Tâm lý thị trường là gì?

Tâm lý thị trường là một định nghĩa để nói về các biến động của một thị trường nào đó, phản ánh trạng thái tâm lý của những người tham gia thị trường đó. Đây mà một trong những chủ đề chính của kinh tế hình vi- một lĩnh vực đa ngành chuyên nghiên cứu về các nhân tố dẫn đến các quyết định về kinh tế.

Nhiều người tin rằng cảm xúc là động lực chính đứng đằng sau các dịch chuyển của các thị trường tài chính. Và sự cảm tính của nhà đầu tư lên xuống liên tục và bất thường chính là yếu tố tạo nên cái gọi là các chu kỳ tâm lý thị trường.

Một cách ngắn gọn, cảm tính chính là những cảm xúc mà nhà đầu tư gặp phải khi nhận định về hướng đi của giá một loại tài sản nào đó. Khi tâm lý thị trường có dấu hiệu tích cực, giá sẽ gia tăng liên tục, hay còn được gọi là xu hướng “bò tót” (bullish trend), hay là thị trường “bò tót”. Ngược lại gọi là thị trường “gấu” (bear market), khi mà giá sụt giảm liên tục.

Tâm lý được hình thành từ các nhận định và ý kiến chủ quan của mỗi cá nhân nhà đầu tư.  Hay nói một cách khác, nó là mẫu số chung tổng hòa ý kiến chủ quan của tất cả các nhà đầu tư tham gia vào thị trường.

Thế nhưng, như bất kì một nhóm nào khác, không có bất kỳ ý kiến của một cá thể nào đó mang tính chủ đạo cả. Dựa vào các thuyết tâm lý thị trường, giá của một cổ phiếu hay coin nào đó có thể thay đổi liên tục dựa theo tâm lý thị trường. Nếu không sẽ rất khó để thực hiện giao dịch thành công.

Trên thực tế, khi thị trường đi lên, thái độ tích cực cũng như sự tự tin của các nhà đầu tư cũng sẽ gia tăng theo. Tâm lý thị trường sẽ trở nên tích cực hơn, gia tăng lượng “cung” và giảm lượng “cầu”. Đổi lại, một khi lượng “cầu” tăng nhanh có thể tạo nên tâm lý tích cực hơn. Tương tự như vậy, một xu thế giảm giá liên tục sẽ tạo nên tâm lý tiêu cực, từ đó làm giảm lượng “cầu” và gia tăng lượng “cung” có sẵn.

Cảm xúc sẽ thay đổi như thế nào trong các chu kỳ thị trường?

  1. Trường hợp xu hướng giá đi lên.

Tất cả thị trường đều tuân theo các chu kỳ mở rộng và thu hẹp. Khi một thị trường đang trong giai đoạn mở rộng (thị trường “bò tót”), bầu không khí đầy lạc quan, tin tưởng và “máu chiến” bao trùm. Đấy là những cảm xúc, tâm lý chính tạo nên các hoạt động mua vào mạnh mẽ. Tâm lý sẽ trở nên tích cực hơn khi giá đi lên, điều này tạo nên cảm xúc ngày một tích cực hơn, từ đó lại là động lực để đẩy giá gia tăng cao hơn nữa.

Đôi khi, cảm giác tin tưởng và “máu chiến” sẽ kiểm soát hoàn toàn thị trường theo cách như trên, tạo nên bong bóng tài chính. Trong bối cảnh như vậy, nhiều nhà đầu tư sẽ trở nên mất kiểm soát, có những nhận định sai lầm về giá trị thật và mua vào các cổ phiếu hay tài sản chỉ vì niềm tin thị trường sẽ còn đi lên nữa. Khi đó, họ trở thành những con người quá tham lam với niềm hi vọng sẽ kiếm được thật nhiều lợi nhuận. một khi giá gia tăng quá mức, đỉnh mới được thiết lập, gia tăng rủi ro tài chính ở mức độ cao nhất.

Trong một số trường hợp, thị trường sẽ trải qua giai đoạn đi ngang trong một thời gian khi mà các coin hay cổ phiếu được bán ra một cách từ từ. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn phân phối. Tuy nhiên, một số chu kỳ không thể hiện rõ giai đoạn phân phối này, mà thay vào đó, giai đoạn giảm giá bắt đầu sớm hơn ngay sau khi thiết lập đỉnh giá.

  1. Trường hợp xu hướng giá đi xuống.

Khi thị trường bắt đầu đổi hướng, trạng thái nhở nhơ ung dung nhanh chóng chuyển qua tự mãn và chủ quan, nhiều người vẫn tin rằng giai đoạn tăng giá chưa hết. Khi giá tiếp tục giảm, tâm lý thị trường nhanh chóng chuyển qua tiêu cực. Tâm lý một số nhà đầu tư trở nên hoãn loạn, lo lắng. Nhà đầu tư bắt đầu đặt ra các câu hỏi kiểu như tại sao giá lại giảm. Một số người một mực vẫn nắm giữ coin/cổ phiếu, họ nghĩ “giờ quá muộn để bán rồi” hay là “thị trường rồi sẽ quay trở lại thôi”.

