Cash là gì? Bài viết này BVNews sẽ giải đáp các thắc mắc này cho các bạn.
Tổng quan về Bitcoin và Bitcoin Cash
Từ khi được sáng lập ra, đã có nhiều nghi vấn về khả năng mở rộng hiệu quả của Bitcoin. Dữ liệu giao dịch được xử lí, xác nhận và lưu trữ trên một sổ cái gọi là blockchain. Có thể nói, blockchain là một công nghệ ghi nhận dữ liệu mang tính cách mạng. Nó giúp thông tin khó có thể bị chỉnh sửa bởi bất kì bên nào. Ngoài ra, hệ thống này còn phi tập trung, tồn tại trên mọi máy tính khắp thế giới.
Vấn đề với công nghệ blockchain trong mạng Bitcoin là nó khá chậm. Đặc biệt khi so sánh với giao dịch tín dụng của ngân hàng. Công ti thẻ tín dụng nổi tiếng Visa xử lí 150 triệu giao dịch mỗi ngày, tính trung bình là 1,700 giao dịch/giây. Khả năng thực sự của công ty còn quy mô hơn thế, có thể đạt tốc độ 65,000 giao dịch một giây.
Tốc độ xử lí của mạng BTC
Vậy mạng Bitcoin có thể xử lí bao nhiêu giao dịch mỗi giây? Câu trả lời là 7. Việc xử lí luôn phải tốn vài phút. Khi mà người dùng tăng thì thời gian đợi càng lâu. Bởi vì căn bản hạ tầng không thay đổi khi số lượng giao dịch tăng lên rất nhiều lần.
Những tranh luận chính về Bitcoin chủ yếu về khả năng mở rộng và tốc độ giao dịch. Nhà phát triển và các thợ đào tiền số có hai giải pháp chính:
- Một là giảm dữ liệu cần xác nhận trong mỗi giao dịch, từ đó giao dịch sẽ nhanh và rẻ hơn.
- Hai là nâng khối dữ liệu lớn hơn, giúp nhiều thông tin được xử lí cùng một lúc. Bitcoin Cash (BCH) chính là hiện thực hoá giải pháp này.
Giải pháp thứ nhất áp dụng cho Bitcoin
Tháng 07/2017, 80-90% thợ đào và công ty biểu quyết đồng ý, áp dụng một công nghệ bằng chứng tách biệt gọi là SegWit2x. SegWit2x bỏ phần chữ kí khỏi block dữ liệu đang cần xử lí, đính kèm sang một block mở rộng khác. Từ đó giúp giảm quy mô dữ liệu một khối. Vì data chữ kí chiếm đến 65% tổng dữ liệu mỗi khối, nên việc áp dụng SegWit2x này giúp giảm công việc xử lí một block đi rất nhiều.
Ý tưởng thứ hai – chính là Bitcoin Cash
BCH là một câu chuyện khác. Các thợ đào và nhà phát triển quan tâm tương lai và khả năng mở rộng của đồng BTC. Tuy nhiên họ không đồng tính lắm với SegWit2x. Vì họ cho rằng công nghệ này không giải quyết vấn đề nền tảng về việc mở rộng. Cũng như giải pháp đó không nằm trong roadmap của Satoshi Nakamoto, người sáng lập Bitcoin. Ngoài ra, việc bỏ chữ kí trong block của SegWit2x về lâu dài sẽ thiếu minh bạch. Làm giảm sự phi tập trung và tính dân chủ của tiền ảo.
Tháng 08/2017, một vài thợ đào và nhà phát triển khởi đầu một thứ gọi là hard fork (chia tách), tạo ra một loại tiền tệ mới. BCH có blockchain riêng và nhiều đặc tính rất khác Bitcoin. BCH áp dụng việc tăng kích thước khối đến 8 MB để đẩy nhanh quá trình xác nhận. Và độ khó có thể thay đổi để đảm bảo tốc độ giao dịch, không phụ thuộc vào số lượng thợ đào.
Ưu điểm và khuyết điểm của BCH
Với những thay đổi trên, Bitcoin Cash xử lí giao dịch nhanh hơn mạng Bitcoin. Nghĩa là không cần đợi lâu nữa và chi phí sẻ rẻ hơn. Mỗi giây mạng BCH xử lí được nhiều giao dịch hơn mạng của BTC.
Tuy nhiên dự án không phải không có nhược điểm. Block của BCH có kích thước lớn hơn nên dễ rò rỉ bảo mật hơn so với mạng Bitcoin. Ngoài ra khi BTC vẫn còn là tiền điện tử phổ biến nhất thế giới, người dùng BCH sẽ bị thiếu tính thanh khoản và ít tìm thấy ứng dụng thực tế hơn Bitcoin.
Cuộc tranh luận về khả năng mở rộng, xử lí giao dịch và các block vẫn còn tiếp diễn. Tháng 11/2018, mạng Bitcoin Cash tiếp tục hard fork và tạo ra một biến thể tên Bitcoin SV. Bitcoin SV tự mô tả mình là đồng coin giữ nguyên tầm nhìn của Satoshi như bản gốc. Đồng thời kết hợp được khả năng mở rộng và tốc độ giao dịch nhanh.
Lời kết
Có vẻ như những tranh cãi về tương lai của Bitcoin vẫn chưa kết thúc. Khi Bitcoin vẫn còn vấn đề cần cải thiện, khả năng cao vẫn còn nhiều biến thể của BTC như Bitcoin Cash. Sự tranh luận và cải tiến giúp hoàn thiện tiền điện tử hơn và đem lại lợi ích lớn cho người dùng.