Đó là dự đoán của Giám đốc điều hành sàn giao dịch tiền điện tử Bitmex – Alex Hoeptner. Ông nhấn mạnh rằng vào cuối năm 2022, một số nước đang phát triển sẽ dùng Bitcoin làm đồng tiền pháp định. Đây là đồng tiền được sử dụng giống như đồng Đô-la Mỹ để thanh toán các khoản nợ, khoản phí và được chính phủ đảm bảo.
Chia sẻ của Ông Alex Hoeptner trở thành tin vui cho cộng đồng đầu tư Bitcoin. Tuy nhiên, nhiều người đặt ra câu hỏi: những dự đoán của ông dựa trên cơ sở nào? Liệu dự đoán này có thực sự khả thi?
3 lý do khiến các nước đang phát triển sẽ dùng Bitcoin làm đồng tiền pháp định
Thứ nhất là do phí chuyển kiều hối quá cao
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, năm 2020, tại đất nước El Salvador, lượng kiều hối chiếm 23% GDP cả nước. Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình nhận được khoảng 75% tổng lượng kiều hối toàn cầu. Tuy nhiên, các hệ thống chuyển tiền về nước tính phí khá cao, khoảng từ 10% cho mỗi lần chuyển.
Từ đây, các nước sẽ nỗ lực đưa Bitcoin trở thành đồng tiền hợp pháp. Bitcoin sẽ giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho mỗi giao dịch chuyển kiều hối.
Thứ hai là do lạm phát
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo năm 2021, tỉ lệ lạm phát với các nước phát triển là 2,4% và các nước đang phát triển là 5,4% và không ngừng tăng.
Bạn biết đấy, tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng là đồng tiền không bị thao túng bằng cách thay đổi lãi suất và tăng cường in tiền. Quan trọng hơn, nguồn cung Bitcoin sẽ không bao giờ vượt quá 21 triệu nên chúng có khả năng chống lại cuộc khủng hoảng lạm phát. Từ đây, Bitcoin càng ngày càng được nhiều quốc gia trọng dụng.
Dẫn chứng về vấn đề này, ông Hoeptner chia sẻ thêm. “Khi tỷ lệ lạm phát cao hơn 15% ở Thổ Nhĩ Kỳ, xu hướng dùng tiền điện tử càng tăng. Quốc gia này đã nhanh chóng tìm cách cấm dùng tiền diện tử để thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, lạm phát vẫn diễn ra và đạt đến mức 19,25% ”.
Như vậy, việc cấm dùng tiền điện tử không khả thi và không thể ngăn chặn lạm phát. Đó là lý do trong năm tới, tiền điện tử sẽ càng có nhiều cơ hội phát huy hết giá trị chống lạm phát nếu trở thành đồng tiền pháp định của các quốc gia.
Thứ ba là do quan điểm chính trị
Trên thế giới, các chính trị gia luôn muốn khẳng định mình là một nhà lãnh đạo có tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại. Vậy nên việc sử dụng các loại tiền điện tử – loại tiền số hóa sẽ luôn được quan tâm.
Đặc biệt, mới đây, Tổng thống El Salvador đưa Bitcoin trở thành loại tiền tệ hợp pháp ở nước này. Vậy nên niềm tin các nước khác sẽ có động thái tương tự ngày càng được củng cố.
“Tuy nhiên, việc đưa Bitcoin làm đồng tiền pháp định của El Salvador vẫn chỉ là một cuộc thử nghiệm. Nếu có thất bại nào xảy ra đều ảnh hưởng không tốt đến việc áp dụng tiền điện tử. Thậm chí, sự thất bại sẽ khiến việc công nhận tiền điện tử hợp pháp sẽ rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” trong thời gian sắp tới” – CEO Bitmex nhấn mạnh.
Trên đây là vài chia sẻ của CEO Bitmex về việc Bitcoin làm đồng tiền pháp định vào năm tới. Bạn có đồng ý với ý kiến của Ông ấy không? Hãy để lại ý kiến bên dưới để chúng ta cùng nhau thảo luận thêm nhé!