Khi mà giá tiếp tục giảm sâu thêm nữa, làn sóng bán tháo ngày một mạnh lên. Lúc này, sợ hãi và hoãn loạn sẽ dẫn đến tình trạng gọi là “ thị trường đầu hàng”-thị trường mà người tham gia bỏ cuộc, bán tháo tài sản làm giá giảm xuống đáy.

Cuối cùng, xu hướng giảm giá sẽ dừng lại một khi cường độ biến động giá giảm, thị trường dần ổn định lại, giá bắt đầu bước vào chu kì đi ngang cho đến khi niềm tin cũng sự lạc quan của những nhà đầu tư dần tăng lên trở lại. Quá trình đi ngang này hay còn được gọi là giai đoạn tích lũy.

Nhà đầu tư nên vận dụng tâm lý thị trường như thế nào?

Việc am hiểu và vận dụng một cách linh hoạt thuyết tâm lý thị trường sẽ giúp nhà đầu tư vào lệnh/đóng lệnh một cách hợp lý hơn. Thời điểm cơ hội tài chính cao nhất (cho người mua) thường là lúc hầu hết ai cũng đã tuyệt vọng vào thị trường, niềm tin xuống thấp nhất. Ngược lại, thời điểm rủi ro tài chính lớn nhất chính là lúc ai ai cũng quá tự tin vào thị trường.

Chính vì vậy, một số nhà đầu tư tìm cách đọc cảm xúc thị trường để xác định được cái giai đoạn khác nhau trong chu kỳ tâm lý của nó. Lý tưởng nhất, họ sử dụng thông tin này để mua vào các tài sản khi thị trường đang hỗn loạn, giá thấp, và bán đi khi được giá cao. Trong thực tế, việc nhận ra những điểm này không hề dễ dàng chút nào cả. Nhiều khi nhận định điểm đó là giá thấp nhất rồi, thế nhưng giá lại tụt thê thảm hơn nữa.

Những phân tích kĩ thuật và tâm lý thị trường

Việc nhìn lại những dữ liệu chu kỳ thị trường trong quá khứ và chỉ ra những điểm tâm lý thị trường thường dễ dàng hơn là việc phân tích và dự đoán những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Nhiều nhà đầu tư đã sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật để làm việc đó. Ở một mặt nào đó, các chỉ số phân tích kỹ thuật cũng sẽ giúp xác định trạng thái tâm lý của thị trường. Ví dụ, chỉ số RSI (relative strength Index) chỉ cho ta thấy được thời điểm tài sản bị quá bán dựa vào cảm xúc thị trường tích cực quá mạnh. Hay là chỉ số MACD sẽ chỉ ra những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ thị trường, dựa vào sự thay đổi của momentum (lực mua yếu đi)

Bitcoin và tâm lý thị trường

Cơn bùng nổ giá Bitcoin diễn ra vào cuối năm 2017 là một ví dụ điển hình những ảnh hưởng của tâm lý thị trường vào việc biến động giá cả và ngược lại. Từ tháng 1 đến tháng 12, Bitcoin tăng từ 900$ cho đến điểm cao nhất từ trước tới nay 20000$. Trong suốt quá trình tăng giá này, tâm lý thị trường càng ngày càng trở nên tích cực. Hàng ngàn người chơi mới tham gia, cùng tạo nên thị trường “bò tót”. Fomo, lạc quan thái quá đã đẩy giá lên nhanh.

Xu hướng này bị đảo ngược vào cuối 2017, đầu 2018. Giai đoạn hiệu chỉnh  (correction) đã đẩy người chơi chậm chân vào thế lỗ nặng. Thậm chí khi xu hướng giảm giá được thiết lập một cách rõ ràng, một số người vẫn tự tin giá sẽ tăng trở lại, một mực khăng khăng “HODL to die”. Vài tháng sau, tâm lý thị trường trở nên ảm đạm, vô cùng tiêu cực, niềm tin thị trường xuống mức thấp nhất. Tâm lý sợ hãi (FUD) khiến nhiều người đu đỉnh trước đó bán tháo để cắt lỗ, làm họ càng tổn thất nặng nề.

Kết luận

Hầu hết các nhà đầu tư đều đồng ý rằng tâm lý ảnh hưởng lớn đế giá cả và chu kỳ thị trường. Mặc dù chu kỳ tâm lý thị trường đã được nghiên cứu rất rõ, nhưng để vận dụng nó vào thực tế không phải là chuyện đơn giản. Từ sự kiện hoa Tulip Mania ở thế kỷ 17 cho đến bong bóng dotcom trong thập niên 90 của thế kỷ 20, ngay cả những nhà đầu tư lão luyện nhất vẫn có những nhận định khác nhau về tâm lý thị trường. Nhà đầu tư không chỉ phải có kĩ năng xác định được tâm lý thị trường mà còn phải hiểu được, điều khiển được tâm lý của chính mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đưa ra các quyết định đầu tư.

Các bài viết khác

Tin tức Crypto: Bitcoin phổ biến tại Úc, VeChain bị hack 6,5 triệu token (14/12)

BitcoinVN hỗ trợ địa chỉ SegWit Bech32